Updated at: 27-04-2020 - By: admin

Những tưởng trẻ đến 3 tuổi mà vẫn chưa biết nói chỉ có Thánh Gióng trong truyện cổ tích Việt Nam. Thời hiện đại ngày nay, vấn đề trẻ chậm nói ngày càng phổ biến, tuy nhiên trẻ 3 tuổi chưa biết nói là trường hợp rất hiếm gặp. Nhiều phụ huynh có con “lên ba” mà vẫn chưa biết nói luôn như ngồi trên đống lửa bởi chậm ngôn ngữ gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học hỏi và phát triển toàn diện của trẻ. Vậy, nguyên nhân khiến trẻ lên 3 tuổi vẫn chưa biết nói và bằng cách nào để trẻ có thể bình thường như chúng bạn?

Trẻ 3 tuổi chưa biết nóiTrẻ 3 tuổi chưa biết nói nguyên nhân do đâu

Những giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ bình thường

Những trẻ sinh ra và lớn lên bình thường đều phải trải qua những mốc quan trọng để phát triển ngôn ngữ ở trẻ như sau:

  • Giai đoạn từ 0 đến 3 tháng tuổi: bé từ việc chỉ biết khóc chuyển sang giai phát được những âm thanh riêng mà không phải khóc, bé biết cười nhưng có thể chưa thành tiếng, có cử động thân thể, mắt hướng theo tiếng gọi của người lớn và có thể phát ra những âm thanh khá nhẹ khi được nói chuyện.
  • Giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi: trẻ có thể phát ra âm thanh đơn giản như “ê”, “a”, “pa” và tay ném được đồ vật khi muốn thể hiện cảm xúc.
  • Khi trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi: những âm thanh phát ra nhiều hơn, dài hơn (êê,  aa, ma ma)  và cười đã có tiếng rõ. Có thể bắt chước hành động của người lớn như vỗ tay, vẫy tay chào khi được nói chuyện.
  • Trẻ ở giai đoạn từ 9 đến 12 tháng tuổi: có thể phát ra chuỗi âm thanh dài hơn và giống tiếng nói kèm những cử chỉ nét mặt giận, vui cười, mếu, khóc.
  • Ở giai đoạn từ 12 đến 15 tháng tuổi: bé rất thích thú khi được nói chuyện, phản ứng ngữ điệu của bé tốt hơn, có thể đưa đồ vật hoặc tạo âm thanh để gọi người xung quanh chú ý đến bé. Mẹ có thể nhận biết như bé muốn nói hoặc trả lời ai đó.
  • Ở giai đoạn từ 15 đến 18 tháng tuổi: bé biết sử dụng những từ đơn hoặc 2 tiếng như “không”, “chào”, “ba ba”, phát ra âm thanh kèm những cử chỉ như vẫy tay hay với tay, nhoài người ra, khả năng bắt chước tốt và lặp lại được những từ cuối câu khi được người lớn nói chuyện.
  • Ở giai đoạn từ 18 đến 24 tháng tuổi:  trẻ có thể biết khoảng 25 từ thông dụng, có thể hỏi hoặc từ chối. Bé có thể nói được cụm 2 từ trở lên và dùng từ tương đối đúng mục đích.
  • Đến giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi: trẻ đã có thêm được nhiều từ hơn, có thể kết hợp câu 2 3 từ hoặc nhiều hơn, có thể kể lại một chuyện đơn giản đã xảy ra (như mách khi bị bắt nạt, bị ngã, bị giành đồ chơi…) và người nghe có thể hiểu câu chuyện dễ hiểu hơn.

Đối chiếu vào những cột mốc phát triển ngôn ngữ điển hình ở trẻ cho thấy, giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi là giai đoạn phát triển ngôn ngữ mạnh nhất ở trẻ và trẻ 3 tuổi chưa biết nói một câu nào thì quả thật là tình trạng chậm nói ở trẻ đã quá trầm trọng.

Nguyên nhân nào khiến bé 3 tuổi chưa biết nói?

Khi bé 3 tuổi hoặc bé gần 3 tuổi chưa biết nói thì cha mẹ phải lưu ý tìm ngay nguyên nhân gây nên tình trạng chậm nói cho bé. Ở độ tuổi này, những nguyên nhân khiến cho trẻ chậm nói có thể là:

2.1. Bé bị dị dạng hoặc phát triển không bình thường ở vòm miệng, lưỡi như dị tật hở hàm ếch, lưỡi ngắn, cơ dưới lưỡi bị dính dày lại, dây hàm ngắn gây hạn chế cử động lưỡi dẫn đến tình trạng bé chậm nói hoặc chưa biết nói như những trẻ bình thường.

