Updated at: 20-09-2020 - By: admin

Trẻ bị đau răng là vấn đề mà không ít các gia đình có con nhỏ sẽ phải đối diện nhiều lần. Khi bị đau răng, trẻ sẽ cảm thấy rất khó chịu và đau đớn. Vì vậy, các bé khi bị đau răng thường ăn bú kém dẫn đến dễ sụt cân. Trị đau răng cho con bằng thuốc là phương án thông dụng. Thế thì bé bị đau răng uống thuốc gì, mẹ đã biết chưa? Nếu bạn vẫn đang thắc mắc vấn đề này thì bài viết sau đây sẽ giúp mẹ tìm ra được câu trả lời cho bé.

Trẻ Bị Đau Răng Uống Thuốc Gì? Mẹ Đã Biết Chưa? 1

1. Tìm hiểu về tình trạng đau răng ở trẻ nhỏ

Mẹ cùng Healthyblog.net tìm hiểu vài điểm cần thiết về vấn đề đau răng ở trẻ nhỏ để có thêm cơ sở đưa ra lựa chọn về loại thuốc phù hợp cho con nhé.

a. Tại sao bé bị đau răng?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc trẻ bị đau răng. Trước khi vội vã đặt câu hỏi: Trẻ đau răng uống thuốc gì? Mẹ cần biết được nguyên nhân nào khiến bé bị đau răng. Vì lạm dụng thuốc có thể gây hại cho sức khỏe của bé và có nhiều cách trị đau răng không nhất thiết dùng đến thuốc. Thế nên, xác định được nguyên nhân khiến bé đau răng sẽ giúp mẹ dễ xác định được cách khắc phục hiệu quả cho con.

  • Bé mọc răng
    Mọc răng thường khiến trẻ bị sưng nướu dẫn đến tình trạng đau răng rất khó chịu. Đây là một nguyên nhân phổ biến khiến các trẻ nhỏ bị đau răng.
  • Bé bị sâu răng
    Sâu răng được liệt kê vào danh sách top đầu nguyên nhân gây đau răng ở trẻ nhỏ. Thói quen ăn kẹo bánh mà lại không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thức ăn dư thừa trở thành mồi nhử khiến vi khuẩn tấn công làm bé bị sâu răng.
  • Bé bị chấn thương
    Bé bị đau răng cũng có thể do bị chấn thương răng. Quá trình chơi đùa hoặc vì một tai nạn nào đó có thể khiến bé bị chấn thương răng hoặc vùng miệng gây đau nhức.
  • Bé bị viêm nướu
    Một trong những triệu chứng của viêm nướu đó chính là đau răng. Thế nên mẹ cần quan sát xem bé có bị sưng nướu, chảy máu nướu hay bị hôi miệng kéo dài kèm đau răng không. Vì nếu có những biểu hiện trên thì có khả năng bé đang bị viêm nướu.
  • Bé bị mục xương răng
    Bé có răng mọc lệch và nếu không vệ sinh răng đúng cách thì rất dễ dẫn đến tình trạng mục xương răng. Khi đó, đau nhức răng là một triệu chứng mà đa số các trẻ bị mục xương răng đều sẽ gặp phải.

Như vậy, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đau răng ở trẻ nhỏ và mỗi nguyên nhân sẽ có những cách điều trị khác nhau.

b. Những ảnh hưởng của chứng đau răng đối với trẻ nhỏ

Tại sao “trẻ em đau răng uống thuốc gì?” lại là câu hỏi được quan tâm? Vì chứng đau răng gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hằng ngày của bé. Chẳng hạn như một vài ảnh hưởng của việc đau răng đến bé như:

  • Đau răng khiến bé rất khó chịu, dễ cáu gắt, mệt mỏi và ít thích vui chơi.
  • Đau răng, sưng nướu khiến bé gặp khó khăn trong quá trình ăn hay bú.
  • Cơn đau nhức răng có thể kéo dài khiến bé rất khó chịu khi đi ngủ nên sẽ ngủ không ngon.
  • Đau răng khiến bé khó tập trung và có thể bị ảnh hưởng đến vấn đề học tập của bé.
  • Đau răng kéo dài không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng cho bé.

Vì những ảnh hưởng của chứng đau răng gây nên, việc giúp bé yêu sớm thoát khỏi tình trạng đau răng kéo dài là điều mà bất cứ bà mẹ nào cũng quan tâm và muốn biết. Hãy cùng tìm hiểu về các loại thuốc dành cho bé ở thời điểm này mẹ nhé.

Trẻ Bị Đau Răng Uống Thuốc Gì? Mẹ Đã Biết Chưa? 2

2. Trẻ bị đau răng uống thuốc gì?

Đã đến lúc mẹ cùng Healthyblog.net tìm hiểu về câu hỏi: Bé bị đau răng uống thuốc gì? Thật ra, trẻ bị đau răng không nhất thiết phải được điều trị bằng thuốc. Chẳng hạn như trường hợp bé bị sâu răng nhẹ thì có thể hàn răng và không cần uống thuốc. Tuy nhiên, trường hợp bé bị sâu răng đến tủy thì có thể được chỉ định uống thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm hay thuốc giảm đau. Tốt hơn hết, mẹ nên đưa bé đến nha sĩ kiểm tra và thăm khám để sử dụng loại thuốc phù hợp cho con.

