Cứ khi thời tiết thay đổi hoặc nóng lạnh thất thường gây cho trẻ nhiều bực dọc là lúc các mẹ lại tất tưởi chạy ngược chạy xuôi lo lắng giải quyết những khó chịu cho đứa con bé bỏng mang tên “nỗi sợ ngày giao mùa”. Do vậy, tìm hiểu kỹ vấn đề về dị ứng thời tiết và giải pháp hiệu quả khi trẻ bị dị ứng thời tiết để biết “trẻ bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì” là việc rất cần thiết đối với những phụ huynh có con nhỏ.
Trẻ bị dị ứng thời tiết nổi ban
Dị ứng thời tiết ở trẻ em
- Dị ứng thời tiết là một vấn đề do phản ứng của hệ miễn dịch với các yếu tố môi trường, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt thường thấy nhiều ở trẻ em nhỏ. Tuy dị ứng thời tiết không quá nguy hiểm nhưng có thể gây cho trẻ nhiều khó chịu, bực dọc đáng sợ khi trẻ bị dị ứng thời tiết.
- Nguyên nhân gây ra dị ứng thời tiết ở trẻ em khá đa dạng. Ngoài vấn đề sức đề kháng yếu và hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ còn có một số nguyên nhân do môi trường, thời tiết. Sự thay đổi đột ngột giữa nhiệt độ bên trong và bên ngoài cơ thể có thể làm cơ thể bé sẽ tiết ra một lượng lớn chất histamine sẽ gây ra tình trạng dị ứng cho trẻ.
- Ngoài ra, thời tiết thay đổi thất thường, lúc lạnh, hanh khô, lúc nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho các loại phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn bám vào da bé, phát tán mầm bệnh và phát triển gây cho bé dị ứng khó chịu. Da trẻ sơ sinh còn non nớt và rất nhạy cảm cho nên càng dễ bị dị ứng.
- Những biểu hiện của dị ứng thời tiết ở trẻ mà phụ huynh có thể dễ dàng quan sát được như: phát ban trên da, nổi mẩn đỏ toàn thân, nổi mề đay, ngứa ngáy trên da, mắt đổ ghèn hay sưng đỏ, nghẹt mũi hoặc sổ mũi, thở khó, hắt hơi
Cách chăm sóc giúp trẻ giảm khó chịu khi bị dị ứng thời tiết
Phần lớn dị ứng thời tiết không quá nguy hiểm nhưng có thể gây cho trẻ khó chịu, ngứa ngáy, bực dọc, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi trẻ bị dị ứng thời tiết ở mức độ nhé thì cách chăm sóc trẻ khoa học có thể giúp trẻ dễ chịu, giảm dần và khỏi hẳn các triệu chứng dị ứng. Do vậy, trước khi nghĩ đến trẻ bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì, phụ huynh hãy thực hiện cách chăm sóc để theo dõi, giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do dị ứng thời tiết gây ra cho trẻ như sau:
Lưu ý để phòng dị ứng thời tiết ở trẻ
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, cha mẹ hãy giúp con phòng tránh dị ứng thời bằng những cách sau:
- Quan tâm để ý tin tức dự báo thời tiết và ghi nhớ những giai đoạn dễ gây ra dị ứng thời tiết cho trẻ trong năm để có kế hoạch phòng tránh và giữ gìn sức khoẻ cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ có làn da nhạy cảm.
- Trong chế độ dinh dưỡng, nên bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất, vitamin và khoáng chất cần thiết để cơ thể trẻ được tăng cường sức đề kháng.
- Quản lý trẻ tránh xa những tác nhân gây dị ứng.
- Đối với trẻ có cha hoặc mẹ, hoặc cả cha và mẹ có tiền sử dị ứng thời tiết thì khả năng con sẽ dễ bị dị ứng thời tiết giống cha mẹ rất cao. Do đó, cha mẹ cần lưu ý để phòng tránh cho con.
- Tìm hiểu cho trẻ sử dụng các loại sản phẩm làm mềm da, mát da, chống dị ứng giúp bổ sung các chất cần thiết để tăng cường sức khỏe làn da cho trẻ.
