Updated at: 14-09-2020 - By: admin

Vì nhiều lý do khác nhau mà trẻ nhỏ rất hay bị chảy máu cam. Khi nhìn thấy con yêu bị chảy máu cam, bố mẹ nào cũng không khỏi lo lắng vì không biết tình trạng này kéo dài thường xuyên có nguy hiểm không? Hãy cùng Healthyblog.net tìm hiểu về nguyên nhân, cách xử lý và cách điều trị khi trẻ hay chảy máu cam nhé.

Mẹ Đọc Ngay Bài Viết Này Để Xử Lý Kịp Thời Khi Trẻ Bị Chảy Máu Cam 1

1. Nguyên nhân khiến bé bị chảy máu cam

Chảy máu cam hay chính là tình trạng chảy máu ở mũi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu cam ở trẻ nhỏ. Việc hiểu được nguyên nhân do đâu khiến bé bị chảy máu cam sẽ giúp bạn có thể đưa ra được cách xử lý phù hợp. Sau đây là một số nguyên nhân chính:

  • Thời tiết quá nóng bức làm cho mạch máu và cấu trúc trong mũi dễ bị vỡ dẫn đến chảy máu cam. Hay thời tiết lạnh như hanh khô dễ dẫn đến tình trạng khô hốc mũi khiến các mao mạch mũi nhạy cảm hơn bình thường.
  • Thói quen hay ngoáy mũi của trẻ nhỏ có thể vô tình làm tổn hại đến các mạch máu khiến bé bị chảy máu cam.
  • Khi bị va chạm mạnh nơi vùng mũi gây tổn thương cũng dẫn đến chảy máu cam.
  • Trẻ hay chảy máu cam cũng có thể do các bé học hành căng thẳng hay vận động, lao lực quá nhiều.
  • Thiếu vitamin C cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé dễ bị chảy máu cam.
  • Một số bé bị viêm mũi mãn tính sẽ rất dễ bị chảy máu cam.
  • Trẻ bị rối loạn máu đông cũng dễ chảy máu cam vào ban đêm.
  • Một số bé bị chảy máu cam do bị viêm đường hô hấp trên như bị viêm xoang, hít phải hơi độc,…
  • Có dị vật ở mũi cũng là một nguyên nhân khiến bé bị chảy máu mũi một bên.
  • Nhiều bé khi bị sốt cũng dẫn đến tình trạng chảy máu cam.
  • Bé thường xuyên bị chảy máu cam cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang mắc phải một số bệnh lý như bệnh phình mạch, lệch vách ngăn mũi,…

Như vậy, khi thấy trẻ chảy máu cam về đêm, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này ở bé. Do đó, nếu tình trạng lặp lại cách thường xuyên thì mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và tìm ra được nguyên nhân chính xác.

Mẹ Đọc Ngay Bài Viết Này Để Xử Lý Kịp Thời Khi Trẻ Bị Chảy Máu Cam 2

2. Bé chảy máu cam có nguy hiểm không?

Khi thấy bé yêu bị chảy máu cam, các bậc phụ huynh thương lo lắng vì không biết như vậy có nguy hiểm không? Thật ra, hầu hết tình trạng chảy máu cam ở trẻ nhỏ là do thân nhiệt của bé quá nóng hoặc do thiếu hụt dưỡng chất. Vì vậy, bé bị chảy máu cam không phải là vấn đề quá nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Tuy nhiên, một số trường hợp bé chảy máu cam là dấu hiệu cảnh báo bé đang bị bệnh và cần được sớm điều trị. Bạn cần quan sát xem ngoài tình trạng chảy máu cam, bé có các triệu chứng đi kèm khác không? Chẳng hạn như bé có bị chóng mặt, đau đầu, cơ thể rã rời, bé mệt mỏi, chán ăn, không thích vận động, tiểu đại tiện ra máu hay không?

Trẻ hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không? Có thể nói, tuy việc chảy máu cam không phải vấn đề nghiêm trọng nhưng nếu tình trạng trên xuất hiện thường xuyên thì bố mẹ không nên xem thường mà cần sớm đưa bé đi thăm khám để sớm điều trị.

3. Xử lý khi bé chảy máu cam như thế nào?

Mẹ đã biết: “trẻ em chảy máu cam có nguy hiểm không?”, thế thì xử lý khi bé bị chảy máu cam như thế nào? Sau đây là một số việc mẹ cần làm khi bé bị chảy máu cam.

  • Thứ 1, mẹ cần giữ bình tĩnh và cho bé ngồi xuống ghế, đầu hơi cúi về phía trước.
  • Thứ 2, dùng tay ấn bên mũi chảy máu để cầm máu, giữ im cho đến khi máu ngưng chảy (khoảng 5 đến 10 phút). Không nên ấn vào xương sống mũi của bé.
  • Thứ 3, cho bé hỉ sạch phần máu mũi đã chảy.
  • Thứ 4, áp một miếng băng gạc lạnh ở phía bên ngoài mũi.
  • Thứ 5, bạn có thể nhét gạc vào trong mũi bé nhưng cần chú ý đảm bảo đây là gạc sạch, vô trùng.
  • Thứ 6, để bé nằm nghỉ ngơi. Nếu máu tiếp tục chảy thì nên cho bé nằm nghiêng để tránh nuốt phải máu không tốt.