Trẻ 3 tuổi chưa biết nóiDị tật hở hàm ếch là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

2.2.  Trẻ bị các vấn đề ở cơ quan chỉ huy ngôn ngữ: não bị dị tật bẩm sinh, các di chứng sau xuất huyết não, bại não, bị viêm màng não … gây chậm phát triển ngôn ngữ khiến trẻ chậm nói.

2.3. Trẻ bị các vấn đề về tâm lý như stress, chấn động tâm lý do ngã hay va chạm mạnh, tự kỷ hay trầm cảm trong giai đoạn tập nói từ sau 12 tháng tuổi có thể gây cho bé không muốn nói, không thích nói, không chịu tập nói, gây cho trẻ 3 tuổi chưa biết nói.

2.4. Mọi thứ trẻ mong muốn đã được đáp ứng đầy đủ làm cho trẻ không có động lực để nói, để tập nói.

2.5. Bé được quan tâm chiều quá mức hoặc không được quan tâm dẫn đến tình trạng không chịu tập.

2.6. Cho bé tiếp xúc quá nhiều với ti vi, điện thoại: cha mẹ quá bận bịu thường cho trẻ chơi điện thoại hoặc xem ti vi quá nhiều làm bé say mê xem, quên mọi việc nghịch ngợm, vui chơi và cả tập nói khiến bé hơn 3 tuổi chưa biết nói.

2.7. Bé ít hoặc không được giao tiếp với những người cùng lứa tuổi và mọi người, bé không được kích thích nói và có động lực thúc giục tập nói.

2.8. Tiền sử gia đình chậm nói. Trẻ sinh ra trong gia đình có bố hoặc mẹ, hoặc cả bố và mẹ, hoặc những người ruột thịt bị chậm nói, nói ngọng.

Những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống khi trẻ 3 tuổi không biết nói?

Trẻ lên ba tuổi là bắt đầu được đi mẫu giáo, nếu trẻ 3 tuổi chưa biết nói thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, cụ thể như:

Trẻ không thể thể hiện những yêu cầu của mình đối với cô giáo và các bạn đồng trang lứa, gây nên có thể thiệt thòi trong mọi hoạt động tại lớp học.

Trẻ không thể đọc, hát và khó khăn trong việc học hỏi những điều xung quanh do không thể phát ngôn ra được.

Một số trẻ thể hiện tiêu cực, thu mình vào góc và không thể hòa đồng cùng chúng bạn, làm cho trẻ xem việc đến trường là gánh nặng.

Về lâu dài, trẻ em 3 tuổi chưa biết nói hoặc bé 3 tuổi chưa biết nói chuyện sẽ gây việc kỹ năng ngôn ngữ yếu ở tuổi thiếu niên cũng như trong khi đi học, đọc và tìm hiểu ở những bậc học cao hơn.

Giải pháp nào cho trẻ 3 tuổi chưa biết nói? Có nên cho trẻ đi khám

  • Khi trẻ đã lên 3 tuổi mà vẫn chưa biết nói hoặc nói chậm và ít nói sẽ có nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Do vậy, bé 3 tuổi nói không rõ hoặc không biết nói thì cha mẹ phải thu xếp cho trẻ đi khám ngay.

Trẻ 3 tuổi chưa biết nóiKhám để kiểm tra và có cách điều trị chứng chậm nói ở trẻ

  • Tre 3 tuoi chua biet noi phai lam sao? Khi trẻ lên 3 tuổi mà chưa biết nói chuyện, phụ huynh cần cho bé đi thăm khám để xác định đúng nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi chưa biết nói hoặc chậm nói để có cách giải quyết phù hợp nhất.
  • Nên cho bé khám sàng lọc chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để kiểm tra các dị dạng trong họng như hở hàm ếch, lưỡi ngắn, dây lưỡi ngắn gây trẻ chậm nói; Cho bé khám ở bác sĩ tâm lý để kiểm tra các vấn đề về tâm lý xem có phải là nguyên nhân gây trẻ chậm nói; khám dinh dưỡng xem bé bị thiếu dinh dưỡng gây chậm phát triển não bộ và mất tập trung trong giai đoạn tập nói…
  • Trẻ 3 tuổi chưa biết nói khám ở đâu? Cha mẹ hãy tìm hiểu những bệnh viện uy tín để khám cho bé và xác định đúng nguyên nhân trẻ 3 tuổi chưa nói được.
  • Khi trẻ 3 tuổi chưa biết nói do bệnh lý: kiểm tra xem những bệnh bé từng mắc phải như não bị dị tật bẩm sinh, các di chứng sau xuất huyết não, bại não, bị viêm màng não, stress, trầm cảm, tự kỷ …Trẻ phải được điều trị khỏi các triệu chứng bệnh lý để giải quyết cho xong, để giúp bé phát triển ngôn ngữ và chịu khó học nói.

