Trẻ bị đau răng là vấn đề vô cùng quen thuộc thường xảy ra ở các gia đình có trẻ nhỏ. Đau răng tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bé. Do đó, các chị em có con nhỏ cần nắm được bí quyết trị đau răng tại nhà cho bé để giúp bé yêu nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này nhé.
1. Bé bị đau răng là do những nguyên nhân nào?
Một lúc nào đó, bạn nhận thấy bé yêu thường xuyên nhăn nhó, mặt xị hoặc sưng to một bên má. Bé thường xuyên ôm má khó chịu, ít chịu ăn uống. Lúc đấy rất có thể bé đang bị cơn đau răng hành hạ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị đau răng, mẹ cùng xem qua những nguyên nhân sau đây nhé.
a. Bé bị sâu răng:
Sâu răng chính là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị đau răng sưng má. Trẻ nhỏ vốn rất thích ăn bánh kẹo ngọt. Trong khi đó, các bé chưa thể hoặc chưa ý thức tự vệ sinh răng miệng sạch sẽ thường xuyên và đúng cách. Do đó, thức ăn thừa bám trong răng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công khiến trẻ bị sâu răng dẫn tới tình trạng đau nhức răng.
b. Bé bị chấn thương răng
Khi bị chấn thương ở vùng răng cũng là một nguyên nhân rất thường gặp khiến bé bị đau răng. Trẻ nhỏ vốn năng động và rất thích khám phá thế giới. Trong quá trình chơi đùa, bé có thể bị ngã hay va đập khiến răng bị chấn thương dẫn đến đau nhức răng.
c. Bé bị mục xương răng
Tuy không phải là trường hợp phổ biến nhưng mục xương răng cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau răng ở trẻ em. Hẳn rằng bạn sẽ rất thắc mắc vì sao các bé còn quá nhỏ lại có thể bị mục xương răng? Thật ra, trường hợp này hoàn toàn có thể xảy ra nếu bé mọc răng bị lệch ra khỏi hàng. Khi đó, việc vệ sinh răng miệng sẽ khó hơn và nếu bé không cẩn thận vệ sinh răng bị lệch, lâu ngày sẽ khiến xương răng bị mục.
Mặt khác, nếu các bé nhỏ thường xuyên ăn bánh kẹo ngọt, chưa vệ sinh răng đúng cách và ít uống nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho vi khuẩn phát triển để tấn công.
d. Bé mọc răng
Mọc răng cũng là một nguyên nhân dễ khiến bé bị đau răng. Thông thường, khi bé mọc răng thì lợi và nướu sẽ bị sưng dẫn đến tình trạng bé bị đau nhức răng. Do đó, nếu thấy bé hay ôm má, lợi sưng thì rất có thể bé đang chuẩn bị mọc răng nhé mẹ.
e. Bé bị áp xe răng
Khi bị sâu răng, răng bị tổn thương,… mà không được điều trị có thể dẫn đến tình trạng áp xe răng rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Mặt dù không phải là bệnh lý mà đa số các trẻ nhỏ đều gặp phải nhưng đây không phải vấn đề hiếm gặp. Chủ quan có thể khiến bé rơi vào tình trạng áp xe răng không mong muốn mẹ nhé. Và một triệu chứng của bệnh áp xe răng đó chính là bé bị đau nhức răng dữ dội.
f. Bé bị viêm nướu răng
Trẻ bị đau răng cũng có thể do bé bị viêm nướu răng hay bị các bệnh khác về nướu. Khi đó, bé sẽ bị đau răng, đau nướu. Ngoài ra, mẹ sẽ nhận thấy một số triệu chứng khác như bé bị sưng nướu, chảy máu ở nướu, xuất hiện túi mủ quanh nướu,…
Bên trên là 6 nguyên nhân phổ biến nhất thường dẫn đến việc trẻ bị đau răng. Ngoài ra, triệu chứng đau răng có thể là một dấu hiệu của bệnh viêm tủy, viêm xoang hay chứng loạn năng thái dương hàm,…
2. Đau răng gây ảnh hưởng như thế nào?
Khi bé bị đau răng, chứng đau răng thật sự rất phiền toái vì chúng gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của bé hằng ngày. Sau đây là một số ảnh hưởng của tình trạng đau răng đến bé:
a. Về sức khỏe
Đau răng có ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống của bé. Vì bị đau răng nên việc nhai thức ăn sẽ là một thách thức lớn với bé ngay lúc này. Do đó, trẻ bị đau răng sưng má sẽ biếng ăn hơn hoặc ăn không ngon. Cơn đau cũng có thể quấy rối giấc ngủ khiến bé ngủ khó ngủ hay ngủ không ngon ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.
