Updated at: 20-09-2020 - By: admin

Thông thường, trẻ sơ sinh bị khàn tiếng không phải là vấn đề đáng lo ngại và cũng không nhất định phải đưa bé đến bệnh viện. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ bị khàn tiếng là vấn đề cần được quan tâm và điều trị. Mời mẹ cũng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây của Healthyblog.net nhé.

Trẻ Bị Khàn Tiếng, Bao Giờ Thì Đáng Lo Ngại? 1

1. Những nguyên nhân nào khiến bé bị khàn tiếng?

Trường hợp trẻ sơ sinh bị khản tiếng có lẽ không mấy xa lạ đối với nhiều gia đình có con nhỏ. Khi thấy bé yêu bị khàn tiếng, không ít các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng vì không biết nên xử lý như thế nào. Mẹ hãy điểm lại các nguyên nhân sau đây để xem thử bé bị khàn tiếng là do nguyên nhân nào? Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp mẹ dễ dàng đưa ra biện pháp khắc phục và chăm sóc hiệu quả hơn.

a. Bé khóc hoặc la hét quá nhiều

Một nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng bị khàn tiếng ở trẻ sơ sinh đó là vì bé khóc hoặc la hét quá nhiều. Bạn thấy đây, khi chúng ta nói quá nhiều hay hét quá nhiều cũng dẫn đến tình trạng bị khàn tiếng do dây thanh quản bị tổn thương vì làm việc quá sức. Cũng vậy, khi bé phải khóc hoặc thường xuyên la hét nhiều có thể khiến bé bị khản giọng.

b. Bé bị ho nhiều

Vì sức đề kháng của trẻ sơ sinh vô cùng yếu ớt nên các bé rất dễ bị cảm lạnh. Thông thường, cảm lạnh sẽ đi kèm triệu chứng ho, khò khè rất phổ biến. Việc ho quá nhiều cũng khiến dây thanh quản phải làm việc quá mức dẫn đến tình trạng khàn giọng ở trẻ sơ sinh.

c. Bé bị nhiễm trùng được hô hấp trên

Trẻ bị kéo dài có thể do bé bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Đây là một căn bệnh do vi rút gây nên, thường là virus Parainfluenza dẫn đến bé bị viêm thanh quản. Một triệu chứng phổ biến của bệnh này đó chính là tình trạng khàn tiếng ở trẻ nhỏ. Thông thường, bệnh sẽ khiến bé bị sốt nhẹ kèm sổ mũi và ho.

d. Bé gặp chất gây dị ứng

Thêm một nguyên nhân dễ gặp có thể dẫn đến việc bé bị khản tiếng đó là khi bé gặp phải các chất gây dị ứng. Một số bé khi tiếp xúc với lông chó mèo, phấn hoa, hóa chất,… sẽ bị dị ứng. Lúc này, đường hô hấp của bé bị ảnh hưởng dẫn đến việc bé bị khàn tiếng. Để nhận biết bé có thể đang bị dị ứng, mẹ có thể quan sát xem bé có thêm dấu hiệu nào sau đây không nhé? Chẳng hạn như bé nổi mẩn đỏ, hắt hơi hay đỏ mắt sau khi tiếp xúc với chất dễ gây dị ứng.

e. Bé hít phải khói thuốc lá

Khói thuốc lá thật sự là một liều thuốc độc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc hít phải khói thuốc lá thường xuyên dễ khiến thanh quản của bé bị tổn thương, thậm chí là viêm. Từ đó, trẻ bị khàn tiếng, ho hoặc thậm chí là cảm thấy khó thở.

f. Một số trường hợp ít gặp khác

Ngoài những nguyên nhân phổ biến nêu trên, tình trạng khàn tiếng ở trẻ nhỏ có thể do các nguyên nhân như:

  • Bé bị trào ngược thanh quản
  • Bé có nốt sần được hình thành ở dây thanh âm
  • Bé bị bệnh về đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản,…
  • Bé bị sốt, sởi,…
  • Bé bị hội chứng chảy dịch mũi sau
  • Bé bị viêm VA

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị khàn tiếng, do đó, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để có thể chăm sóc và giúp bé sớm thoát khỏi tình trạng này một cách nhanh chóng.

Trẻ Bị Khàn Tiếng, Bao Giờ Thì Đáng Lo Ngại? 2

2. Bé bị khàn tiếng có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị khản tiếng có nguy hiểm, có đáng lo ngại hay không? Để tránh rơi vào trường hợp lo lắng thái quá khi không cần thiết hay quá chủ quan, mẹ cần hiểu được mức độ ảnh hưởng của triệu chứng ho khan ở trẻ nhỏ.

Ở trường hợp bé bị khàn tiếng do khóc, la hét, sốt hay ho nhiều thường không nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Thông thường, tình trạng này sẽ tự hết sau vài ngày mà không cần điều trị gì nếu bé nghỉ ngơi và giảm sử dụng thanh quản. Tuy nhiên, một số trường hợp khàn tiếng của bé cần được quan tâm như bé bị dị ứng, bé bị nhiễm trùng đường hô hấp hay có nốt sần ở dây thanh quản,.. Khi đó, bé cần được can thiệp y khoa để xác định bệnh và điều trị một các chuyên môn vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Một số trường hợp bé bị khàn tiếng lâu ngày vì bệnh lý mà không được điều trị có thể dẫn đến mất giọng rất nguy hiểm.

Vì vậy, mẹ có thể quan sát để tìm ra nguyên nhân khiến bé yêu bị khàn tiếng để từ đó có cách xử lý phù hợp.

