Updated at: 27-04-2020 - By: admin

Trong quá trình thay răng, trẻ 6 tuổi mọc răng hàm bị sốt luôn khiến cha mẹ lo lắng, bất an. Vậy, trẻ 6 tuổi mọc răng hàm bị số có bình thường không, và mẹ cần làm gì vào thời điểm này? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây!

Trẻ 6 tuổi mọc răng hàm là sớm hay muộn?

Tình trạng trẻ 6 tuổi mọc răng hàm bị sốt là vấn đề thường gặp ở những trẻ có sức đề kháng yếu. Quá trình mọc răng hàm vĩnh viễn thường diễn ra từ lúc trẻ được 6 – 12 tuổi. Đây còn có tên gọi là quá trình thay răng, bởi vì những chiếc răng hàm sữa của trẻ sẽ rụng dần đi, thay vào đó là những chiếc răng hàm vĩnh viễn cứng cáp.

Chiếc răng hàm số 6 của trẻ sẽ mọc sớm nhất là vào thời điểm 6 – 7 tuổi, nên không phải là sớm. Tuy nhiên, lúc này vẫn chưa có chiếc răng sữa nào của trẻ được thay thế. Cũng có nhiều trường hợp các bé được thay răng vĩnh viễn sớm hơn, có thể là khi trẻ được 4 tuổi hoặc muộn hơn là khi trẻ được 8 tuổi. Như vậy, đến lúc chiếc răng sữa cuối cùng của trẻ rụng đi thì phải rơi vào thời điểm trẻ đã được 12 – 13 tuổi.

Đối với răng hàm thì sẽ thay chậm hơn một chút, những chiếc răng hàm sữa được mọc muộn hơn nên sẽ gắn bó với bé yêu trong suốt 6 năm đầu của cuộc đời. Cho tới giai đoạn trẻ được thay răng vĩnh viễn thì các bậc cha mẹ cần lưu ý hơn nữa về việc chăm sóc cho trẻ có được hàm răng đều, đẹp như ý.

Trẻ 6 tuổi mọc răngCha mẹ cần lưu ý để chăm sóc cho trẻ có được hàm răng đều, đẹp như ý

 Trẻ 6 tuổi mọc răng hàm chính là thời điểm mà những chiếc răng hàm sữa dần rụng đi thay bằng răng hàm vĩnh viễn. Chiếc răng hàm số 6 này khi mọc thường bị chen chúc, lệch ra khỏi hàm một cách nhanh chóng nếu như không được nắn chỉnh sớm, dẫn đến tình trạng răng bị mọc lệch vĩnh viễn. Mặt khác, nó cũng dễ bị sâu nếu không được chú ý chăm sóc và điều trị cẩn thận.

Vì vậy, ngay khi trẻ được 6 tuổi, điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần nhớ là để ý xem chiếc răng hàm số 6 của trẻ mọc như thế nào. Đồng thời, giúp bé chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào như răng bị lệch đi, bị sâu thì nên đưa trẻ đến nha sĩ để xem xét chữa trị và điều chỉnh lại cho chuẩn.

Trình tự trẻ 6 tuổi mọc răng hàm mẹ cần biết

Răng hàm hay bất kỳ một chiếc răng vĩnh viễn nào của trẻ 6 tuổi sẽ được xem là phát triển bình thường khi mà thứ tự của những chiếc răng vĩnh viễn này được mọc tương tự như thứ tự của răng sữa. Tức là chiếc răng sữa nào của trẻ  mọc lên trước thì sẽ rụng đi trước.

Thường thì thứ tự mọc phổ biến, lần lượt của răng hàm trên sẽ là: răng cửa giữa  răng cửa ở 2 bên  răng tiền cối  răng nanh  các răng cối lớn. Còn đối với hàm dưới thì thứ tự sẽ là: răng cửa ở giữa  răng cửa ở 2 bên  răng nanh  răng tiền cối  các răng cối còn lại.

Thời gian thay răng hàm vĩnh viễn diễn ra ngắn hay dài còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: đặc điểm của từng loại răng, thói quen của trẻ, vị trí của răng sức đề kháng của trẻ,… Thông thường, đối với các trẻ nhỏ 6 tuổi thì đây là thời điểm trẻ mọc 2 chiếc răng cửa ở giữa, thuộc hàm dưới. Răng hàm số 6 là chiếc răng mọc sớm nhất, đó là khi trẻ mới 6  7 tuổi. Việc thay răng cũng lâu như khi trẻ mọc răng sữa vậy.

