Updated at: 21-09-2020 - By: admin

Vì tính hiếu kỳ, thích khám phá và năng động nên trẻ nhỏ rất dễ gặp tai nạn. Trong số đó, tai nạn với động vật là tai nạn rất phổ biến. Thống kê của Viện Pasteur cho thấy 40% trường hợp bị chó cắn có nạn nhân là trẻ nhỏ. Trẻ bị chó cắn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu như không được xử lý kịp thời. Thế thì xử lý trường hợp bé bị chó cắn như thế nào? Mời mẹ cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Trẻ Bị Chó Cắn: Đọc Bài Này Để Biết Cách Xử Lý Kịp Thời 1

1. Trẻ bị chó cắn có nguy hiểm không?

Khi thấy bé yêu bị chó cắn, chắc hẳn người làm ba làm mẹ nào cũng không khỏi xót xa. Và chắc chắn, bạn rất muốn biết liệu bé bị chó cắn có nguy hiểm không. Thật ra, để trả lời câu hỏi này còn tùy thuộc vào việc bé bị loại chó nào cắn? Chó nhà hoặc chó dại cắn sẽ có những mức độ nguy hiểm khác nhau, mẹ cùng tìm hiểu nhé.

a. Trẻ em bị chó nhà cắn

Thông thường, chó được nuôi trong nhà không mang đến bệnh dại cho người bị cắn. Vì vậy, nếu bé bị chó nhà cắn thì bạn không cần phải lo lắng bệnh dại. Mối nguy hiểm khi trẻ em bị chó nhà cắn đó là các bé dễ bị nhiễm trùng vết thương. Một số trường hợp bé bị chó cắn có thể gây tổn thương nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ về sau.

b. Trẻ em bị chó dại cắn

Trường hợp bé bị chó dại hoặc nghi ngờ dại không chỉ gây tổn thương đến sức khỏe, để lại sẹo lâu dài. Mối nguy hiểm lớn nhất của trẻ bị chó dại cắn đó chính là bệnh dại. Bệnh dại là bệnh do virus gây ra và nếu không chích ngừa sẽ dẫn đến tử vong. Bệnh thường do động vật như chó, mèo nhiễm rồi lây qua người qua vết cắn. Triệu chứng ban đầu của bệnh dại đó là những cơn nhức đầu, bé mỏi mệt kiệt sức, bị sốt hoặc liệt tay chân. Sau đó, bé sẽ lên cơn dại rồi dẫn đến tử vong.

Vì vậy, nếu phát hiện em bé bị chó dại cắn thì mẹ cần lập tức sơ cứu đúng cách và đưa bé đến bệnh viện gần nhất để điều trị nhằm phòng bệnh dại cực kỳ nguy hiểm này.

Có thể nói, mẹ tuyệt đối không thể chủ quan khi bé bị chó cắn dù là chó nhà nuôi hay chó nghi ngờ dại. Tốt hơn hết là bạn cần đưa con đến bệnh viện gần nhất để khám càng sớm càng tốt nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.

Trẻ Bị Chó Cắn: Đọc Bài Này Để Biết Cách Xử Lý Kịp Thời 2

2. Xử lý ra sao khi trẻ bị chó cắn?

Xử lý đúng cách ngay khi phát hiện trẻ bị chó cắn là vấn đề cực kỳ quan trọng nhằm hạn chế bệnh dại cho bé. Sau đây là một số việc mẹ cần nhanh chóng thực hiện cho con:

  • Thứ 1, hãy trấn an bé để bé không bị hoảng loạn sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của bé.
  • Thứ 2, cần nhanh chóng rửa vết thương của bé bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh từ 5 đến 15 phút.
  • Thứ 3, tiến hành sát trùng vết thương cho bé bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Thứ 4, băng vết thương lại bằng một miếng vải sạch.
  • Thứ 5, đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.

Lưu ý:

  • Bạn cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi đụng vào vết thương của bé để tránh khiến vết thương bị nhiễm trùng.
  • Không nên băng kín vết thương mà chỉ nên băng hờ để tránh bụi bẩn xâm nhập làm vết thương dễ nhiễm trùng.
  • Trường hợp bé bị mất máu nhiều, mặt nhợt nhạt hay tái xanh thì cần nhanh chóng được cấp cứu.