3. Chăm sóc trẻ bị khản tiếng như thế nào?

Trẻ bị khản tiếng phải làm sao? Nếu mẹ đang trăn trở với câu hỏi này thì đây là câu trả lời dành cho mẹ. Vì đa số các trường hợp bé bị khàn tiếng là do thanh quản gặp áp lực vì phải hoạt động quá mức và bé có thể khỏi nếu được mẹ chăm sóc đúng cách. Thế thì mẹ cần chăm sóc trẻ bị khàn tiếng như thế nào?

  • Thứ 1, hãy giúp bé nghỉ ngơi, tránh tiếp tục gây áp lực lên thanh quản như khóc, la hét quá nhiều.
  • Thứ 2, trường hợp bé bị khản tiếng do ho nhiều, mẹ có thể dùng thuốc trị ho dành cho trẻ nhỏ để giúp bé chóng hồi phục. Khi bé khỏe mạnh, thanh quản cũng sẽ được phục hồi.
  • Thứ 3, cho bé uống nhiều nước hơn là điều mẹ cần làm trong lúc này vì việc này sẽ giúp thanh quản được hồi phục sau khoảng thời gian hoạt động căng thẳng. Nếu bé dưới 6 tháng, mẹ có thể tăng số lần cho bé bú thay vì cho bé uống nước. Khóc, la hét hay ho nhiều dễ khiến bé bị mất nước nên bổ sung nước rất cần cho bé lúc này.
  • Thứ 4, cần tránh để bé tiếp xúc với các chất dễ gây dị ứng và chất kích thích để tránh tình trẻ bị khản tiếng không ho càng thêm nghiêm trọng.
  • Thứ 5, bạn có thể cân nhắc việc sử dụng máy tạo hơi ẩm để mang đến độ ẩm giúp cổ họng không bị khô sẽ rất tốt cho quá trình điều trị khàn tiếng ở bé.

Chăm sóc đúng cách cũng sẽ giúp cho tình trạng khàn tiếng ở trẻ nhỏ dễ dàng lành hơn vì thanh quản được hồi phục khỏe mạnh để có thể tiếp tục hoạt động.

Trẻ Bị Khàn Tiếng, Bao Giờ Thì Đáng Lo Ngại? 3

4. FAQ – Những thắc mắc liên quan

Sau đây là một số thắc mắc thường gặp mà các chị em quan tâm trong quá trình tìm hiểu về vấn đề khàn tiếng ở trẻ sơ sinh. Cùng khám phá câu trả lời mẹ nhé.

a. Bao giờ trẻ bị khàn tiếng cần đến bệnh viện?

Thông thường, trường hợp trẻ bị khàn tiếng vốn không quá nguy hiểm và không cần thiết phải đến bệnh viện. Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ cần đưa bé đi kiểm tra để đảm bảo an toàn cho bé như:

  • Trẻ bị khàn tiếng kéo dài trên 03 ngày
  • Trẻ bị khàn tiếng kèm triệu chứng sốt cao, khó thở, nổi mẩn đỏ
  • Tình trạng khản tiếng ở bé có dấu hiệu nghiêm trọng hơn như bé mất giọng hay bị sưng họng

Khi đó, bé cần được đưa đến bệnh viện được thăm khám, làm xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Sau đó, bé cần được chăm sóc và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể khắc phục tình trạng này.

b. Trẻ bị khàn tiếng nên uống gì?

Khi nhìn thấy bé yêu bị khản giọng, chắc chắn bạn không khỏi sốt ruột và mong muốn bé nhanh chóng lành bệnh. Để tình trạng khàn tiếng ở bé nhanh chóng khỏi, mẹ có thể cho bé uống các loại nước sau đây:

  • Nước trái cây có thể làm dịu cổ họng để giúp tổn thương chóng lành
  • Nước mật ong pha ấm có thể hỗ trợ chữa lành tổn thương thanh quản hiệu quả
  • Trà gừng nóng tuy hơi khó uống với trẻ em nhưng có thể giúp ấm bụng, ấm họng bé rất tốt cho việc điều trị

Lưu ý: Trẻ bị khàn tiếng không nên uống nước lạnh, nước có đá có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.
Với các loại nước uống nêu trên, nếu bé có thể uống được thì tin chắc vấn đề khàn tiếng thông thường sẽ nhanh chóng được hồi phục thôi.

c. Trẻ bị khản tiếng không nên ăn gì?

Trẻ bị khàn tiếng không nên ăn gì? Đây cũng là một câu hỏi nhận được nhiều quan tâm và mẹ cần biết câu trả lời. Sau đây là nhóm thức ăn có hại cho thanh quản của bé, mẹ cần lưu ý loại ngay khỏi thực đơn của bé trong khoảng thời gian bị khàn giọng nhé.

  • Các món ăn nhiều dầu mỡ
  • Các loại thực phẩm cay và quá nóng
  • Nước uống có gas hay các chất kích thích
  • Thực phẩm lên men, thực phẩm đóng hộp

Top 4 loại thực phẩm trẻ cần tránh khi bị khản tiếng trên là câu trả lời cho câu hỏi: trẻ bị khản tiếng không nên ăn gì? Loại bỏ chúng là cách mẹ giúp con yêu bảo vệ sức khỏe.

Mẹ đã biết được trẻ sơ sinh bị khản tiếng có nguy hiểm không, nguyên nhân là do đâu và phải xử lý như thế nào. Mong rằng những gì mà Healthyblog.net cung cấp sẽ thực sự là những kiến thức hữu ích dành cho mẹ. Cha mẹ thông thái sẽ giúp bé yêu khỏe mạnh và phát triển cách tốt nhất.

 

Rate this post