Updated at: 21-09-2020 - By: admin

Nhìn thấy bé yêu bị chảy nước mũi vốn không phải là vấn đề xa lạ của các gia đình có con nhỏ. Đặc biệt là với các bé dưới 2 tuổi khi sức đề kháng còn yếu thì chứng sổ mũi lại càng dễ xuất hiện hơn. Tuy nhiên, nếu nhận thấy những bất thường về màu nước mũi của bé như trẻ em bị chảy nước mũi xanh, ba mẹ lo lắng liệu có thừa? Mẹ cùng Healthyblog.net tìm hiểu thông tin ở bài viết sau đây nhé.

Trẻ Bị Chảy Nước Mũi Màu Xanh, Ba Mẹ Lo Lắng Có Phải Là Thừa? 1

1. Khi nào trẻ bị chảy nước mũi thì đáng lo ngại?

Nhà có trẻ nhỏ, chắc chắn bạn sẽ bắt gặp bé chảy nước mũi rất nhiều lần. Chảy nước mũi là biểu hiện cho thấy cơ thể bé đang chống lại những tác nhân gây hại như bụi bẩn, vi khuẩn hay nấm mốc xâm hại qua đường thở. Có thể nói, lớp chất nhầy trong mũi có nhiệm vụ bảo vệ đường thở của bé, khi các tác nhân gây hại này vượt qua lớp dịch nhầy sẽ khiến bé bị bệnh.

Vì dịch mũi một phần sẽ xuống đường tiêu hóa còn một phần thì trở thành gỉ mũi nên chúng ta thường thấy mũi bé khô ráo. Tuy nhiên, tình trạng trẻ em bị chảy nước mũi hay sổ mũi xảy ra do lượng dịch nhầy tiết ra nhiều hơn bình thường. Vì vậy, triệu chứng sổ mũi không phải là vấn đề quá nghiêm trọng mà là một biểu hiện phổ biến cho thấy cơ thể bé đang phản ứng lại các tác nhân gây hại.

Thế thì khi nào trẻ bị chảy nước mũi thì đáng lo ngại?
Thông thường, nước mũi trong là dấu hiệu cho thấy trẻ đang khỏe mạnh. Tuy nhiên, bé chảy nước mũi xanh hay các màu bất thường khác như màu đỏ, màu cam, màu vàng, màu đen,… có thể là dấu hiệu cảnh báo bé đang không khỏe. Vì vậy, khi nhận thấy những bất thường về màu sắc nước mũi của bé, mẹ cần thận trọng quan sát các biểu hiện đi kèm để sớm nhận biết tình trạng sức khỏe của con yêu có đang bình thường không nhé.

2. Trẻ chảy nước mũi màu xanh nói lên điều gì?

Nếu một lúc nào đó mẹ bắt gặp tình trạng bé yêu bị chảy nước mũi có màu xanh, sự bất thường này chắc hẳn sẽ khiến mẹ bận tâm. Thế thì việc bé bị chảy nước mũi màu xanh nói lên điều gì?

Khi vi khuẩn, nấm mốc hay virus xâm hại, cơ thể sẽ tiết ra các hạt màu xanh có nhiệm vụ chống trả lại các tác nhân gây hại này. Từ đó, bạn nhận thấy tình trạng chảy nước mũi có màu xanh của bé. Hầu hết các trường hợp chảy nước mũi xanh ở bé đều là cảnh báo khả năng cao bé đang bị viêm xoang hoặc viêm mũi nặng.

Đặc biệt, nếu mẹ quan sát thấy dịch mũi của bé có màu xanh, đặc sệt và có mùi khó chịu thì đây chính là triệu chứng phổ biến của bệnh viêm xoang do niêm mạc quanh mũi bé bị nhiễm khuẩn gây nên. Thế nên nếu nhận thấy trẻ chảy nước mũi xanh thì khả năng cao bé đang bị viêm xoang, mẹ cần sớm đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe nhé.

Trẻ Bị Chảy Nước Mũi Màu Xanh, Ba Mẹ Lo Lắng Có Phải Là Thừa? 2

3. Tác hại của việc trẻ chảy nước mũi xanh không được điều trị

Trẻ bị chảy nước mũi màu xanh ảnh hưởng thế nào đến bé? Và nếu không được điều trị thì sẽ gây hại như thế nào cho bé? Mẹ cùng xem qua những ảnh hưởng sau đây của chứng sổ mũi xanh ở trẻ nhỏ nhé:

a. Giấc ngủ

Trẻ bị sổ mũi xanh sẽ có ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ hàng ngày của bé. Bé sổ mũi, khò khè, khó thở khi ngủ và khi bú, ngủ không ngon giấc khiến bé ngủ ít hoặc thức dậy trong trạng thái mệt mỏi và uể oải.

