Updated at: 23-04-2020 - By: admin

Dị ứng là hiện tượng liên quan đến hệ thống miễn dịch có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trẻ bị dị ứng có thể gây rất nhiều phiền toái cho trẻ và mối lo lắng của cha mẹ. Do vậy, việc tìm hiểu căn bệnh này, biện pháp phòng và cách xử trí kịp thời khi gặp vấn đề về dị ứng ở trẻ là điều rất cần thiết đối với mọi gia đình có trẻ nhỏ.

Trẻ bị dị ứngTrẻ bị dị ứng mẩn đỏ

Dị ứng là gì?

Dị ứng không được xem là một căn bệnh mà đơn giản chỉ là một cách phản ứng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể mỗi người. Hiện tượng dị ứng là vấn đề xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể (là cơ quan giúp cơ thể chống lại bệnh tật) có phản ứng quá mức hoặc đột ngột khi ăn, hít thở, bị tiêm, chích, đốt, sờ, chạm hoặc tiếp xúc với một chất mà bình thường vốn không gây hại (y học gọi là một dị nguyên hay một chất gây dị ứng).

Những phản ứng dị ứng tùy theo mức độ nặng/nhẹ khác nhau để có thể ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể khác nhau và dẫn đến các bệnh hoặc tình trạng như sốc phản vệ, hen suyễn, viêm da tiếp xúc, chàm, dị ứng thực phẩm, dị ứng thuốc, mề đay, dị ứng nọc độc côn trùng, sốt…

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trẻ bị dị ứng?

Trẻ em dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng (dị nguyên). Chất gây dị ứng có thể xâm nhập cơ thể trẻ bằng nhiều đường khác nhau như ăn, uống, thở, tiêm, chích, côn trùng chích (hoặc cắn) hoặc tiếp xúc qua da (đụng phải). Những chất gây dị ứng thường gặp là:

Trẻ bị dị ứngNguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng

  • Cỏ, cây, phấn hoa, các loại cây cảnh trong vườn có thể trẻ em bị dị ứng nổi mề đay, mẩn ngứa.
  • Nấm mốc bám trên bề mặt tường nhà và ngoài trời
  • Rận, mối, mốc trong chăn, ga, gối, nệm để lâu ngày không dùng và không được giặt sạch dễ làm trẻ bị dị ứng mẩn ngứa.
  • Các loại xà phòng, nước tẩy rửa, dung dịch vệ sinh diệt khuẩn, sữa tắm
  • Lông, da, vảy động vật như chó, mèo, bò, ngựa, thỏ…
  • Các loại thức ăn dễ gây dị ứng
  • Côn trùng đốt/chích, các vết cắn của kiến, muỗi chích
  • Dị ứng do di truyền: nếu cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ bị dị thì khả năng con sinh ra cũng rất dễ bị dị ứng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng

Có rất nhiều dấu hiệu khi trẻ bị dị ứng, một số dấu hiệu để nhận biết trẻ bị dị ứng có thể là:

  • Nổi mề đay: bé bị dị ứng da nổi mẩn đỏ hoặc sưng ngứa do thức ăn, do virus, do thuốc hoặc do các tác nhân khác gây ra dị ứng biểu hiện trên da trẻ.
  • Dị ứng thời tiết: trẻ em bị dị ứng thời tiết khi thời tiết thay đổi.
  • Dị ứng côn trùng cắn: khi bị các loại ong (ong vò vẽ vàng, ong bắp cày), kiến lửa, kiến bống hoặc các loại côn trùng khác chích/đốt thì trẻ có thể gặp các phản ứng nghiêm trọng.
  • Dị ứng thuốc: trẻ có thể bị dị ứng khi sử dụng các loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn, và các loại vắcxin khi cho trẻ tiêm phòng. Triệu chứng thường gặp như bé bị dị ứng da, phát ban, sưng phù, sốc phản vệ.
  • Dị ứng thực phẩm: là phản ứng với thức ăn, thức uống. Biểu hiện của nó khá đa dạng: từ đau bụng đến phát ban, hoặc thậm chí là tình trạng sốc phản vệ nghiêm trọng.
  • Chàm do dị ứng: là một loại ban ngứa mãn tính ở trẻ, hay còn được gọi là viêm da dị ứng ở trẻ
  • Hen suyễn: các tác nhân gây dị ứng làm các đường khí sưng lên và co thắt và làm các đường thở để đưa không khí vào phổi bị thu hẹp lại hơn so với bình thường.
  • Viêm da do tiếp xúc: là một dạng ban ngứa khi da trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như cây sồi, cây sơn độc, đồ trang sức (có trẻ dị ứng khi đeo dây chuyền bạc, vàng)  và các hóa chất có trong các loại kem, mỹ phẩm (do mỹ phẩm thường chỉ dùng cho người lớn).