Trẻ bị chó cắn phải làm sao? Mẹ đã biết được những công việc mình cần phải làm để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra cho bé yêu. Vì vậy, chính mẹ cần giữ bình tĩnh và ghi nhớ những việc cần làm để giúp bé yêu sơ cứu vết thương một cách tốt nhất.

3. Điều trị trẻ bị chó cắn như thế nào?

Bé bị chó cắn sẽ được điều trị như thế nào? Nếu mẹ thắc mắc điều này thì đây là câu trả lời dành cho mẹ.

a. Trường hợp 1: Bé bị chó nhà cắn

Nếu bé bị chó nhà cắn, mẹ cần sơ cứu vết thương như hướng dẫn bên trên kể cả khi vết thương nông. Bé sẽ được đưa đến bệnh viện để được kiểm tra vết thương, làm sạch vết thương để tránh nhiễm trùng. Không nên bịt quá kín vết thương sẽ khiến vết thương bị úng, khó lành. Còn nếu không băng bó vết thương thì vết thương dễ bị nhiễm trùng nguy hiểm.

Trẻ bị chó cắn có thể được chỉ định:

  • Dùng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương
  • Nếu vết thương gây đau nhức cho bé, bé có thể uống thuốc giảm đau.

Tuy nhiên, mẹ không nên tùy tiện cho bé uống thuốc mà không có sự đồng ý của bé nhé. Tùy thuộc độ tuổi, cân nặng và mức độ bệnh mà liều dùng của mỗi bé cũng sẽ có sự khác biệt nhất định.

b. Trường hợp 2: Bé bị chó nghi ngờ dại cắn

Nếu bé bị chó cắn là chó dại hoặc nghi ngờ dại, mẹ cần lập tức sơ cứu cho bé như cách đã hướng dẫn trên và đưa bé đi cấp cứu. Trẻ sẽ được kiểm tra và vệ sinh vết thương, trường hợp là chó dại thì bé sẽ phải chích ngừa dại và chích uốn ván để không bị tử vong.

Trường hợp bé bị chó nghi ngờ dại cắn, cần tiến hành cách li động vật đó và theo dõi trong 10 ngày. Nếu con vật bị chết, mất tích, lên cơn dại hay bị thịt trong khoảng thời gian đó thì đó chính là chó dại và bé cần được chích ngừa dại càng sớm càng tốt.

Dù bé chỉ bị chó cào trầy xước da thì cũng cần được xử lý như khi bé bị cắn để đảm bảo an toàn cho bé. Vì vậy, bé bị chó cắn, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan để tránh gặp phải trường hợp đáng tiếc.

Trẻ Bị Chó Cắn: Đọc Bài Này Để Biết Cách Xử Lý Kịp Thời 3

4. Ngăn ngừa trẻ bị chó cắn như thế nào?

Có thể nói, các trường hợp trẻ bị động vật cắn, đặc biệt là chó cắn không phải là hiếm gặp. Những hậu quả đáng tiếc của việc trẻ nhỏ bị chó cắn không khỏi khiến các bậc phụ huynh đau xót. Do đó, mẹ cần sớm ý thực việc ngăn ngừa, phòng chống trẻ bị chó cắn, nhất là bị lây bệnh dại từ chó. Sau đây là một số biện pháp mẹ cần thực hiện:

  • Hạn chế nuôi chó, nếu nuôi thì cần xích hay nhốt chó lại cẩn thận. Nếu chó ra đường cần có rọ mõm.
  • Nên đưa chó và các thú nuôi khác đi tiêm dại.
  • Thường xuyên để mắt đến bé, không nên cho bé tiếp xúc, chơi đùa với động vật nuôi có tiền sử hay cắn người.
  • Hướng dẫn bé kỹ năng khi đối diện với thú dữ. Tốt hơn hết hãy dạy bé im lặng bỏ đi nơi khác thay vì bỏ chạy hay la hét sẽ khiến các động vật dữ dễ tấn công hơn.
  • Khi gặp các động vật lạ, không nên cho bé tiếp cận và cũng hãy dạy bé cần tránh xa chúng để tránh nguy hiểm.
  • Dạy bé rằng ngay cả đối với chó nuôi trong nhà, bé cũng không nên chọc phá, lấy thức ăn hay trêu ghẹo khi chúng đang ngủ để phòng bị chó cắn.

