Bất kỳ người làm bố, làm mẹ nào cũng đều mong ước con yêu có thể phát triển một cách tốt nhất. Trong khi đó, bệnh động kinh là căn bệnh nguy hiểm đe dọa tới sức khỏe và sự phát triển của bé nên không bậc phụ huynh nào muốn nhìn thấy con mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tỷ lệ tre bi dong kinh ở nước ta đang xu hướng gia tăng hằng năm.
Nếu chẳng may bé nhà bạn mắc phải căn bệnh này, kiến thức về bệnh động kinh ở trẻ nhỏ sau đây sẽ giúp mẹ có thể chăm sóc và giúp đỡ bé một cách tốt hơn.
1. Bệnh động kinh là bệnh gì?
Bệnh động kinh là bệnh mà não bộ gặp phải những bất thường, từ đó kích thích một nhóm tế bào thần kinh của vỏ não. Khi vỏ não bị kích thích dẫn đến tình trạng phóng điện đột ngột, không kiểm soát.
Đây là một căn bệnh lý mãn tính và có thể lặp lại rất nhiều lần. Khi tái phát, bệnh có thể dẫn đến nhiều biểu hiện khác nhau về vận động, cảm giác, giác quan hay tâm thần tùy vào vùng vỏ não bị kích thích. Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh này hiện nay đã lên đến 40%.Vì vậy, bố mẹ cần sớm nhận ra tre bi dong kinh để có biện pháp xử lý kịp thời.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trẻ em bị động kinh?
Chắc chắn, không ai mong muốn nhìn thấy con yêu của mình mắc phải căn bệnh oái ăm này. Thế thì nguyen nhan tre bi dong kinh là gì? Mẹ cần phải nắm được nguyên nhân sẽ có thể giúp con phòng tránh bệnh này tốt hơn. Bệnh động kinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, sau đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:
a. Mẹ bị chấn thương trước khi sinh
Trong quá trình mang thai, nếu mẹ chẳng may bị nhiễm trùng, bị thiếu chất dinh dưỡng hay bị nhiễm độc chì nặng thì bé khi sinh ra dễ bị tổn thương não. Từ đó, bé bị tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh hơn.
b. Bé bị chấn thương sọ não
Nếu chẳng may bé gặp tai nạn khiến bé bị chấn thương sọ não, não bộ bị tổn thương dẫn đến tình trạng bé bị bệnh động kinh về sau. Rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ mắc bệnh động kinh do não gặp phải một số tổn thương dẫn đến bất thường.
c. Bé bị sốt cao
Khi trẻ nhỏ bị sốt cao nhưng không được hạ sốt và điều trị kịp thời rất dễ dẫn tới hiện tượng co giật. Tình trạng sốt kéo dài có thể khiến bé bị bệnh động kinh. Do đó, bố mẹ không nên chủ quan khi bé yêu bị sốt nhé.
d. Bé bị mắc một số bệnh về não
Khi bé mắc một số bệnh về não như viêm não, viêm màng não, chảy máu não,… khiến cho hệ thần kinh trung ương bị rối loạn, dẫn đến bệnh động kinh.
e. Yếu tố di truyền
Tre so sinh bi dong kinh cũng có thể do yếu tố gen di truyền. Gặp phải các tác động của môi trường, các gen này sẽ trở nên nhạy cảm hơn và dễ tiến triển thành bệnh động kinh. Hoặc gia đình có người có tiền sử bị bệnh động kinh thì trẻ có khả năng bị động kinh cao hơn.
f. Mẹ sử dụng chất kích thích
Một nguyên nhân khác dẫn đến bệnh động kinh ở trẻ nhỏ chính là do mẹ sử dụng chất kích thích trong thời gian mang thai và cho bé bú kéo dài. Ngoài rượu, bia, ma túy, thuốc lá,.. thì việc sử dụng thuốc trầm cảm lâu ngày cũng tăng nguy cơ mắc bệnh này ở trẻ nhỏ.
g. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, bệnh động kinh ở bé có thể xuất phát do một số nguyên nhân khác như trẻ sinh non dưới 37 tuần, trẻ bị hẹp hộp sọ, trẻ bị vàng da nhân não, trẻ bị suy hô hấp nặng, bị nhiễm khuẩn thần kinh. Ngoài ra, các can thiệp sản khoa như dùng kẹp thai, đẻ chỉ huy,… cũng dẫn đến bệnh động kinh ở trẻ nhỏ.
Bên trên là những nguyên nhân thường thấy dẫn đến tre bi dong kinh. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ bị động kinh không xác định được nguyên nhân. Và không phải trẻ em nào gặp phải các trường hợp như trên cũng mắc bệnh động kinh cả.
3. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị động kinh
Khi bé bị động kinh, việc phát hiện càng sớm sẽ càng tốt cho quá trình điều trị. Thế thì làm sao để nhận biết trẻ đang mắc bệnh động kinh? Có rất nhiều dấu hiệu khác nhau cho thấy bé có thể đang mắc bệnh động kinh.
Mẹ có thể dựa vào các dau hieu tre bi dong kinh sau đây để nhận biết:
a. Động kinh cục bộ
Dấu hiệu:
- Bé bị co cứng hay co giật ở một phần nào đó của cơ thể.
- Thị giác, khứu giác của bé bất thường.
- Bé quấy khóc và tỏ ra sợ sệt không rõ nguyên nhân.
- Trẻ đột nhiên không nói được.
- Trẻ tăng tiết nước bọt, nhai, nuốt và buồn nôn.
- Trẻ có cảm giác bị ù tai và đột nhiên cảm thấy rất khó chịu trong cơ thể.
- Trẻ bị chóng mặt đột nhiên, đánh trống ngực.
