Dị ứng thức ăn là một loại dị ứng rất phổ biến xảy ra ở cả người lớn và trẻ con. Thông thường cha mẹ đã từng bị dị ứng thức ăn sẽ dễ sinh con cũng hay bị dị ứng, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí hoặc gia đình sinh sống ở nơi có bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, cha mẹ chắc hẳn rất cần những thông tin về triệu chứng, dấu hiệu cũng như cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thức ăn trong bài viết dưới đây.
Trẻ bị dị ứng thức ăn, cha mẹ phải làm gì?
Trẻ bị dị ứng thức ăn:
Trẻ bị dị ứng thức ăn khi hệ miễn dịch của cơ thể trẻ phản ứng với một số thực phẩm vì nhận diện loại thực phẩm đó là có hại. Khi đó, hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ sản sinh ra các kháng thể gọi là globulin miễn dịch E (IgE) để trung hòa các tác nhân gây dị ứng, kháng thể này làm giải phóng histamin. Histamin là nguyên nhân chính gây nên dị ứng thức ăn. Khi trẻ ăn thức ăn chứa nhiều histamin hay trong quá trình chuyển hóa thức ăn làm sản sinh ra histamin cũng có nguy cơ bị dị ứng.
Dị ứng thức ăn xảy ra phổ biến đối với trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, hoặc những người có cơ địa nhạy cảm, những trẻ thường có nồng độ kháng thể IgE trong máu cao hơn bình thường dễ bị dị ứng. Thêm nữa, sức đề kháng của trẻ còn kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện chính là nguyên nhân dễ gây dị ứng.
Dị ứng thức ăn cũng gây ra bởi một số protein có trong động vật có vỏ như tôm, tôm hùm và cua; đậu phộng; hạt cây, như quả óc chó và quả hồ đào; cá hoặc trứng. Ở trẻ em, dị ứng thực phẩm thường được gây bởi các protein trong trứng, sữa, đậu phộng, hạt cây, lúa mì.
Dị ứng thức ăn cấp tính (xảy ra tức thì) có thể gây ra bệnh nghiêm trọng hoặc thậm chí xảy ra phản ứng đe dọa đến tính mạng gọi là sốc phản vệ trong khi đó dị ứng mãn tính thì kéo dài trong thời gian lâu hơn. Dị ứng có thể gây phù nề tại chỗ hoặc khắp cơ thể, mẩn ngứa, dị ứng thức ăn nổi mề đay, co thắt cơ trơn làm cho đau bụng, buồn nôn, khó thở…
Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng
Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thức ăn:
Các hiện tượng khác thường khi trẻ bị dị ứng thức ăn xuất hiện trong vòng vài phút đến hai tiếng sau khi ăn thức ăn có chứa chất gây dị ứng. Đối với một số người, việc bị dị ứng chỉ gây khó chịu và có thể thuyên giảm sau thời gian ngắn, không nghiêm trọng đến tính mạng. Đối với những người khác, dị ứng có thể gây ra những nguy hiểm và các triệu chứng vô cùng khó chịu. Một số triệu chứng khi trẻ bị dị ứng thức ăn:
- Nổi mề đay, ngứa ngáy, ngứa ran và ngứa trong miệng.
- Chóng mặt, choáng, ngất xỉu.
- Sưng phù quầng mắt.
- Sổ mũi (có chảy mũi), chảy nước mắt, hắt hơi
- Thở khò khè, khó thở, nghẹt mũi
- Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn
- Sưng vùng môi, mặt, lưỡi, cổ họng và những phần khác của cơ thể
- Một triệu chứng gây nguy hiểm là sốc phản vệ: gây ra co thắt đường hô hấp, sưng cổ họng, khó thở, tụt huyết áp, bất tỉnh. Trẻ bị sốc phản vệ có thể hôn mê hoặc thậm chí tử vong. Vì vậy cần nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu nếu nhận thấy xảy ra hiện tượng này.
Ngoài những triệu chứng xảy ra ngay lập tức thì có những triệu chứng muộn như viêm da, hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, ho dai dẳng, chảy nước mũi, táo bón, ra mồ hôi, biếng ăn, giảm tập trung, ngủ kém khi bị dị ứng thức ăn. Nếu trẻ xảy ra các hiện tượng này không gắn với lúc trẻ ăn thì cha mẹ rất khó đoán được bệnh của con, cần đưa trẻ đi khám để không nhầm lẫn hay để dị ứng kéo dài ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ.