Như vậy, việc chú ý quan tâm đến bé là điều cần thiết để giúp bé hạn chế các tai nạn có thể xảy ra, đặc biệt là tai nạn do thú vật cắn. Bố mẹ nên chủ động giúp con phòng bị chó cắn để bé luôn khỏe mạnh nhé.

5. FAQ – Giải đáp những thắc mắc liên quan

Có những thắc mắc liên quan đến vấn đề trẻ bị chó cắn, Healthyblog.net sẽ giải đáp cho các chị em ngay sau đây.

a. Khi nào bé bị chó cắn cần đưa đến bệnh viện?

Hãy đưa bé đến bệnh viện khi bé bị chó cắn thuộc các trường hợp sau đây:

  • Vết thương của bé sâu và chảy rất nhiều máu cần cầm máu hoặc khâu lại.
  • Trẻ bị chó dại hoặc nghi ngờ dại cắn.
  • Vết thương của bé có dấu hiệu bị nhiễm trùng.
  • Sau 10 ngày mà vết thương của bé không có dấu hiệu bình phục.
  • Trẻ cảm thấy đau đớn nhiều vì vết thương bị chó cắn sau đó.

Nhận thấy các trường hợp trên thì mẹ cần ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để được khám chữa kịp thời nhé.

b. Làm sao để nhận biết triệu chứng dại ở động vật?

Bạn thắc mắc vì không biết làm sao để nhận biết em bé bị chó dại cắn hay không phải chó dại? Bạn có thể nhận ra các triệu chứng dại ở động vật qua các biểu hiện sau đây:

  • Chó chảy nhiều nước dãi
  • Chó đặc biệt hung dữ hơn bình thường
  • Giọng sủa của chó dại thường rất khàn
  • Chui rút vào chỗ tối là một dấu hiệu chó bị dại
  • Ăn móng tay, gậy,…cũng là một biểu hiện chó dại
  • Chó dại thường sẽ liệt hàm dưới hay liệt chi, sau khi cắn người sẽ chết trong khoảng từ 10 – 15 ngày.

Dựa vào các dấu hiệu trên mà bạn có thể nhận biết bé có đang bị chó dại hay nghi ngờ đó là chó dại cắn không để có biện pháp điều trị kịp thời cho bé.

c. Tiêm vacxin bệnh dại có nguy hiểm không?

Nhiều phụ huynh lo lắng vacxin dại có thể gây nguy hiểm cho bé bởi các tác dụng phụ nên ngần ngại việc tiêm vacxin dại cho bé khi bị chó cắn. Vì các loại vacxin phòng dại cũ có thể gây nên một số biến chứng về hệ thần kinh như làm suy giảm trí nhớ, bé bị sưng đỏ tại vị trí tiêm.
Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ vượt bậc, vacxin phòng dại thế hệ mới đã có mặt và khắc phục được những nhược điểm của vacxin phòng dại cũ nên bạn có thể an tâm tiêm phòng cho bé khi cần. Trong đó, vacxin Verorab của Pháp có độ an toàn cao và gần như không gây tác dụng phụ nên được Bộ Y Tế Thế Giới khuyến cáo các nước sử dụng.

d. Bị chó dại cắn thì nên tiêm phòng dại khi nào?

Khi tiêm vacxin, cơ thể cần một khoảng thời gian nhất định thì mới có thể hình thành hệ miễn dịch. Do đó, việc tiêm phòng càng sớm sẽ càng tốt cho bé. Thông thường bé nên được tiêm phòng dại trong khoảng từ 7 đến 14 ngày, tránh tiêm muộn hơn vì virus có thể đã đi đến não gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bé.

Như vậy, khi đối diện với việc trẻ bị chó cắn, mẹ cần phải hết sức bình tĩnh để có cách sơ cứu và xử lý kịp thời vì điều này rất quan trọng. Tin rằng nếu mẹ xử lý một cách tinh ý thì bé sẽ không gặp phải những nguy hiểm đáng tiếc.

 

Rate this post