Updated at: 21-09-2020 - By: admin

Khi mắc phải các bệnh lý về tai mũi họng, chảy nước mũi là một triệu chứng phổ biến. Tuy nhiên, trẻ bị chảy nước mũi kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của bé. Top 7 cách trị chứng hay chảy nước mũi cho bé cực hay sau đây tin chắc sẽ giúp ích cho mẹ.

Tuyệt Chiêu Trị Chứng Hay Chảy Nước Mũi Cho Bé Mẹ Cần Biết 1

1. Tại sao bé bị chảy nước mũi?

Nước mũi có tác dụng bảo vệ đường thở của con người trước các tác nhân gây hại như bụi bẩn, vi khuẩn hay các chất độc hại. Thông thường, chúng ta vẫn thấy mũi khô ráo vì một phần nước mũi trở thành gỉ mũi còn một phần sẽ xuống đường tiêu hóa. Tuy nhiên, việc mũi bị viêm nhiễm làm tăng lượng nước mũi nhiều lên dẫn đến tình trạng chảy nước mũi.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mũi bị viêm nhiễm dẫn đến tình trạng chảy nước mũi ở trẻ nhỏ. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ chảy nước mũi.

a. Bé khóc nhiều

Một trong những nguyên nhân khiến bé bị chảy nước mũi mà mẹ không phải lo lắng đó chính là khi bé khóc. Khi bé khóc nhiều, nước mắt sẽ chảy xuống mũi cùng với chất dịch ở mũi làm cho bé bị chảy nước mũi.

b. Bé bị viêm mũi

Viêm mũi là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng chảy nước mũi ở trẻ nhỏ. Vì hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ nhỏ còn rất non nớt nên bé rất dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn hay nấm dẫn đến tình trạng viêm mũi. Và triệu chứng phổ biến của viêm mũi đó chính là hiện tượng chảy nước mũi ở trẻ nhỏ.

c. Bé bị viêm xoang

Chảy nước mũi cũng là một trong các biểu hiện cho thấy bé có khả năng bị viêm xoang. Ngoài ra, viêm xoang con có dấu hiệu như bé bị nghẹt mũi, sốt, đau đầu hoặc đau hongk. Khi đó, thông thường mẹ sẽ thấy bé chảy nước mũi kéo dài không hết nếu bị viêm xoang.

d. Bé mọc răng

Mẹ đã nghe đến việc “hành mọc răng” chưa? Chắc hẳn, đây là một vấn đề quen thuộc mà các mẹ bỉm sữa đều sẽ phải xảy ra. Quá trình mọc răng sẽ khiến bé không khỏi khó chịu. Bé có thể bị sốt mọc răng, bị tiêu chảy khi mọc răng hay chảy nước mũi vì mọc răng. Dĩ nhiên, không phải bất kỳ bé nào mọc răng cũng có đủ các dấu hiệu như trên. Thế nên, khi thấy bé bị chảy nước mũi, mẹ hãy kiểm tra xem bé có đang mọc răng không hay là do một nguyên nhân khác.

e. Bé bị dị ứng

Khi bị dị ứng cũng có thể dẫn đến hiện tượng chảy nước mũi ở trẻ nhỏ. Cơ thể trẻ nhỏ cực kỳ nhạy cảm nên bé rất dễ bị dị ứng. Chẳng hạn như khi hít phải khói thuốc lá, phấn hoa hay lông chó mèo có thể dẫn đến dị ứng ở trẻ. Một số bé có thể bị dị ứng thực phẩm, dị ứng sữa dẫn đến chảy nước mũi.

f. Thời tiết

Thời tiết thay đổi cũng là một lý do khiến cho trẻ nhỏ dễ bị sổ mũi hơn. Đặc biệt là khi tiết trời lạnh sẽ thúc đẩy sự giãn nở các mạch máu trong mũi tạo nên dịch nhiều hơn bình thường. Đó là lý do vì sao vào mùa đông hay trẻ nằm máy lạnh nhiều có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị chảy nước mũi.