Kết hợp cách chăm sóc trẻ trẻ 3 tuổi chưa biết nói

Ngoài các phương pháp trị liệu y khoa, phụ huynh muốn hỗ trợ trẻ 3 tuổi chưa biết nói phải làm sao? Để giúp bé 3 tuổi chưa biết nói tập nói không dễ dàng chút nào vì bé đã bị bỏ qua giai đoạn vàng để phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên, còn nước còn tát, phụ huynh hãy kiên thực hiện một số biện pháp chăm sóc như sau để kết hợp với điều trị các bệnh lý nếu có:

Trẻ 3 tuổi chưa biết nóiTrẻ chơi với bạn cùng trang lứa để nhanh biết nói

  • Tạo môi trường thuận lợi để kích thích trẻ muốn nói, trẻ tập và phát ra tiếng nói. Cho trẻ giao tiếp nhiều hơn với những trẻ đang tập nói, những trẻ cùng trang lứa, các anh/ chị/ em nhiều lứa tuổi, cho bé tham gia các trò chơi đơn giản như trò chơi phát âm đọc chữ cái… để bé nhanh nói được.
  • Dành thời gian cho con: cha mẹ hãy dành thời gian chơi với con càng nhiều càng tốt. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với ti vi, điện thoại, hoặc ở một mình.
  • Tuyệt đối không chế nhạo hay bắt chước những từ mà trẻ phát âm sai để tránh làm bé hiểu nhầm là bé đã nói đúng hoặc làm bé mắc cỡ và ngại nói.

Lưu ý dinh dưỡng dành cho bé 3 tuổi chưa nói được

Theo khuyến cáo của giới chuyên gia dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng cũng những ảnh hưởng nhất định đến khả năng phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Khi trẻ được cung cấp đủ dưỡng chất để tăng cường sức khỏe và phát triển não bộ giúp cho tăng khả năng tập trung học hỏi và nhanh biết nói.

Kinh nghiệm của các mẹ chăm sóc bé 3 tuổi chưa biết nói webtretho mách rằng việc lựa chọn thực phẩm và chế biến món ăn cho trẻ phải đa dạng và đảm bảo chất bột đường, đạm, béo, các vitamin và khoáng chất cần thiết. Lưu ý bổ sung Omega 3, vitamin A, protein, các vi chất (sắt, iốt, kẽm, magie…) để kích thích não bộ phát triển, giúp ngăn ngừa thiểu năng trí tuệ và phát triển ngôn ngữ.

Kết luận

Chậm nói là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và ảnh hưởng không nhiều đến sự phát triển của trẻ nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng nếu trẻ 3 tuổi chưa biết nói thì cha mẹ phải có hành động ngay để hạn chế những thiệt thòi cho trẻ trong tương lai. Hãy cho trẻ đi khám các chuyên khoa liên quan để xác định nguyên nhân và có cách chữa trị kịp thời và kiên trì kết hợp phương pháp chăm sóc đặc biệt để trẻ nhanh nói được. Chúc cha mẹ sớm thành công trong hành trình “đi tìm tiếng nói cho con” nhé!

Tài liệu tham khảo

https://www.conlatatca.vn/be3tuoi/tre3tuoichuabietnoicophailadauhieubatthuonghaykhong70474.html

https://phunuvietnam.vn/thongminhnhanhnhennhung3tuoivankhongbietnoi31223.htm

https://tuoitre.vn/suotngaychoiipadnhieutre3tuoivanchuabietnoi20180914114637019.htm

https://parenting.stackexchange.com/questions/39632/isitcommonthat2to3yearoldchildrenusearticlesandpluralsincorrectly

3.9/5 - (8 votes)