Lưu ý:

  • Sai lầm mà nhiều bậc phụ huynh hay mắc phải trong cách xử lý khi thấy trẻ em bị chảy máu cam đó chính là cho bé nằm ngửa ra sau vì nghĩ như thế có thể ngăn máu chảy. Tuy nhiên, cách xử lý trên có thể khiến máu chảy vào miệng, cổ họng gây nôn hoặc máu không đông được rất nguy hiểm.
  • Trong quá trình cầm máu cho bé, bạn nên hướng dẫn bé cách thở bằng miệng.
  • Sau 10 phút cầm máu mà không hết, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Bạn cần bình tĩnh để có thể xử lý đúng cách khi bé rơi vào tình trạng chảy máu cam. Bạn cần tránh trường hợp hoảng loạn, mất bình tĩnh có thể khiến bé cảm thấy sợ hãi.

Mẹ Đọc Ngay Bài Viết Này Để Xử Lý Kịp Thời Khi Trẻ Bị Chảy Máu Cam 3

4. Trẻ hay chảy máu cam nên ăn gì?

Sau khi đã xử lý cho trẻ bị chảy máu cam xong, mẹ cũng nên lưu ý đến cách điều trị lâu dài cho bé. Để phòng ngừa và điều trị chảy máu cam cho bé, chế độ dinh dưỡng là một yếu tố có ảnh hưởng lớn. Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì? Đây cũng là thắc mắc mà rất nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm đến khi thấy bé hay bị chảy máu mũi.

Sau đây nhóm thực phẩm mà mẹ nên bổ sung để giúp bé yêu thoát khỏi tình trạng chảy máu cam không mong muốn này.

  • Thực phẩm giàu vitamin C như nước cam, nước chanh, bưởi, quýt, nho, dâu,.. là ứng cử viên đầu tiên mà mẹ nên thêm vào thực đơn của bé. Bởi cớ, một trong những nguyên nhân khiến bé bị chảy máu cam đó chính là thiếu hụt vitamin C. Bổ sung vitamin C giúp tăng sức đề kháng, chữa lành vết thương và làm mát cơ thể nên giúp điều trị chảy máu cam hiệu quả.
  • Thực phẩm giàu sắt: Bổ sung sắt cho bé cũng là cách giúp điều trị tình trạng trẻ em bị chảy máu cam. Việc thiếu sắt sẽ dẫn tới nguy cơ bị thiếu máu ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, sắt là một nguyên tố vi lượng giúp các tế bào bị tổn thương nhanh lành. Các thực phẩm giàu sắt phải kể đến thịt bò, rau dền, củ dền, đậu xanh,..
  • Thực phẩm chứa kali: Thiếu kali dễ khiến cơ thể bị mất nước. Khi mất nước, mao mạch ở mũi dễ bị tổn thương dẫn đến tình trạng chảy máu cam. Do đó, bạn thắc mắc trẻ chảy máu cam nên ăn gì thì nhóm thực phẩm chứa kali sẽ là một gợi ý. Bạn có thể tìm thấy kali trong các loại thực phẩm như khoai lang, bí đỏ, cá hồi, sữa chua,…
  • Thực phẩm giàu omega 3: Các thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá thu, bơ,… rất tốt cho trẻ bị chảy máu cam thường xuyên. Vì omega 3 sẽ giúp các mao mạch ở mũi được cải thiện giúp hạn chế tối đa tình trạng chảy máu cam ở trẻ nhỏ.

Ngoài việc bổ sung các thực phẩm trên, mẹ cũng cần hạn chế nhóm thức ăn nhanh, thức ăn cay nóng hay thức ăn nhiều dầu mỡ vì chúng không tốt cho sức khỏe của bé. Việc ăn nhiều thức ăn như trên sẽ khiến cơ thể bé bị nóng và dễ dẫn đến tình trạng chảy máu cam hơn.

Thế thì, mẹ đã biết trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì và không nên ăn gì rồi. Việc cân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé chắc chắn sẽ giúp mẹ khắc phục hiệu quả tình trạng chảy máu cam không mong muốn.

5. Phòng tránh chảy máu cam cho bé ra sao?

Ngoài việc mang đến một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé, mẹ cũng cần áp dụng các biện pháp sau đây để phòng tránh tình trạng chảy máu cam ở bé.

  • Vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý là một cách giúp ngăn ngừa chứng chảy máu cam. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng việc này mà chỉ nên áp dụng khoảng 2 – 3 lần một tuần là đủ.
  • Không cho bé ngoáy mũi vì đây là thói quen không tốt và dễ gây tác động, làm tổn thương các mao mạch dẫn đến chảy máu mũi.
  • Cho bé uống đủ nước sẽ giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể của bé, từ đó ngăn ngừa tình trạng chảy máu cam.
  • Sử dụng vaseline vào phần trước của vách mũi để giữ ẩm cho mũi.
  • Khi bé ra ngoài, mẹ nên mang khẩu trang cho bé để tránh bụi bẩn bay vào mũi gây bệnh và dẫn tới tình trạng chảy máu mũi ở bé.
  • Tránh ra vào nóng, lạnh một cách đột ngột. Giữ nhiệt độ ổn định khi trời quá nóng để phòng tình trạng chảy máu cam.

Áp dụng các cách phòng tránh nêu trên sẽ giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng chảy máu mũi ở trẻ nhỏ vô cùng hiệu quả. Do đó, các chị em cần lưu ý thực hiện để đảm bảo an toàn cho con.

Healthyblog.net đã chia sẻ đến bạn thông tin về vấn đề trẻ hay chảy máu cam cũng như các thực phẩm mà trẻ nên ăn khi bị chảy máu cam. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ hiểu được nguyên nhân, mối nguy hiểm, cách xử lý cùng các cách giúp phòng tránh tình trạng chảy máu cam ở trẻ.

 

Rate this post