- Trẻ gặp ảo giác, cảm thấy có một cái gì đó sáng trước mắt.
- Trẻ bị mất ý thức và thực hiện những hành động vô nghĩa như đi qua đi lại, cởi cúc áo, di chuyển đồ vật cách khó hiểu, miệng nhai, ngáp,…
b. Động kinh toàn thể:
Dấu hiệu:
- Trẻ bị co cứng và co giật toàn thể trong vài phút.
- Trẻ nhìn chăm chăm vào một vật gì đó, đôi khi sẽ đảo mắt lên trên.
- Trẻ gật mạnh xuống vài giây, toàn bộ cơ thể uốn cong về phía trước. Trẻ có thể bị ngã ra và toàn thân mềm nhũn.
Nếu thấy bé yêu gặp phải những triệu chứng bất thường như trên, mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để thăm khám kịp thời.
4. Chẩn đoán bệnh động kinh như thế nào?
Nếu chỉ dựa vào những dấu hiệu nêu ở trên thì không thể kết luận rằng bé có bị động kinh hay không. Thế thì, chẩn đoán tre bi dong kinh như thế nào? Sau đây là các cách xác định bệnh động kinh ở trẻ:
- Khám lâm sàng: Tìm hiểu về tiểu sử và triệu chứng bệnh, kiểm tra hành vi và kỹ năng vận động của bé.
- Thực hiện các xét nghiệm để phát hiện tổn thương não: Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện chụp CT, điện đồ não và chụp cộng hưởng từ để có thể phát hiện ra những tổn thương.
Sau quá trình khám lâm sàng cùng các kết quả xét nghiệm, các chuyên gia bác sĩ mới có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về việc bé có bị bệnh động kinh hay không.
5. Bệnh động kinh nguy hiểm như thế nào?
Tre bi dong kinh co phat trien binh thuong duoc khong là câu hỏi mà nhiều chị em có con bị động kinh quan tâm. Bệnh động kinh có thể trị khỏi nếu như được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Nếu không sớm phát hiện, bệnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, gây nguy hiểm thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Sau đây là một số ảnh hưởng khi trẻ bị bệnh động kinh:
- Trẻ đối diện với nguy cơ bị nhiễm trùng hệ thần kinh, xuất huyết não,…
- Trẻ bị di chứng do tổn thương não.
- Trẻ suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến quá trình học tập.
- Trẻ thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt,.. gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
Một số ít trường hợp trẻ bị động kinh dẫn đến tình trạng đột tử nếu như cơn động kinh kéo dài (hơn 60 phút), trẻ bị chấn thương hoặc đuối nước trong cơn động kinh. Ngoài ra, việc dùng nhiều loại thuốc chữa trị động kinh cùng lúc cũng có thể dẫn đến tử vong cho bé nên bố mẹ cần cân nhắc.
6. Xử lý cơn động kinh của bé như thế nào?
Khi tre bi dong kinh thì bố mẹ nên xử lý như thế nào? Sau đây là một vài lưu ý dành cho bạn khi xử lý cơn động kinh của bé:
- Nhanh chóng đưa bé đến một nơi an toàn.
- Nên nới rộng quần áo của bé để tránh khiến bé khó thở.
- Đặt một chiếc khăn vào miệng khi bé bị co giật, tránh để bé cắn vào lưỡi mình.
- Dọn dẹp những vật dụng có thể gây tổn thương vì trẻ sẽ không kiểm soát được hành vi của mình.
Lưu ý:
- Bố mẹ không nên giữ chân tay của bé trong cơn co giật
- Không tụ tập đông người xung quanh bé vì sẽ khiến bé khó thở
- Sau cơn co giật, nếu bé ngủ thì bạn nên để bé nghỉ ngơi, tránh làm phiền bé
- Khi cơn co giật kéo dài, bé khó thở, bé quá đau đớn trong cơn co giật hoặc bé mất nhận thức dù cơn co giật đã kết thúc được 30 phút,… Khi đó, bạn cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để tránh đột tử.
Nếu bé bị bệnh động kinh, bố mẹ cần thường xuyên theo dõi con để khi cơn động kinh xảy ra thì bạn sẽ kịp thời xử lý. Tránh để bé rơi vào cơn động kinh mà không ai hay sẽ rất nguy hiểm.
7. Chữa bệnh động kinh ở trẻ như thế nào?
Tre bi dong kinh co chua khoi duoc khong? Như đã chia sẻ ở trên, bệnh động kinh có thể chữa khỏi nếu bạn sớm phát hiện và có biện pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, bệnh động kinh thường được điều trị nội khoa bằng thuốc. Bố mẹ cần phối hợp với các chuyên gia bác sĩ trong quá trình điều trị cho bé bằng cách cho bé uống thuốc đúng giờ, không cho bé sử dụng chất kích thích, thường xuyên theo dõi các phản ứng của con.
Bệnh động kinh cũng có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nếu như bé sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả. Như vậy, tùy vào từng mức độ bệnh và thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có những hướng dẫn điều trị khác nhau. Và bố mẹ chính là một trợ thủ đắc lực giúp bé yêu nhanh chóng vượt qua căn bệnh oái ăm này.
Healthyblog.net đã chia sẻ cùng mẹ vấn đề tre bi dong kinh. Mong rằng qua bài viết này, mẹ đã hiểu hơn về nguyên nhân, biểu hiện và các cách xử lý khi bé lên cơn động kinh. Hiểu rằng khi con yêu mắc bệnh này, chắc hẳn bạn không khỏi lo lắng và đau lòng. Tuy nhiên, bình tĩnh là điều mẹ cần có để có thể đưa ra những phương cách khôn ngoan giúp đảm bảo an toàn cho bé yêu.