Trong khi đó, giấc ngủ rất quan trọng với trẻ nhỏ và giấc ngủ sâu có vai trò trong việc kích thích sự phát triển não bộ. Do đó, ngủ không ngon giấc thật sự là một thiệt thòi lớn đối với trẻ nhỏ.

b. Tinh thần

Chảy nước mũi thường xuyên không chỉ khiến bé cảm thấy khó chịu, bức bối và thường xuyên ở trong trạng thái gắt gỏng. Có thể nói, sổ mũi xanh gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và tinh thần của bé. Bé thường quấy khóc và ít chịu vui chơi như mọi hôm cũng khiến người chăm bé dễ mệt mỏi.

c. Thể chất

Chứng chảy nước mũi xanh kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất của bé. Vì khi cơ thể, bé thường kém ăn và ngủ ít hơn khiến cơ thể dễ bị sụt cân.

Mức độ nghiêm trọng nếu trẻ em bị chảy nước mũi xanh không được điều trị:
Như đã đề cập ở trên, nước mũi xanh là triệu chứng phổ biến của bệnh viêm xoang ở trẻ nhỏ. Khi đó, nếu mẹ không sớm điều trị cho bé đúng cách thì có những nguy cơ sau đây:

  • Thứ 1, trẻ ngửi kém hoặc nghiêm trọng có thể bị mất khả năng ngửi.
  • Thứ 2, trẻ bị viêm xoang có thể gây ra những biến chứng như viêm tai giữa, áp xe mắt, viêm não hay nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.
  • Thứ 3, ngoài khả năng mắc bệnh viêm xoang ra, trẻ bị chảy nước mũi màu xanh cũng có thể do bé bị các bệnh lý khác như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản hay thậm chí là viêm phổi.

Chính vì những nguy hiểm có thể xảy ra cho sức khỏe của bé khi chứng chảy nước mũi xanh được phát hiện sớm nhưng lại không điều trị đúng cách. Thế nên, vấn đề quan trọng là mẹ cần biết cách trị chứng sổ mũi xanh của con hiệu quả, an toàn để ngăn ngừa những nguy hiểm cho sức khỏe bé yêu.

4. Cách chữa chứng chảy nước mũi xanh của trẻ

Để trị chứng hay chảy nước mũi xanh ở trẻ nhỏ, mẹ nên thực hiện kết hợp các công việc sau đây để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất cho bé nhé.

a. Thứ 1, vệ sinh mũi thường xuyên cho bé

Bé chảy nước mũi xanh nguyên nhân là do vi khuẩn hay nấm mốc xâm phạm khiến cơ thể tiết ra các hạt màu xanh để bảo vệ bé. Do đó, mẹ cần vệ sinh mũi thường xuyên cho bé trong giai đoạn này nhằm tránh để vi khuẩn, nấm mốc tiếp tục sinh sôi nảy nở gây viêm nhiễm nghiêm trọng cho bé.

Vệ sinh mũi cho bé như sau:

  • Nên hút mũi cho bé nếu bé chưa biết cách tự hỉ mũi.
  • Mẹ có thể dùng một chiếc bông tăm thấm nước muối sinh lý và vệ sinh mũi cho bé hoặc nhỏ mũi cho bé bằng dung dịch nhỏ mũi trẻ em.
  • Có thể sử dụng xịt mũi để vệ sinh mũi cho bé sạch sẽ.

b. Thứ 2, tắm nước gừng cho bé

Gừng chính là một loại thuốc điều trị chứng hay sổ mũi ở trẻ em cực kỳ hiệu quả đã được ông bà ta tin dùng. Nếu bé có thể uống nước gừng ấm cùng một chút mật ong pha loãng có thể giúp trị sổ mũi. Tuy nhiên, vì vị cay the của gừng nên nhiều trẻ nhỏ không thể uống được. Mặt khác, trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong. Vì vậy, mẹ có thể tắm nước gừng cho bé để giúp điều trị chứng hay chảy nước mũi xanh.

c. Thứ 3, chọn phương pháp điều trị chính

Lựa chọn một phương pháp điều trị sổ mũi chính cho bé là điều mẹ cần làm ngay lúc này. Mẹ có thể xem xét các cách trị sổ mũi cho bé sau đây:

  • Sử dụng thuốc tây
  • Lá hẹ và mật ong hấp cách thủy lấy nước cho bé uống
  • Xông hơi lá tía tô
  • Uống lá húng quế và tỏi nướng
  • Chườm ấm tai và mũi
  • Nước chanh hòa mật ong (chỉ áp dụng cho bé trên 1 tuổi)

Mẹ có thể tham khảo cách trị sổ mũi cho trẻ qua bài viết khác của Healthyblog.net có đề cập cụ thể nhé.

d. Thứ 4, massage mũi cho bé

Massage mũi không chỉ giúp hỗ trợ điều trị tình trạng bé chảy nước mũi màu xanh mà còn giúp giảm chứng nghẹt mũi và khó thở của bé tức thì. Dùng ngón trỏ bấm vào hai bên mũi của bé và dây dây ra trong vài phút nếu bé bị sổ mũi. Còn khi bé nghẹt mũi hay khó thở thì mẹ nên dùng ngón trỏ và ngón cái vuốt nhẹ sống mũi của bé. Nên để bé nằm nghiêng về hướng ngược lại của mũi đang bị nghẹt.