- Ngoài ra, việc chăm sóc trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ cũng là một giải pháp phòng ngừa hiệu quả. Khi mang thai, mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo bé không bị thiếu chất, được phát triển toàn diện và có sức đề kháng tốt khi sinh ra. Bản chất thể trạng đứa trẻ vốn đã khỏe mạnh từ khi sinh ra thường ít dễ nuôi, dễ chăm sóc, ít bệnh tật do có sức đề kháng tốt.
Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thời tiết
- Khi trẻ có xuất hiện các biểu hiện bị dị ứng thời tiết, phụ huynh cần xác định nguyên nhân gây ra bệnh nhằm có thể có hướng chủ động điều trị kịp thời hoặc nhờ tư vấn hỗ trợ từ chuyên gia khi cần thiết.
- Nếu các biểu hiện dị ứng nhẹ và xác định được nguyên nhân do yếu tố thời tiết tiết nào thì cha mẹ hãy hạn chế để con tiếp xúc bằng cách hạn chế ra gió, hạn chế ra nắng, không để bé bị bị lạnh hay nóng đột ngột.
- Sử dụng các loại thảo dược, cây cỏ sẵn có trong vườn nhà để cho bé tắm, hơ, xông nhằm giảm triệu chứng dị ứng nếu không nhất thiết phải dùng thuốc tây.
Cho trẻ thăm khám và điều trị dị ứng thời tiết
- Trường hợp bé bị dị ứng với những biểu hiện mạnh dữ dội hoặc dai dẳng từ 36 tiếng trở lên thì cha mẹ phải nhanh chóng cho con đi khám tại cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn có nên dùng thuốc cho trẻ và trẻ bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì cùng với chế độ chăm sóc phù hợp.
Phân biệt dị ứng thời tiết với các loại dị ứng khác ở trẻ
Để có cách chăm sóc phù hợp và cách điều trị hiệu quả cho trẻ trước khi nghĩ đến chuyện trẻ bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì thì cha mẹ phải phân biệt được trẻ đang mắc dị ứng gì.
- Để phân biệt được trẻ bị dị ứng thuốc hay dị ứng thời tiết, cha mẹ cần kiểm tra xem những dấu hiệu dị ứng và thời gian xuất hiện dị ứng có thuộc giai đoạn thời tiết thay đổi hay giao mùa không.
- Lục lại nhật ký bữa ăn xem bé có ăn những gì lạ có thể gây dị ứng không để không bị nhầm lẫn với tình trạng dị ứng phát ban do dị ứng thức ăn.
- Kiểm tra nhật trình tiếp xúc của trẻ xem trẻ có động hay tiếp xúc vào những cây hay con vật dễ gây dị ứng. Những dấu hiệu dị ứng trên da có triệu chứng nặng nhẹ không đều, tình trạng nặng hơn ở những hay tiếp xúc thì có thể là dị ứng tiếp xúc. Nếu bé không quen mặc bỉm, nếu muốn mặc bỉm cho bé để tiện chăm sóc hơn thì mẹ phải tìm hiểu vấn đề bé bị dị ứng bỉm bôi thuốc gì trước khi cho bé mặc bỉm để trị dị ứng do tiếp xúc với bỉm.
- Khi bé mới được tiêm phòng một số loại vaccine hoặc một số loại thuốc trị bệnh lý khác hoặc cũng có trẻ bị dị ứng thuốc hạ sốt có thể gây ra tình trạng phản ứng và biểu hiện trẻ bị dị ứng thuốc nổi mẩn đỏ khắp người gần tương tự như dị ứng thời tiết.
- Khi bé bị mắc các chứng bệnh nhiễm trùng, viêm phổi, viêm da, viêm đường hô hấp hay các bệnh lý tiêu hóa cần sử dụng thuốc kháng sinh nhiều cũng có thể gây cho trẻ bị dị ứng thuốc kháng sinh và biểu hiện của dị ứng thuốc kháng sinh cũng có thể làm cha mẹ nhầm tưởng bé bị dị ứng thời tiết.
Trẻ bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì?