g. Bé bị viêm VA

Một nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng trẻ thường xuyên bị chảy nước mũi có thể do bé bị viêm VA. Bộ Y Tế cho biết theo thống kê năm 2019 thì tỉ lệ trẻ bị viêm VA là 21%. Dấu hiệu của viêm VA là trẻ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt cao và quấy khóc thường xuyên.

h. Bé bị dị vật ở mũi

Khi bị dị vật ở mũi cũng sẽ khiến bé bị chảy nước mũi. Trường hợp này vốn ít gặp nhưng không phải không có khả năng xảy ra. Có thể nói, đây là trường hợp nguy hiểm ở trẻ nhỏ mà bố mẹ cần hết sức lưu ý để sớm đưa bé đi cấp cứu. Vì trong quá trình vui chơi, bé có thể cho hạt đậu, cúc áo, giấy vào mũi gây tổn thương mũi.

i. Bé bị sốt siêu vi

Mẹ nhận thấy trẻ bị đổ ghèn mắt và chảy nước mũi thì đây là một dấu hiệu của bệnh sốt siêu vi thường gặp ở trẻ nhỏ. Hãy kiểm tra xem bé có đang bị sốt trong quá trình chảy nước mũi này hay không để sớm có biện pháp điều trị phù hợp cho con mẹ nhé.

Bên trên là một số nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng bé thường hay bị chảy nước mũi. Nhận biết đúng nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên sẽ giúp mẹ có cách xử lý phù hợp cho bé.

Tuyệt Chiêu Trị Chứng Hay Chảy Nước Mũi Cho Bé Mẹ Cần Biết 2

2. Màu sắc của nước mũi nói lên điều gì?

Biết về nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều trị bệnh cho bé. Mẹ có thể theo dõi các triệu chứng đi kèm khác của bé để nhận biết bệnh bé đang gặp phải. Trong số đó, việc dựa vào màu sắc nước mũi cũng là một cách để xác định vấn đề sức khỏe mà bé đang gặp phải.

a. Trẻ chảy nước mũi trong

Trẻ bị chảy nước mũi trong thường không đáng lo ngại vì đây là loại nước mũi bình thường. Khi bé khóc thì nước mũi sẽ có màu trong cho thấy bé khỏe mạnh. Ngoài ra, khi bé bị viêm mũi dị ứng cũng có nước mũi trong kèm với các triệu chứng như bé bị ngứa mũi, hắt hơi, bé ho hay nước mũi bị chảy ngược sau họng.

b. Trẻ chảy nước mũi màu trắng

Trẻ bị chảy nước mũi màu trắng cũng là một vấn đề rất thường thấy. Thế thì nước mũi màu trắng nói lên điều gì? Dịch mũi màu trắng đục là dấu hiệu bé bị cảm lạnh. Khi đó, ngoài việc chảy dịch mũi thì bé có thể bị sốt nhẹ, đau đầu, đau họng và ho.

c. Trẻ chảy nước mũi vàng

Bạn nhận thấy trẻ bị chảy nước mũi màu vàng? Với dịch mũi có màu vàng, đây là báo hiệu cho thấy bé đang bị nhiễm vi khuẩn hay virus nào đó. Khi bị viêm xoang, viêm mũi do vi khuẩn hoặc nấm, các tế bào bạch cầu sẽ chống trả lại các tác nhân gây hại này và tạo ra dịch nhầy màu vàng tiết ra từ mũi bé.

d. Trẻ chảy nước mũi xanh

Khi thấy trẻ em bị chảy nước mũi màu xanh thì lúc này mẹ cần đưa bé đi khám. Vì dịch mũi màu xanh là do các tế bào bạch cầu chết sau quá trình hệ miễn dịch hoạt động với cường độ mạnh để chống lại vi khuẩn.

e. Trẻ chảy nước mũi đỏ hoặc hồng

Một số trường hợp mẹ có thể bắt gặp bé bị chảy nước mũi có màu hồng hay màu đỏ. Đây là trường hợp chảy nước mũi nguy hiểm ở bé mà các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên xem nhẹ. Bé có thể bị chảy nước mũi có lẫn máu tạo nên màu đỏ hoặc hồng. Nguyên nhân có thể do va đập mũi, xì mũi nhiều lần hay vỡ mạch máu trong mũi tạo nên.