Ngoài ra, một số thói quen không tốt của trẻ cũng góp phần ảnh hưởng nghiêm trọng đến thời gian thay răng của trẻ. Ví dụ như: khi có bất kỳ một chiếc răng sữa nào bị rụng đi, trẻ sẽ cảm thấy miệng mình có một khoảng trống. Do đó, trẻ thường đưa tay vào miệng để sờ nắn hay dùng lưỡi để đẩy và tác động vào đó. Việc tác động này diễn ra thường xuyên sẽ có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm. Cho nên, các bậc phụ huynh cũng cần phải thường xuyên chú ý nhắc nhở để cho trẻ bỏ dần những thói quen không tốt này.

Tốt nhất, các bậc phụ huynh nên nắm chắc được lịch trình thay răng đối với từng vị trí răng cụ thể của bé. Như vậy, bố mẹ sẽ biết răng nào là thay đúng, răng nào của con chưa được thay. Vì nếu răng sữa của trẻ không rụng đúng lịch và răng vĩnh viễn không mọc lên đúng thời điểm và thứ tự thì sẽ gây lệch lạc cho răng của trẻ về sau.

Trẻ 6 tuổi mọc răngCác bậc phụ huynh nên nắm chắc được lịch trình thay răng của trẻ nhé

 Lịch trình thay răng hàm vĩnh viễn của trẻ bố mẹ cần nhớ như sau:

  • Giai đoạn từ 6  7 tuổi là thời gian mà trẻ sẽ thay 2 chiếc răng cửa ở vị trí giữa của hàm dưới (răng số 1).
  • Giai đoạn 7 tuổi, trẻ sẽ thay 2 răng cửa giữa ở hàm trên.
  • Giai đoạn từ 7  8 tuổi, trẻ sẽ thay 2 răng cửa ở bên hàm dưới (răng số 2).
  • Giai đoạn 8 tuổi, trẻ sẽ thay 2 chiếc răng cửa ở bên hàm trên.
  • Giai đoạn từ 9  10 tuổi, trẻ sẽ thay 2 răng hàm số 4 ở hàm dưới.
  • Giai đoạn từ 10 – 11, tuổi trẻ sẽ thay 2 răng nanh ở hàm dưới.
  • Giai đoạn 11 tuổi, trẻ sẽ thay 2 răng hàm số 5 ở hàm trên.
  • Giai đoạn từ 11  12 tuổi, trẻ sẽ thay 2 răng hàm số 4 ở hàm trên và 2 chiếc răng nanh (răng số 3) ở hàm dưới.
  • Giai đoạn 12 tuổi, trẻ sẽ thay 2 chiếc răng hàm số 5 của hàm trên.

Khi mọc răng bị sốt, cả trẻ và bố mẹ đều phải đối diện với rất nhiều phiền toái, khó khăn. Khi đó, trẻ sẽ luôn có cảm giác đau nhức, mệt mỏi do sốt, đồng thời trẻ không thể nhai, nuốt thức ăn như bình thường. Tới giai đoạn trẻ được thay răng hàm vĩnh viễn, mọi chuyện cần được cha mẹ lưu tâm nhiều hơn nữa. Bởi lẽ, hàm răng chính xác là “góc con người” của trẻ khi trưởng thành.

Mẹ cần làm gì khi trẻ 6 tuổi mọc răng hàm bị sốt?

Đối với những trẻ 6 tuổi mọc răng hàm bị sốt cũng là một tình trạng khá phổ biến. Bởi lẽ, khi chiếc răng hàm nhú lên sẽ khiến cho lợi của trẻ bị nứt ra. Nếu giữ vệ sinh không tốt sẽ khiến cho các vi khuẩn xâm nhập vào vùng lợi, gây viêm sưng, đỏ rát khiến bé khó chịu. Và cơn sốt chính là phản ứng hết sức bình thường của cơ thể để “đáp lại” hiện tượng nhiễm khuẩn này.

Lúc này, cha mẹ nên tìm giải pháp để hạ sốt cho trẻ. Có thể dùng các cách đơn giản nhất như chườm lạnh, cho trẻ uống thuốc hạ sốt một cách an toàn. Bố mẹ cần đưa trẻ đi nha sĩ càng sớm càng tốt nếu có dấu hiệu răng bị mọc lệch hay có bất kỳ biểu hiện bất thường nào khác.