Áp dụng 4 điều trên sẽ giúp giảm thiểu hiệu quả tình trạng chảy nước mũi ở trẻ nhỏ. Trường hợp mẹ nhận thấy bé có dấu hiệu sốt cao, sốt kéo dài, ho và sổ mũi lâu ngày không khỏi, bé bị chảy nước mũi xanh đặc sánh,… thì nên đưa bé đến bệnh viện sớm để được thăm khám và điều trị nhé.

Trẻ Bị Chảy Nước Mũi Màu Xanh, Ba Mẹ Lo Lắng Có Phải Là Thừa? 3

5. Chăm sóc trẻ bị chảy nước mũi xanh như thế nào?

Bên cạnh việc điều trị cho bé, chăm sóc bé đúng cách cũng sẽ góp phần giúp bệnh tình nhanh thuyên giảm. Trong khi đó, tình trạng chảy dịch mũi có màu xanh là cảnh báo cho thấy bé không khỏe, thế nên cần được chăm sóc đặc biệt hơn. Sau đây là một vài lưu ý dành cho mẹ khi chăm sóc bé bị chảy dịch mũi xanh.

a. Thoa dầu cho bé

Ngay khi nhận thấy bé bị sổ mũi, mẹ nên bắt đầu chăm sóc bé cách đặc biệt hơn. Thoa dầu cho bé chính là cách giúp bé khỏe nhanh hơn.

Nên thoa dầu ở những vị trí nào?
Mẹ hãy nhớ thoa dầu ở lòng bàn chân, rốn, thái dương, ngực và sau lưng bé. Đặc biệt ở lòng bàn chân, sau khi thoa dầu thì mẹ nên xoa nhẹ nhàng lòng bàn chân của bé. Nên giữ ấm chân cho bé bằng một đôi tất khi bé đi ngủ. Thời tiết lạnh sẽ khiến bé bị sổ mũi nhiều hơn nên mẹ cần cẩn thận giữ ấm cho con nhé.

Nên thoa dầu cho bé vào thời điểm nào?
Sau khi tắm bé và trước khi bé đi ngủ là những thời điểm mẹ cần thoa dầu cho bé nhé. Hiện nay, dầu khuynh diệp và dầu tràm chính là 2 sự lựa chọn phổ biến nhất dành cho mẹ.

b. Chế độ dinh dưỡng cho bé

Trẻ em bị chảy nước mũi xanh cũng cần được quan tâm đặc biệt về chế độ dinh dưỡng. Lúc này, để chống lại các tác nhân gây hại thì bé cần nạp các chất giúp tăng cường sức đề kháng cho bé. Các món ăn giàu vitamin và khoáng chất chính là lựa chọn cần ưu tiên lúc này. Ngoài ra, mẹ cũng nên nhừ và nấu loãng các món ăn để bé dễ tiêu hóa trong giai đoạn này. Có thể chia nhỏ bữa ăn nếu bé kén ăn. Trẻ bị sổ mũi uống nước ấm sẽ góp phần giúp điều trị bệnh nên mẹ cũng cần chú ý nhé.

c. Giữ vệ sinh cho bé

Không chỉ vệ sinh mũi cho bé, mẹ cũng cần giữ vệ sinh thân thể đặc biệt là nơi sinh sống của bé. Vì lúc này cơ thể bé không khỏe, sức đề kháng bé không tốt nên rất dễ bị mắc bệnh. Vì vậy, vệ sinh phòng ngủ, đồ chơi,.. của bé là việc mẹ cần làm ngay lúc này.

Chăm sóc bé yêu đúng cách, điều trị hiệu quả sẽ giúp trẻ chảy nước mũi xanh nhanh chóng hồi phục bệnh và khỏe mạnh. Tuy nhiên, mẹ đừng bỏ qua việc đưa bé đến bệnh viện thăm khám để chẩn đoán đúng bệnh nhé.

Healthyblog.net tin rằng với sự quan tâm, dõi theo và chăm sóc đúng cách của mẹ sẽ giúp tình trạng trẻ chảy nước mũi xanh nhanh chóng được phát hiện và điều trị với một phương pháp hiệu quả.

 

Rate this post