Cách phòng tránh khi trẻ bị dị ứng thức ăn:
Cha mẹ đọc hoặc hướng dẫn trẻ đã lớn đọc thành phần trên bao bì thức ăn để biết con có dị ứng với thành phần nào hay không. Khi đi ăn tại nhà hàng hoặc ở nơi khác cần phải hỏi rõ thành phần chế biến. Không ăn những thực phẩm hư hỏng, hết hạn sử dụng và luôn mang theo thuốc chống dị ứng theo bên người theo đơn của bác sĩ.
Trẻ sơ sinh bị dị ứng thức ăn:
Trẻ nên bú mẹ trong 6 tháng đầu để tránh bị dị ứng
Nếu trẻ sơ sinh bị dị ứng thức ăn sẽ có khả năng cao mắc những bệnh dị ứng khác trong quá trình phát triển của mình như viêm mũi dị ứng, chàm, hen phế quản. Vậy trẻ bị dị ứng thức ăn phải làm sao? Cha mẹ cần lưu ý cách phòng tránh dị ứng cho trẻ sơ sinh vì hiện dị ứng không có thuốc đặc trị hay có phương pháp chữa bệnh cụ thể, tốt nhất là cần hiểu cơ chế của tình trạng dị ứng thức ăn để phòng tránh cho con.
Khi mẹ đang cho con bú mà không có sữa thì nên sử dụng những loại sữa giảm tính dị ứng với đạm thủy phân và tránh việc sử dụng sữa bò. Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không nên bú thêm sữa bột vì việc bú mẹ làm giảm tối đa việc tiếp xúc với các protein lạ, thời gian bú sữa mẹ giúp hoàn chỉnh lớp bảo vệ ở ruột, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Với trẻ sơ sinh, tránh cho em bé ăn Gluten (trước 6 tháng) hoặc chọn các sản phẩm chế biến sẵn có dòng chữ “không chứa gluten”. Đây là một loại đạm có trong hạt ngũ cốc như: lúa mì, mạch đen, lúa mạch và yến mạch. Cá cũng nên hạn chế cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Đậu phộng và các thức chứa đậu phộng chỉ cho trẻ ăn khi trẻ ít nhất được 3 tuổi.
Cha mẹ nên cho trẻ ăn dặm từ từ từng loại thức ăn để trẻ quen dần với mùi vị và biết được trẻ có bị dị ứng với loại thực phẩm đó hay không. Khi nhận thấy trẻ có nhiều dấu hiệu bị dị ứng thức ăn, cha mẹ nên ngừng cho trẻ ăn ăn loại thức ăn đó và loại khỏi danh sách thực đơn của trẻ.
Nên cho trẻ ăn thức ăn dặm sau 6 tháng và khởi đầu ăn bằng các loại thực phẩm như gạo, thịt heo, thịt gà, chuối, lê, rau quả và các loại dầu tinh chế không còn protein để gây dị ứng, tránh cho trẻ ăn những thực phẩm thường gây dị ứng như lòng trắng trứng, hải sản, lạc và các đồ uống, thức ăn có chứa chất bảo quản cho đến khi trẻ sau 12 tháng tuổi. Một số trẻ nhỏ còn có tình trạng dị ứng với sữa.
Ngoài ra, việc bổ sung vitamin và muối khoáng theo chỉ định của bác sĩ cũng quan trọng khi trẻ bị dị ứng và không ăn được một số loại thực phẩm nào đó. Cha mẹ hoặc người giữ trẻ nên vệ sinh những dụng cụ nhà bếp thường xuyên khi nấu ăn tại nhà hoặc báo cho giáo viên, người trông trẻ ở trường về tình trạng dị ứng thức ăn của bé.
Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thức ăn:
Cha mẹ hoặc người lớn cần sơ cứu đúng cách khi bé bị dị ứng thức ăn: dừng ngay thực phẩm đang ăn, sao đó người lớn hòa vitamin C chung với ly nước và cho trẻ uống. Với người bệnh bị sốc phản vệ và có nguy cơ đe dọa tới tính mạng như nghẹt thở, tay chân lạnh, vã mồ hôi, mất ý thức cần hô hấp nhân tạo rồi nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế để được cấp cứu.
Cách chữa trẻ bị dị ứng thức ăn là phát hiện ra các dị nguyên nào là nguyên nhân và tránh tiếp xúc với các dị nguyên đó. Đôi khi phải thay đổi thói quen ăn uống và cẩn thận hơn trong việc sử dụng thức ăn cho trẻ. Cha mẹ cần liệt kê thực phẩm trẻ đã ăn trong ngày để tìm ra thực phẩm gây dị ứng và tránh loại thực phẩm đó đi hoặc thay bằng nguồn dinh dưỡng khác.