Nhiều bé sẽ gặp phải những cơn sốt nhẹ, kéo dài từ 1  3 ngày, do đó mẹ cần theo dõi, quan sát thật kỹ. Nếu thấy con có biểu hiện bất thường thì phải ngay lập tức đưa đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.

Trẻ 6 tuổi khi mọc răng hàm cũng sẽ có những dấu hiệu, triệu chứng tương tự như người lớn. Chẳng hạn như: trẻ sẽ đau nhức nướu, trẻ bị sốt khi đang mọc răng, trẻ bỏ ăn hoặc chán ăn. Chính vì vậy, bố mẹ cần chú ý quan tâm và chăm sóc trẻ để con yêu nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn này nhé.

Trẻ 6 tuổi mọc răngTrẻ 6 tuổi mọc răng hàm nếu có bất thường, mẹ cần cho trẻ đi khám ngay

Trẻ 6 tuổi mọc răng hàm bị sốt: Ăn uống như thế nào?

Khi trẻ 6 tuổi bị sốt do mọc răng hàm, chế độ dinh dưỡng của trẻ trong những ngày này đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, lúc này, việc ăn uống của trẻ rất khó khăn, các bé thường bỏ ăn do vùng nướu sưng đau. Do đó, cha mẹ cần:

Không bắt ép hay nạt nộ, buộc trẻ phải ăn nhiều trong cùng một lúc. Thay vào đó, bố mẹ hãy chia bữa ăn của trẻ ra thành nhiều bữa cho dễ hấp thu. Trẻ có thể ăn 6  8 bữa/ ngày thay vì từ 3  4 bữa/ ngày như bình thường. Mỗi lần mẹ nên cho trẻ ăn một chút thức ăn, mà ăn nhiều lần trong ngày là tốt nhất.

Đồ ăn của trẻ 6 tuổi trong giai đoạn mọc răng hàm nên là thức ăn đã được hầm nhừ, nấu cho mềm nhuyễn. Tốt nhất, mẹ nên nấu dạng cháo loãng, súp lỏng để cho con chỉ cần nuốt là được, không phải nhai nữa.

Với các loại hoa quả thì bạn nên ép lấy nước ép để cho trẻ uống hàng ngày giúp cung cấp vitamin, từ đó nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Hạn chế tối đa việc trẻ nhai các loại thức ăn dai, cứng nhằm giảm thiểu được tình trạng đau nhức kéo dài.

Trong thực đơn hàng ngày của bé, mẹ cần bổ sung thêm các loại thức ăn có mùi vị quyến rũ, màu sắc hấp dẫn và nhớ là xay nhuyễn giúp trẻ dễ ăn hơn. Mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt có thể cho bé uống nước trái cây hoặc sữa hơi lạnh để góp phần xoa dịu cơn đau nhức của trẻ nhé!

Trẻ 6 tuổi mọc răngMẹ cần cho trẻ 6 tuổi mọc răng uống thêm nhiều nước nhé

 Bánh quy ít đường cũng là món ăn dặm lý tưởng cho các bé đang bước vào độ tuổi mọc răng. Bên cạnh đó, dù bé có những biểu hiện quấy khóc hay khó chịu, bố mẹ cần kiên trì để giúp đỡ con yêu nhanh chóng hết đau nhé.

Kết luận

Tình trạng trẻ 6 tuổi mọc răng hàm bị sốt khiến cho cả mẹ và bé đều mệt mỏi, vất vả. Tuy nhiên, cần xem đây là biểu hiện tất yếu, thường gặp trong quá trình phát triển, lớn lên của trẻ nên bố mẹ không nên lo lắng thái quá. Hy vọng những thông tin hữu ích mà bài viết trên vừa chia sẻ sẽ giúp cho các bậc cha mẹ biết cách chăm sóc con yêu dễ dàng và hợp lý hơn. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh và có hàm răng đẹp như mong ước!

Nguồn tham khảo:

  • https://vn.theasianparent.com/be6tuoimocrangham
  • https://www.vinmec.com/vi/tintuc/thongtinsuckhoe/nhungdieumecanbietkhitremocrangham/
  • https://www.nurturelife.com/blog/sixyearmolarslosingbabyteethexpect/

 

5/5 - (1 vote)