Trẻ bị dị ứngTrẻ bị dị ứng gây nổi mẩn trên da

  • Sốt cỏ khô: là phản ứng dị ứng đường mũi có thể xảy ra vào một số thời điểm trong năm, có thể gây chảy mũi, hắt hơi, nghẹt mũi hay ngứa mũi đi kèm mắt đỏ, chảy nước mắt, ngứa mắt.
  • Phụ huynh lưu ý các triệu chứng trẻ bị dị ứng để không bị nhầm lẫn với cảm lạnh. Cảm lạnh còn có những dấu hiệu khác đi kèm như hắt hơi, nước mũi trong có màu và đặc, thường xảy ra ở mùa cúm (như mùa lạnh, nhiều sương mù) thường kéo dài từ 3 đến 10 ngày, trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn, phờ phạc…
  • Sốc phản vệ: là một phản ứng dị ứng đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nếu không nhận biết, xử lý đúng cách và kịp thời.

Phòng ngừa dị ứng ở trẻ và cách xử trí khi trẻ bị dị ứng

Tuy dị ứng không phải là một bệnh, nhưng dị ứng có thể gây ra rất nhiều phiền toái thực tại, tương lai và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Do vậy, việc tìm hiểu để trả lời được câu hỏi trẻ bị dị ứng phải làm sao là điều mà mọi gia đình có con nhỏ đều nên làm.

Theo khuyến cáo của chuyên gia về bệnh trẻ em, cách giải quyết khi trẻ bị dị ứng phụ thuộc chủ yếu vào nguồn gây ra dị ứng. Do vậy, để trả lời đúng câu hỏi khi bé bị dị ứng phải làm sao, phụ huynh cần lưu ý như sau:

  • Khi cho trẻ ăn món ăn lạ: nếu thấy trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người, ngứa, phát ban, đi ngoài, sốt… thì dừng ngay món ăn này để theo dõi xem có phải nguyên nhân do trẻ bị dị ứng thức ăn không.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với cây sồi, cây sơn độc hoặc những cây lạ khiến tre em bi di ung.
  • Khi cho trẻ tiêm phòng hoặc tiêm các loại thuốc dễ gây dị ứng: tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ để phòng trường hợp bé bị dị ứng với thuốc gây nguy hiểm cho bé.
  • Không nên để bé chơi dưới nền đất chỗ có nhiều côn trùng, kiến, ong hay các loại côn trùng có thể cắn/chích bé gây dị ứng.
  • Hạn chế cho các bé nhỏ chơi với động vật, tiếp xúc, sờ vào những con vật để tránh dị ứng tiếp xúc..
  • Thường xuyên giặt dũ chăn, ga, gối, đệm, vệ chỗ ăn, chỗ chơi, chỗ ngủ cho bé.
  • Đối với trường hợp dị ứng do di truyền: khi cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ của bé bị dị ứng với những thức ăn, thức uống, loại thuốc, thời tiết hay hoạt chất nào đó thì khả năng bé cũng dị ứng với những thứ đó là rất cao.
  • Khi trẻ có các dấu hiệu hiệu nặng như: phát ban dày khắp người, nổi mẩn ngứa, nôn ói liên tục, khó thở, đi ngoài, đau bụng hoặc sốt bất thường thì cha mẹ hãy cho con đến cơ sở y tế uy tín để được bác sỹ chuyên môn khám và tư vấn cách xử lý kịp thời. Đặc biệt, nếu bé có dấu hiệu sốt cao và co giật (nghi ngờ sốt phản vệ) thì phải gọi cấp cứu hoặc đưa bé đến bệnh viện càng nhanh càng tốt.

Trẻ bị dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết ở trẻ là những phản ứng của hệ miễn dịch trước những tác nhân của môi trường, đặc biệt là khi khí hậu đột ngột chuyển từ lạnh sang nóng, hoặc chuyển qua mùa gió nhiều (gió nồm). Biểu hiện thường gặp của trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa ngoài da khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.