Trẻ bị dị ứng sữa công thức:
Một số trẻ bị dị ứng sữa công thức
Dị ứng sữa bò là một trong những loại dị ứng sữa thường gặp nhất, ngoài ra có một số trẻ cũng có thể dị ứng với sữa của các động vật khác như sữa dê, sữa cừu, sữa trâu. Khoảng từ 10 30% trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến 1 tuổi bị dị ứng với sữa bột công thức. Trẻ từ 3 tuổi trở lên thì có đến 75% trẻ không còn bị dị ứng với sữa và một số trường hợp trẻ sẽ bị dị ứng với sữa suốt đời. Dị ứng với sữa có thể do di truyền từ cha mẹ.
Các trẻ có hệ thống miễn dịch nhầm các protein có trong sữa là các kháng thể lạ gây hại cho cơ thể sẽ bị dị ứng khi uống sữa. Cha mẹ cũng cần phân biệt dị ứng sữa khác với tình trạng không dung nạp glucose là khi cơ thể thiếu men tiêu hóa lactose mặc dù có thể triệu chứng của chúng là tương tự nhau.
Các triệu chứng dị ứng sữa xảy ra trong vòng vài phút đến vài giây, có thể nhẹ nhàng như trẻ sẽ bị phát ban, hay nặng hơn là khó thở, khò khè, nôn hay gặp phải các rối loạn tiêu hóa khác, trầm trọng hơn là tình trạng sốc phản vệ do dị ứng sữa, đe dọa tính mạng của trẻ.
Một số hiện tượng khi trẻ bị dị ứng sữa:
- Đau thắt bụng, đau bụng quặn.
- Ho, khó thở, thở khò khè.
- Tiêu chảy, phân có thể lẫn máu.
- Chảy nước mũi, chảy nước mắt.
- Nổi mẩn, ngứa ngáy khó chịu.
Bé bị dị ứng sữa công thức phải làm sao?
Đối với các trẻ dị ứng sữa nhẹ: cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc kháng histamin có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng của bệnh, giảm khó chịu cho bé. Đối với sốc phản vệ do dị ứng sữa: cần đưa trẻ đến phòng cấp cứu càng nhanh càng tốt để được xử trí khẩn cấp với các biện pháp hồi sức tích cực. Trong tình trạng xấu, bác sĩ có thể chỉ định dùng Adrenalin cho trẻ.
Tốt nhất với những trẻ dị ứng với sữa là tránh xa sữa và các loại thực phẩm làm từ sữa và hỏi ý bác sĩ để tìm nguồn thay thế protein và canxi ở sữa bò cho trẻ.
Trẻ bị dị ứng thức ăn uống thuốc gì?
Một số loại thuốc dùng trong điều trị dị ứng thức ăn đó là kháng sinh Histamin, thuốc corticoid, thuốc Epinephrine. Tuy nhiên, cha mẹ cần có sự hướng dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc cho trẻ nhé!
Ngoài ra còn có các cách dân gian để làm giảm các triệu chứng dị ứng như: Nước giấm táo rượu: nước giấm táo có tác dụng kháng lại histamine nên có thể chữa dị ứng thức ăn, lấy lại pH cân bằng, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể trẻ.
Có thể dùng luôn cả phần dung dịch và phẫn bã, cha mẹ lấy 1 thìa mật ong, 1 thìa nước cốt chanh rồi chế nước ấm vào, cho trẻ uống một ngày uống 2 cốc nước giấm táo pha. Tỏi chứa thành phần chống dị ứng tự nhiên giúp giảm bớt các triệu chứng khi bị dị ứng, chất quercetin và hỗ trợ phục hồi tổn thương do dị ứng rất nhanh. Một cách đơn giản mà hiệu quả khác có thể giúp con bạn lấy lại đủ dưỡng chất là bổ sung vitamin tổng hợp từ rau xanh, trái cây để tăng cường hệ miễn dịch.
Kết luận:
Hầu hết các cha mẹ không biết liệu trẻ bị dị ứng thức ăn hay không cho đến khi trẻ thử thức ăn đó lần đầu tiên và có phản ứng. Đó là lý do tại sao cha mẹ, giáo viên hay người giữ trẻ cần biết các biện pháp phòng ngừa cũng như ghi nhớ các dầu hiệu nhận biết để kịp xử lý khi trẻ bị dị ứng thức ăn.
Nguồn tham khảo:
https://www.vinmec.com/vi/tintuc/thongtinsuckhoe/lamnaokhibidiungthuc/
https://www.vinmec.com/vi/benh/diungsua3131/
https://www.healthline.com/health/allergies/kidsfoodallergies#allergyvsintolerance