Khi trẻ trên 6 tháng tuổi và đủ khả năng uống thuốc thì mẹ có thể cho bé dùng một số loại thuốc trị ho dị ứng thời tiết để giúp bé làm dịu cơn ho. Một trong số các loại thuốc trị ho dị ứng có thể là:
Trẻ bị ho dị ứng thời tiết uống thuốc gì?
- Những thuốc kháng Histamine làm ức chế quá trình giải phóng Histamine giúp giảm hắt hơi, ngứa mũi, ho, đau họng hay viêm họng ở trẻ.
- Một số loại thuốc thông mũi ở dạng xịt phun sương để trị sổ mũi hay nghẹt mũi, loại bỏ nguyên nhân chảy nước mũi dẫn đến những cơn ho và có đờm trong họng bé.
- Sử dụng các loại thuốc chống ho có Acetaminophen hoặc Ibuprofen.
- Tuyệt đối không được dùng Aspirin để chữa ho dị ứng cho trẻ hoặc thanh thiếu niên vì có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của trẻ, thậm chí là tính mạng của trẻ.
- Trẻ bị ho dị ứng thời tiết uống thuốc gì? Việc sử dụng thuốc để điều trị dị ứng thời tiết không đúng cách có thể gây cho bé bị dị ứng thuốc và khi đó cha mẹ lại phải loay hoay đi tìm lời giải cho câu hỏi “trẻ bị dị ứng thuốc phải làm sao?”. Do vậy, việc dùng thuốc cho trẻ để điều trị dị ứng, đặc biệt là trẻ nhỏ, cần được sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Khuyến cáo dinh dưỡng cho các bé dễ bị dị ứng thời tiết
Nếu trong nhà có trẻ nhỏ, cha mẹ nào cũng nên nắm được chế độ dinh dưỡng cho các bé dễ bị dị ứng như sau:
- Để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ phát triển và tăng sức đề kháng của cơ thể, mẹ hãy cho bé ăn đầy đủ các các chất chứa 4 nhóm chính: nhóm bột đường, nhóm chất béo, nhóm chất đạm, nhóm vitamin và khoáng chất. Chất bột đường có trong các loại ngũ cốc, khoai, sắn và một số loại hạt; chất béo có nhiều trong hạt mè, hạt đậu lạc, sachi; nhóm chất đạm có trong các loại thịt, tôm, cá, trứng; nhóm vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại trái cây chín, nước ép rau quả.
- Nếu trẻ có tiền sử dị ứng thì mẹ hãy hạn chế cho trẻ ăn tôm, cua, mực, cá biển sâu, sữa bò, đậu phộng, sữa bò, thực phẩm chứa quá nhiều đạm hoặc những thực phẩm lên men khác.
- Khi muốn cho trẻ ăn những thức ăn lạ, cần khống chế hàm lượng cho ăn. Chỉ nên cho trẻ ăn thử để xem có gây dị ứng cho trẻ không rồi mới quyết định cho trẻ ăn.
- Ăn thức ăn căn cứ theo mùa. Vào những mùa gió nhiều, nắng khô hanh rồi lại nóng ẩm hoặc đột ngột lạnh (lúc giao mùa), hạn chế cho bé ăn tôm, cua biển, mực hay những thực phẩm dễ gây dị ứng để khỏi phải nghĩ thêm trẻ bị dị ứng thức ăn uống thuốc gì đối với những trẻ có tiền sử dị ứng thời tiết. Các mẹ nên chọn cho con những món ăn trung tính, có tính mát, lành để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn giao mùa thời tiết thay đổi.
Kết luận
Tuy dị ứng thời tiết không quá nguy hiểm nhưng gây cho trẻ nhiều khó chịu, bực dọc đáng sợ và có thể làm cho trẻ bị ám ảnh, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sự phát triển tâm lý của trẻ. Phụ huynh cần có kiến thức về dị ứng thời tiết và nên biết trẻ bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì để phòng sẵn trong nhà khi nhà có trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và đang sống trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
https://mebeaz.com/trebihododiungthoitiet/
https://congsuckhoe.vn/trebihodiungthoitietuongthuocgid55506.html
https://gonhub.com/tresosinhbidiungthoitietphailamsaonhanhkhoibenh.html
https://www.webmd.com/allergies/howweatheraffectsallergies#1