f. Trẻ chảy nước mũi màu đen

Mặc dù không phải trường hợp phổ biến nhưng một số bé có thể bị chảy nước mũi có màu đen. Trẻ bị chảy nước mũi màu đen là do bé bị nhiễm nấm nghiêm trọng gây nên. Vì vậy, chắc chắn khi thấy dịch mũi bé có màu này thì mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để thăm khám.

g. Trẻ chảy nước mũi màu nâu hoặc cam

Khi hít phải thuốc lá, bụi bẩn hay ớt bột có thể dẫn đến dịch mũi có màu nâu hoặc cam. Ngoài ra, trẻ bị chảy máu cam bị khô đọng lại, dịch mũi chảy ra có thể khiến dịch mũi có màu cam hoặc nâu.

Như vậy, dựa vào màu sắc của nước mũi mà mẹ có thể phần nào đoán biết bệnh cũng như mức độ nguy hiểm khi bé chảy nước mũi để có cách xử lý phù hợp.

Tuyệt Chiêu Trị Chứng Hay Chảy Nước Mũi Cho Bé Mẹ Cần Biết 3

3. Trẻ hay bị chảy nước mũi có nguy hiểm không?

Khi thấy bé bị chảy dịch mũi, liệu trường hợp này có nguy hiểm không? Thật ra, tùy từng trường hợp, từng nguyên nhân gây bệnh sẽ cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc trẻ bị chảy nước mũi. Tuy nhiên, trẻ chảy nước mũi kéo dài sẽ bị ảnh hưởng nhất định như:

  • Bé bị ngứa mũi, chảy mũi rất khó chịu khiến bé dễ quấy khóc.
  • Nước mũi khô có thể gây nghẹt mũi khiến bé khó thở và khó ngủ.
  • Trường hợp bé bị chảy dịch mũi do sốt, dị ứng,… sẽ khiến bé mệt mỏi, ăn uống kém.
  • Khi bị chảy nước mũi cũng gây ảnh hưởng đến vấn đề học tập của bé vì triệu chứng này khiến bé khó chịu dẫn đến khó tập trung.
  • Một số trường hợp trẻ chảy dịch mũi với các màu sắc như màu đen, màu đỏ, màu xanh là cảnh báo bé không không khỏe. Khi đó, nếu mẹ không sớm đưa bé đi kiểm tra sức khỏe sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng cho bé.

Vì vậy, mẹ đừng xem thường khi thấy bé yêu chảy mũi với màu lạ hay kèm theo các triệu chứng khác thì có thể đây là dấu hiệu về các bệnh lý nghiêm trọng cần sớm được xử lý.

4. Cách trị chứng hay chảy nước mũi của trẻ

Nhận thấy tình trạng chảy nước mũi ở trẻ nhỏ, mẹ cần xử lý như thế nào để sớm giúp con khắc phục triệu chứng khó chịu này. Sau đây là những cách trị chứng hay sổ mũi ở trẻ nhỏ, mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho bé nhé.