Sau đây là một số loại thuốc đau răng thường dùng cho trẻ nhỏ mà mẹ có thể tham khảo:

  • Hapacol: Đây là loại thuốc giảm đau được các bác sĩ khuyên dùng cho trẻ nhỏ với độ an toàn cao. Thuốc chỉ có tác dụng giảm đau chứ không thể điều trị tận gốc chứng đau răng của bé nên mẹ cần sớm đưa bé đi nha sĩ.
  • Metronidazol và Spiramycin: Sử dụng kết hợp hai loại thuốc kháng sinh này sẽ có tác dụng giảm đau răng và sưng nướu hiệu quả.
  • Efferalgan: Một số trường hợp bé có thể được chỉ định dùng thuốc Efferalgan để giảm đau.
  • Tetracycline: Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo liều dùng của loại thuốc này cho trẻ nhằm giúp giảm đau nhức răng cho bé.

Tuy nhiên, các loại thuốc đều có tác dụng phụ nên việc lạm dụng thuốc sẽ có hại cho sức khỏe của trẻ. Thay vì quá chú tâm vào việc tìm hiểu thuốc đau răng cho bé, mẹ nên đưa con đến bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị phù hợp. Vì liều dùng dành cho từng bé ở từng độ tuổi và cân nặng khác nhau nên mẹ cần tìm hiểu kỹ để cho con uống thuốc thích hợp nhé.

Trẻ Bị Đau Răng Uống Thuốc Gì? Mẹ Đã Biết Chưa? 3

3. Trị đau răng cho trẻ bằng phương pháp dân gian:

Ngoài việc sử dụng thuốc tây để điều trị đau răng cho trẻ, nhiều chị em cũng tin dùng phương pháp dân gian để giúp con sớm thoát khỏi tình trạng bị đau răng. Sau đây là một vài vị thuốc dân gian giúp trị sâu răng ở trẻ nhỏ mà các chị em có thể tham khảo để điều trị cho bé.

a. Thứ 1: Lá trầu không

Lá trầu không có khả năng kháng khuẩn cao nên vẫn được dân gian tin dùng để điều trị chứng sâu răng ở trẻ em.

Cách thực hiện:

  • Lấy 2 – 3 lá trầu không tươi, không giập nát, rửa thật sạch nhiều lần và ngâm qua nước muối pha loãng để khử khuẩn rồi vớt ra để ráo.
  • Giã lá trầu không (hoặc xay nhuyễn) cùng một ít muối tinh.
  • Thêm một ít rượu vào hỗn hợp lá trầu không và để trong 10 phút.
  • Vắt lấy phần nước cốt.
  • Chia lượng nước làm hai lần để bé súc miệng, nhớ nhắc bé khạc ra hết nước lá trầu không chứ không nuốt.

b. Thứ 2: Chườm đá

Chườm đá cũng là một cách giúp giảm đau răng và giảm sưng tức thời cho trẻ đã được nhiều chị em áp dụng thành công.

Cách thực hiện: Lấy 1 viên đá, chườm bên ngoài chỗ răng bị sưng của bé trong khoảng 1 – 2 phút sẽ giảm đau tức thì.

c. Thứ 3: Lá lốt

Lá lốt cũng được xem là một đáp án cho câu hỏi: trẻ đau răng uống thuốc gì? Chính vì thành phần benzyl axetat được tìm thấy bên trong lá lốt có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm sưng và đau răng hiệu quả nên mẹ có thể an tâm dùng lá lốt như một vị thuốc trị sâu răng cho bé.

Cách thực hiện:

  • Lấy khoảng 3 – 4 lá lốt tươi nguyên, rửa thật sạch nhiều lần với nước.
  • Cho lá lốt vào nồi nấu cùng một ít nước và ½ thìa cafe muối tinh.
  • Nước sôi thì đun với lửa nhỏ trong khoảng 5 phút nữa để tinh dầu lá lốt thấm vào nước.
  • Đợi nước nguội thì cho bé súc miệng thay nước nước súc miệng.

d. Thứ 4: Gừng và tỏi

Gừng và tỏi cũng là hai loại gia vị thường thấy trong bữa ăn của người Việt. Vì vậy, không khó để bạn tìm được hai nguyên liệu quen thuộc này để điều trị chứng đau răng cho bé. Vì khả năng kháng viêm cao nên kết hợp gừng và tỏi sẽ mang đến liều thuốc kháng sinh hiệu quả cho mẹ.

Cách thực hiện:

  • Lấy 2 tép tỏi giã nát cùng ½ củ gừng.
  • Thêm 1 ít muối hạt vào hỗn hợp trên.
  • Dùng bông tăm thấm vào hỗn hợp đã chuẩn bị rồi chấm vào vết răng đau.
  • Thực hiện nhiều lần trong ngày.

e. Thứ 5: Lá trà xanh

Thêm một gợi ý khác cho mẹ nếu muốn trị đau răng cho con bằng phương pháp dân gian đó chính là sử dụng lá trà xanh. Vì là trà xanh rất tốt cho nướu nên có thể mang đến hiệu quả giảm đau răng nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Dùng 1 nắm lá trà xanh tươi nguyên, rửa nhiều lần với nước, nên ngâm qua nước muối pha loãng.
  • Vò nát lá trà xanh rồi cho vào bình trà, đập kín và ủ trong khoảng 10 phút.
  • Cho trẻ ngâm lá trà xanh trong khoảng 3 phút thay nước súc miệng rồi khạc ra hoàn toàn.

Kiên trì thực hiện các phương pháp giảm đau răng theo dân gian, chắc chắn mẹ sẽ thấy được hiệu quả nhanh chóng. Đây là các phương pháp đã được nhiều bà mẹ áp dụng thành công và vẫn được các chị em truyền tai nhau suốt những năm tháng qua.

Bé bị đau răng uống thuốc gì? Chắc hẳn đến đây thì mẹ đã có được câu trả lời cho riêng mình rồi đúng không? Mong rằng mẹ sẽ có những lựa chọn khôn ngoan để chăm sóc và giúp bé giảm đau răng hiệu quả nhé.

 

Rate this post