Trẻ bị kiết lỵ vốn không phải vấn đề xa lạ gì đối với các chị em có con nhỏ. Bệnh kiết lỵ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Sử dụng thuốc để điều trị bệnh kiết lỵ cho bé là một giải pháp phổ biến. Thế thì trẻ bị kiết lỵ uống thuốc gì? Lời giải đáp sẽ có trong bài viết sau đây, mẹ cùng tìm hiểu với Healthyblog.net nhé.
1. Tìm hiểu về bệnh kiết lỵ ở trẻ nhỏ
Trước khi tìm hiểu loại thuốc trị kiết lỵ cho trẻ em, mẹ cần xác định được bé có đang bị bệnh kiết lỵ hay là mắc một căn bệnh khác. Vì vậy, Healthyblog.net mời mẹ tìm hiểu về bệnh kiết lỵ ở trẻ em trước hết.
a. Nhận biết bệnh kiết lỵ
Đầu tiên, mẹ cùng chúng tôi nhận biết bệnh kiết lỵ ở trẻ nhé. Bệnh kiết lỵ do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây nên, đây là một dạng nhiễm trùng đường ruột. Biểu hiện phổ biến nhất đó chính là các bé đi đại tiện nhiều lần trong ngày kèm theo đau bụng cùng dịch nhầy xuất hiện ở phân.
Có 2 loại kiết lỵ là kiết lỵ là kiết lỵ trực khuẩn và kiết lỵ amip. Nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng bệnh của hai loại kiết lỵ này cũng có nhiều điểm khác nhau nên mẹ cần phân biệt.
b. Nguyên nhân gây bệnh
Tiếp theo, nguyên nhân gây bệnh sẽ là một phần không thể bỏ thiếu khi tìm hiểu về bệnh kiết lỵ.
- Đối với bệnh kiết lỵ amip: do ký sinh trùng Entamoeba histolytica gây nên.
- Kiết lỵ trực khuẩn: do vi khuẩn Shigella gây nên.
Một số nguyên nhân sau đây có thể dẫn đến tình trạng bé bị kiết lỵ, mẹ có thể xem qua để đoán biết được lý do mắc bệnh của con.
- Thức ăn ôi thiu, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay thức ăn không được chế biến kỹ là một nguyên nhân khiến bé bị kiết lỵ.
- Trẻ nhỏ rất dễ bị mắc bệnh kiết lỵ vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém. Trong khi đó, các bé chưa thể hoặc chưa có ý thức về việc vệ sinh tay sạch sẽ. Mặt khác, các bé lại rất thích mút tay, cắn móng tay hay dùng tay bẩn nhặt mọi thứ cho vào miệng. Vì vậy, trẻ rất dễ đưa vi khuẩn vào miệng dẫn đến bệnh kiết lỵ.
- Quá trình tiêu hóa chậm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe dẫn đến tình trạng kiết lỵ ở trẻ nhỏ. Và sử dụng thuốc kháng sinh nhiều là một nguyên nhân tiêu biểu dẫn đến tình trạng vấn đề tiêu hóa bị ảnh hưởng.
Đây là 3 nguyên nhân tiêu biểu, thường thấy nhất để dẫn đến tình trạng trẻ bị kiết lỵ. Ngoài ra, việc vệ sinh bình sữa của bé mà không vệ sinh tay trước cũng có thể vô tình mang mầm bệnh đến cho bé nên mẹ cần cẩn thận.
c. Triệu chứng bệnh kiết lỵ
Hai loại kiết lỵ sẽ có những triệu chứng khác nhau, sau đây là triệu chứng cụ thể mà mẹ có thể dựa vào đó để nhận biết trẻ có đang bị bệnh kiết lỵ hay không.
- Kiết lỵ amip: Bé có thể bị sốt nhẹ, đau bụng từng cơn thậm chí là đau quặn. Phân có dịch nhầy cùng với máu.
- Kiết lỵ trực khuẩn: Bé thường bị sốt cao liên tục, đau bụng thường xuyên. Bé có thể đi phân lỏng như tiêu chảy, trong phân có dịch nhầy, mủ hoặc máu. Một số bé sẽ cảm thấy đau rát ở hậu môn.