  • Thứ 1, cho bé uống nước ấm chính là cách giúp bạn sớm dứt điểm tình trạng chảy nước mũi ở trẻ nhỏ. Đây là cách mà dân gian tin dùng và luôn đạt hiệu quả cải thiện tốt.
  • Thứ 2, nếu trẻ bị cảm cúm hay viêm mũi nhẹ thì mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé. Nước muối sinh lý sẽ giúp kháng viêm, diệt khuẩn để điều trị viêm cho bé.
  • Thứ 3, xông tinh dầu cũng là một biện pháp giúp bé sớm thoát khỏi tình trạng chảy nước mũi vô cùng khó chịu. Hoặc mẹ có thể cho bé xông gừng cũng mang đến hiệu quả điều trị sổ mũi hiệu quả không kém. Vì trẻ nhỏ ít thích uống nước gừng (nếu bé uống được nước gừng thì uống sẽ tốt hơn) nên mẹ có thể cho bé xông hơi gừng để trị sổ mũi.
  • Thứ 4, hiện nay, dùng thuốc tây để điều trị bệnh cho bé là một phương án được nhiều bà mẹ tin dùng. Vì vậy, mẹ có thể cho bé uống thuốc khi trẻ bị chảy nước mũi. Trên thị trường có bán các loại thuốc trị sổ mũi dạng bột và dạng siro cho bé được tin dùng an toàn.
  • Thứ 5, nếu bé bị cảm lạnh, mẹ có thể dùng nước gừng ấm để tắm hoặc ngâm chân cho bé sẽ giúp bệnh chóng khỏi, bé hạn chế chảy nước mũi đáng kể.
  • Thứ 6, một số chị em chia sẻ kinh nghiệm chữa sổ mũi cho bé bằng cách massage mũi cho bé. Việc làm này sẽ giúp giảm ngứa mũi khiến bé dễ chịu hơn nên mẹ có thể tìm hiểu về cách massage mũi cho bé nhé.
  • Thứ 7, chanh là loại trái cây giúp kháng khuẩn, điều trị viêm cực kỳ hiệu quả. Cho bé uống nước chanh ấm (nếu bé trên 1 tuổi có thể pha thêm một chút mật ong vào) cũng mang đến hiệu quả trị sổ mũi rất hay.

Mẹ hãy thử áp dụng các cách trị chứng chảy nước mũi đã được chia sẻ ở trên để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn nhé. Trường hợp bé bị sổ mũi kéo dài cùng nhiều triệu chứng khác, tốt nhất mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe nhé.

5. FAQ – Các thắc mắc liên quan khác

Ngoài các vấn đề đã được chia sẻ ở trên, Healthyblog.net cũng nhận thấy một số thắc mắc liên quan đến vấn đề bé chảy nước mũi mà mẹ cần biết. Sau đây là một số câu hỏi thường gặp cùng câu trả lời.

a. Chăm sóc trẻ bị chảy nước mũi như thế nào?

Chăm sóc bé đang bị chảy nước mũi đúng cách sẽ góp phần điều trị dứt điểm triệu chứng khó ưa này. Sau đây là một vài lưu ý cho mẹ:

  • Để tránh tình trạng viêm nhiễm mũi trở nặng, mẹ cần giúp bé vệ sinh mũi sạch sẽ. Hút mũi hoặc hướng dẫn bé cách hỉ mũi, sau đó nhỏ mũi cho bé để phòng tránh viêm nhiễm.
  • Khi bé bị chảy mũi, mẹ nên để bé nằm ngửa đầu nhẹ ra sau sẽ giúp nước mũi chảy vào trong khiến bé dễ chịu hơn.
  • Không nên cho bé ăn các món ăn lạnh, ăn ấm và uống ấm sẽ giúp điều trị tình trạng chảy dịch mũi hiệu quả hơn.

Áp dụng những lưu ý trên để việc chăm sóc bé yêu đem lại ích lợi và giúp bé chóng khỏe mạnh mẹ nhé.

b. Bé bị chảy nước mũi nên dùng thuốc gì?

Như đã đề cập ở trên, tình trạng chảy nước mũi ở trẻ nhỏ có thể được điều trị bằng cách dùng thuốc. Thế thì nên dùng thuốc gì cho bé trong trường hợp này? Một số loại thuốc trị sổ mũi cho bé đang được tin dùng hiện nay là NutriBaby Plus, siro Tiffy, Hapacol, siro CottuF,..

Đây là các dòng thuốc chữa sổ mũi cho bé an toàn đang bán chạy trên thị trường hiện nay mà mẹ có thể dùng cho bé.

Healthyblog.net đã chia sẻ những thông tin cần thiết về vấn đề trẻ bị chảy nước mũi cho các mẹ. Tin rằng với những kiến thức chúng tôi đem đến, mẹ sẽ có thể an tâm và tự tin giúp con vượt qua chứng hay sổ mũi đầy khó chịu này để sớm khỏe mạnh bình thường nhé.

 

Rate this post