Trẻ bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì? Nguyên nhân dị ứng thời tiết ở trẻ là do sự thay đổi nhiệt độ bên trong và bên ngoài cơ thể bé một cách đột ngột khiến cơ thể tiết ra lượng histamin gây ra. Do vậy chỉ cần giải quyết được tình trạng này thì tình trạng dị ứng sẽ tự khỏi.

Ngoài ra, thời tiết thay đổi, lúc khô hanh, lúc nóng ẩm, lúc lạnh tạo điều kiện cho nấm mốc, phấn hoa, bụi bẩn bám vào da bé và phát tán mầm bệnh. Trong khi đó, da của nhiều trẻ rất nhạy cảm nên việc trẻ bị dị ứng nổi mề đay, ngứa ngáy do thời tiết thay đổi rất thường gặp. Vậy, chắc phụ huynh có thể tự trả lời câu hỏi trẻ bị dị ứng nổi mề đay phải làm sao rồi.

Trẻ bị dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn ở trẻ xảy ra khi trẻ ăn hoặc uống phải những thức ăn chứa thành phần gây dị ứng (không giống nhau ở những trẻ khác nhau). Triệu chứng dị ứng thực phẩm thường xuất hiện nhanh, chỉ trong vài phút hoặc chậm là khoảng hai tiếng sau khi ăn trúng những thức ăn gây dị ứng.

Biểu hiện của dị ứng thức ăn ở trẻ thường là nôn ói, đau bụng, đi ngoài, ngứa, nổi mẩn, có trường nặng như khó thở, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng (hiếm gặp).

 Trẻ bị dị ứng tôm phải làm sao? Khi trẻ có dấu hiệu dị ứng với loại thức ăn nào thì bố mẹ chỉ cần ngừng cho bé sử dụng loại thực phẩm gây dị ứng là triệu chứng dị ứng sẽ từ từ biến mất.

Để tránh bị dị ứng thức ăn, bố mẹ cần lưu ý phải cho bé ăn thử, ăn một lượng nhỏ khi cho bé ăn những món lạ. Chỉ khi thấy an toàn thì mới tiếp tục cho trẻ ăn. Cụ thể đối với một số bé bị dị ứng đạm sữa bò  thì khả năng trẻ bị dị ứng sữa nan là rất lớn.

Trẻ bị dị ứngMột số thức ăn có thể gây dị ứng ở trẻ

Trường hợp bé dị ứng thức ăn với những biểu hiện nặng như sốc phản vệ, sốt cao đột ngột, nôn ói và đi ngoài liên tục, hoặc chóng mặt, khó thở thì phải đưa bé đến cơ sở y tế thăm khám ngay để tránh nguy hiểm cho bé.

Trẻ bị dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc ở trẻ thường gặp khi cơ thể không dung nạp được với thuốc đưa vào cơ thể dẫn đến các biểu hiện phản ứng bất thường, quá mức và hại cho cơ thể trẻ.

Dấu hiệu thường gặp có thể là mề đay, mẩn đỏ, phù nề, sốc phản vệ…

Những thuốc gây dị ứng cho trẻ có thể là thuốc kháng sánh, hạ sốt, chống viêm, hoặc huyết thanh khi trẻ tiêm phòng..

Trẻ bị dị ứng thuốc nổi mẩn đỏ khắp người thì phải làm sao? Khi trẻ bị dị ứng thuốc thì phải báo ngay cho bác sĩ để có giải pháp xử lý ngay, tránh để quá gây hậu quả nghiêm trọng.

Kết luận

Dị ứng là vấn đề hầu hết trẻ bình thường đều có thể một lần mắc phải. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng không quá phức tạp nhưng nếu không để ý có thể sẽ nhầm lẫn với những bệnh lý khác và nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ. Do vậy, cha mẹ cần tự trang bị cho mình đầy đủ những hiểu biết về dị ứng ở trẻ để trẻ được lớn lên an toàn và hạnh phúc.

Tài liệu tham khảo

https://www.vinmec.com/vi/tintuc/thongtinsuckhoe/cachxulykhitrebidiungthoitiet/

https://baomoi.com/cachxulykhitrebidiungthucan/c/30303088.epi

https://tieubanthuy.vn/phailamgikhitrebidiungthucan95.html

https://www.afterhourshomedoctorwa.com.au/foodallergyintoleranceinbabieschildren/

5/5 - (1 vote)