Mặc dù có sự khác biệt nhưng bệnh kiết lỵ amip hay kiết lỵ trực khuẩn cũng đều khiến bé đi đại tiện nhiều lần trong ngày. Bệnh kiết lỵ khiến bé mệt mỏi, đau đớn, kém ăn và có thể rơi vào tình trạng mất nước. Trường hợp bệnh kiết lỵ nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí là mất mạng. Đó là lý do vì sao nhiều chị em lại quan tâm đến việc: trẻ bị kiết lỵ uống thuốc gì? đến vậy.
2. Trẻ bị kiết lỵ uống thuốc gì?
Bệnh kiết lỵ hoàn toàn có thể điều trị khỏi bằng cách cho bé uống thuốc. Thế thì trẻ em bị kiết lỵ uống thuốc gì?
- Bé có thể được chỉ định uống thuốc oresol trong quá trình điều trị bệnh kiết lỵ. Vì việc đi đại tiện nhiều lần, đặc biệt là khi bé bị tiêu chảy thì bé sẽ bị mất nước nhiều. Ngoài việc bổ sung nước cho bé thường xuyên, cho bé uống oresol sẽ giúp bù nước hiệu quả.
- Khi bé bị sốt cao, mẹ nên tiến hành hạ sốt cho con ngay. Thuốc hạ sốt là một phương pháp hạ sốt hiệu quả, nhanh chóng và tiện lợi được các bà mẹ tin dùng hiện nay.
- Ở một số trường hợp, bé sẽ được chỉ định để chích hoặc uống thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không nên tùy tiện cho con uống kháng sinh vì có thể gây hại cho sức khỏe của bé.
Như vậy, mẹ đã biết về thuốc chữa kiết lỵ cho trẻ em. Tuy nhiên, đừng vội vã dùng thuốc ngay cho con hay tùy tiện dùng thuốc cho bé mẹ nhé. Vì hầu hết các loại thuốc đều có tác dụng phụ đi kèm nên khi dùng thuốc oresol hay thuốc kháng sinh cho bé cần được sự đồng ý của bác sĩ và theo liều dùng được kê toa.
Đối với thuốc hạ sốt, nếu bé bị sốt nhẹ thì không nên cho bé uống thuốc mà có thể hạ sốt bằng cách thông thường như mặc đồ thoáng mát, bù nước, lau người bằng nước ấm. Thuốc hạ sốt chỉ nên dùng khi bé bị sốt từ 38.5 độ trở lên và cần ngưng khi bé đã hạ sốt. Mẹ cần hiểu rõ khi nào cần dùng thuốc, dùng bao nhiêu, dùng ra sao cho bé để đảm bảo an toàn cho con yêu nhé.
3. Một số lưu ý dành cho mẹ
Mẹ đã nắm được câu trả lời cho câu hỏi: trẻ bị kiết lỵ uống thuốc gì? Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc trẻ bị kiết lỵ, mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Chế độ dinh dưỡng sẽ góp phần giúp bé sớm hồi phục bệnh. Đối với trẻ bị kiết lỵ, mẹ nên tăng cường cho bé ăn và uống các loại rau xanh, hoa quả tươi cùng 4 nhóm thực phẩm chính, đặc biệt là chất đạm. Vì đường ruột của bé đang không khỏe nên chỉ thích hợp ăn các món ăn loãng như cháo, súp, canh để không tạo sức ép cho hệ tiêu hóa.
- Mẹ có thể tăng cường thức uống lợi khuẩn probiotic để hỗ trợ hoạt động của đường ruột trong giai đoạn này.
- Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó, mẹ có thể phòng kiết lỵ cho bé bằng cách cho bé ăn chín uống sôi. Các thức ăn nấu cho bé cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thường xuyên vệ sinh tay cho bé để tránh nhiễm khuẩn cũng là vấn đề quan trọng mẹ cần chú ý.
- Bé bị kiết lỵ có dấu hiệu sốt cao, sốt liên tục, đau bụng dữ dội hoặc đại tiện nhiều lần có máu nhiều thì mẹ nên lập tức đưa bé đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Đừng chỉ chú tâm vào việc cho con uống thuốc mà quên mất quá trình chăm sóc cũng sẽ ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh cho bé mẹ nhé.
Mong rằng bài viết về: “Trẻ bị kiết lỵ uống thuốc gì? Lời giải đáp dành cho mẹ” của Healthyblog.net thực sự giúp ích cho mẹ. Kiến thức đúng sẽ giúp mẹ chăm sóc con đúng cách và phòng bệnh cho con hiệu quả. Chúc bé yêu của bạn chóng khỏi bệnh và sẽ khỏe mạnh nhé.