Ngoài ra, khi bé bị đau răng là do bệnh lý, nếu mẹ không sớm đưa bé đi khám chữa có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng, bé bị mất răng hoặc những biến chứng nguy hiểm khác.
b. Về tinh thần
Trẻ bị đau răng thường rất khó chịu và thường xuyên quấy khóc. Vì vậy, bé bị đau răng thường không thích vui chơi hay vận động nên có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của bé. Mặt khác, tình trạng đau răng khiến bé ăn không ngon, ngủ không yên nên thường xuyên mệt mỏi và ủ rũ.
c. Về học tập
Đau răng kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng đến vấn đề học tập của bé. Bé bị đau răng kéo dài thường mệt mỏi dẫn đến việc bé khó tập trung, học tập không tiếp thu bài tốt. Lâu dài sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của bé.
Như vậy, vấn đề bé bị đau răng tưởng như là một chuyện đơn giản, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé nhưng thật ra lại có ảnh hưởng lớn. Do đó, mẹ tuyệt đối không nên xem nhẹ khi bé có dấu hiệu bị đau răng nhé. Hãy giúp bé yêu sớm thoát khỏi tình trạng đau răng kéo dài cực kỳ khó chịu để bé có thể vui chơi và lớn khỏe mẹ nhé.
3. Trẻ bị đau răng phải làm sao?
Trẻ bị đau răng phải làm sao? Để giải đáp thắc mắc này, Healthyblog.net mời mẹ cùng khám phá các cách chữa đau răng hiệu quả cho bé sau đây nhé.
a. Phương pháp điều trị nha khoa
Nếu mẹ đưa bé đến nha khoa để khám chữa bệnh, tùy thuộc vào nguyên nhân khiến bé bị đau răng mà nha sĩ sẽ có hướng điều trị khác nhau cho bé. Bé có thể được chỉ định để uống thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, súc miệng bằng nước muối sinh lý để vệ sinh răng,… Nếu bé bị sâu răng có thể được chỉ định để rút tủy răng, nếu có túi mủ hình thành quanh nướu răng thì có thể rạch bỏ túi mủ,…
b. Điều trị tình trạng đau răng tại nhà
Nếu mẹ muốn điều trị đau răng cho bé tại nhà khi bé bị đau răng nhẹ, mẹ có thể tham khảo một số cách chữa đau răng cho trẻ sau đây:
- Chườm đá
Chườm đá có tác dụng giúp giảm sưng và làm dịu cơn đau ngay tức thì. Do đó, nếu nhận thấy bé bị đau quá thì mẹ có thể chườm đá ở khu vực bé bị sưng đau để giúp bé giảm đau. Cần giữ đá trong khoảng 1 đến 3 phút để đạt hiệu quả mong muốn.
Tuy nhiên, cách này chỉ giúp giảm đau tức thời. Mẹ cần áp dụng thêm các phương pháp khác hoặc đưa bé đến nha khoa để thăm khám nếu bé đau không giảm.
- Dầu đinh hương
Sử dụng dầu đinh hương để trị cơn đau răng cho bé cũng là cách mà nhiều chị em tin dùng. Vì dầu đinh hương có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm cao nên có thể giúp bé giảm đau răng hiệu quả.
Cách thực hiện: Thấm một ít dầu đinh hương vào bông gòn, sau đó cho bé cắn miếng bông gòn tại vị trí bị đau răng vài phút thì nhả ra.
- Lá trầu không
Thêm một đáp án khác cho câu hỏi: trẻ bị đau răng phải làm sao? đó chính là sử dụng lá trầu không để chữa trị cho bé. Khả năng kháng khuẩn, kháng viêm của lá trầu không sẽ giúp bé nhanh chóng thoát khỏi chứng đau răng dai dẳng. Dân gian đặc biệt tin dùng lá trầu không để điều trị đau răng và đây là phương pháp đã được nhiều chị em áp dụng thành công cho bé yêu của mình tại nhà.
Cách thực hiện: Lấy khoảng 3 lá trầu không, rửa thật sạch, mẹ có thể ngâm qua nước muối loãng để khử khuẩn. Để lá ráo nước thì đem giã cùng một ít muối. Sau đó vắt lấy nước cốt và hòa thêm một chút rượu. Cho bé ngậm nước lá trầu không để súc miệng, sau đó nhổ ra hết. Thực hiện lần nữa sau 5 phút để đạt hiệu quả nhanh chóng.
- Nước muối pha loãng
Trường hợp bé bị đau răng nhẹ có thể chữa bằng cách cho bé súc miệng với nước muối pha loãng để khử khuẩn, diệt trùng, giảm đau và ngăn ngừa viêm răng hiệu quả. Đây là cách thực hiện đơn giản nhất nên mẹ có thể dễ dàng thực hiện cho bé tại nhà.
- Lá hẹ
Nếu bé bị đau răng vì sâu răng thì mẹ có thể giúp bé giảm đau hiệu quả bằng lá hẹ. Có thể nói, đây là cách giảm đau răng được rất nhiều bà mẹ áp dụng thành công và truyền tai nhau.
Cách thực hiện: Lấy 1 nắm nhỏ lá hẹ, rửa thật sạch rồi giã nát. Đắp lá hẹ lên chỗ răng bị đau của bé và giữ trong khoảng 15 phút thì cho bé nhả lá hẹ ra và súc miệng.
- Chanh tươi
Chanh tươi có thể giúp kháng khuẩn, trị viêm hiệu quả nên có thể giúp bé giảm đau răng nhanh chóng. Trường hợp đau răng ở trẻ em, mẹ có thể dùng bông tắm nhúng với nước cốt chanh, sau đó thoa lên chỗ răng bị đau của bé.
Lưu ý: Cách này chỉ nên áp dụng 2 lần/ngày vì chanh có tính axit nên dùng nhiều sẽ không tốt cho dạ dày của bé.
Các phương pháp điều trị tại nhà chỉ là tạm thời và thường chỉ hiệu quả nếu bé bị đau răng nhẹ. Do đó, nếu các phương pháp trên không hiệu quả thì mẹ nên sớm đưa bé đến bệnh viện để được khám chữa nhé.
4. FAQ – Các thắc mắc liên quan khác
Mẹ đã biết: trẻ đau răng phải làm sao? Sau đây sẽ là một vài thắc mắc liên quan khác mà nhiều chị em quan tâm, mẹ cùng tìm hiểu nhé.
a. Khi nào bé bị đau răng cần đến nha sĩ?
Trường hợp nào thì bé bị đau răng cần phải đến nha sĩ? Đây là câu hỏi quan trọng mẹ cần biết để tránh cơn đau răng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bé. Mẹ nên đưa bé đến bệnh viện hoặc nha sĩ để khám chữa nếu:
- Trẻ bị đau răng kéo dài từ 2 ngày không hết
- Trẻ bị đau răng kèm các triệu chứng như sốt
- Trẻ bị đau răng, nướu răng sưng to và vùng nướu có xuất hiện các túi mủ
- Trẻ bị đau răng do gặp phải chấn thương
Khi gặp các trường hợp nêu trên, mẹ cần sớm đưa bé đến bệnh viện để thăm khám nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh và có cách điều trị thích hợp nhé.
b. Trẻ bị đau răng uống thuốc gì?
Giảm đau răng cho bé bằng thuốc cũng là một phương pháp quen thuộc được nhiều chị em lựa chọn. Thế thì bé bị đau răng uống thuốc gì? Đối với trẻ nhỏ, thuốc Hapacol (Paracetamol) chính là lựa chọn an toàn được sử dụng phổ biến nhất. Hẳn rằng mẹ rất quen thuộc với loại thuốc hạ sốt này đúng không? Tuy nhiên, ngoài công dụng hạ sốt thì Hapacol còn có công dụng giảm đau nên có thể sử dụng an toàn cho bé nếu bé quá đau mẹ nhé.
c. Bé bị đau răng kiêng ăn gì?
Thêm một câu hỏi cũng nhận được nhiều sự quan tâm không kém đó chính là trẻ bị đau răng cần kiêng ăn gì? Thật ra, lúc này các món ăn, thức uống lạnh, cay hay nóng sẽ khiến răng bị ê buốt khiến bé rất khó chịu nên cần hạn chế. Ngoài ra, bé bị đau răng cũng ảnh hưởng đến việc nhai thức ăn nên các loại thực phẩm quá dai, quá to cũng khiến bé khó ăn và tăng phần đau đớn. Thế nên mẹ cần sơ chế thực phẩm nhỏ, ưu tiên các món ăn loãng để giúp bé dễ ăn nhé.
d. Phòng đau răng cho bé như thế nào?
Cuối cùng, Healthyblog.net xin chia sẻ những cách phòng đau răng cho bé mà mẹ cần giúp con yêu thực hiện sau đây:
- Thứ 1, hãy nhắc và giúp bé yêu ý thức chuyện vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách bằng kem đánh răng.
- Thứ 2, nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch các thức ăn bám trên kẽ răng để không tạo điều kiện cho sâu răng phát triển.
- Thứ 3, không cho bé ăn quá nhiều bánh kẹo ngọt, đặc biệt là trước khi bé đi ngủ.
- Thứ 4, nên hướng dẫn bé súc miệng bằng nước muối loãng mỗi ngày để chăm sóc răng miệng.
- Thứ 5, đưa bé đi kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát định kỳ 6 tháng 1 lần.
Nếu mẹ nhắc nhở bé thực hiện các cách trên thì tin chắc bé sẽ rất khó bị đau răng vì răng miệng luôn được vệ sinh sạch sẽ.
Trẻ bị đau răng, chắc chắn khi thấy con yêu đau đớn và khó chịu không khỏi khiến mẹ chạnh lòng và xót xa. Vì vậy, với những chia sẻ mà Healthybog.net đã mang đến, mong rằng mẹ sẽ có được những kiến thức cần thiết để chăm sóc và giúp bé yêu nhanh thoát khỏi tình trạng đau răng khổ sở này nhé.