Updated at: 19-09-2020 - By: admin

Trẻ bị mộng du không phải là vấn đề hiếm gặp trong thời buổi hiện nay. Thống kê cho thấy số lượng trẻ em bị mộng du ít nhất một lần trong đời chiếm đến 30%. Mộng du ở trẻ nhỏ, bất thường này liệu có đáng lo ngại? Mời các mẹ cùng Healthyblog.net khám phá câu trả lời cho câu hỏi này trong bài viết sau đây nhé.

Trẻ Bị Mộng Du, Điều Bất Thường Này Có Đáng Lo Ngại? 1

1. Trẻ bị mộng du là gì?

Mộng du là một dạng rối loạn giấc ngủ và khi đó trẻ sẽ có những biểu hiện bất thường trong trạng thái vô thức. Vì mộng du là khi trí não của bé ngủ nhưng cơ thể của bé thì lại thức. Do đó, khi thức dậy, bé không biết được chuyện gì đã xảy ra và cũng không thể nhớ lại những gì mình đã làm trong quá trình mộng du.

Bệnh mộng du có thể xảy ra cho mọi lứa tuổi nhưng trẻ em là đối tượng dễ mắc phải tình trạng này hơn. 30% các trẻ em sẽ bị mộng du ít nhất một lần trong đời. Vì vậy, mẹ cần quan tâm để nhận ra những biểu hiện của trẻ ngủ hay bị mộng du.

2. Những nguyên nhân nào khiến bé bị mộng du?

Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ thường hay bị mộng du? Đây là câu hỏi mà rất nhiều các chị em quan tâm vì không hiểu nổi tại sao bé yêu của mình lại mắc phải căn bệnh này. Một số nguyên nhân khiến bé bị mộng du có thể kể đến như sau:

  • Hầu hết, tình trạng mộng du ở trẻ em xuất phát là do bé bị thiếu ngủ hay thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi.
  • Trẻ trong giai đoạn bị bệnh hoặc sốt cũng có thể dẫn đến tình trạng mộng du.
  • Một số bé bị mộng du khi ngủ do căng thẳng, lo lắng dẫn đến giấc ngủ bị rối loạn.
  • Một nguyên nhân trẻ bị mộng du khác đó có thể là do yếu tố di truyền từ những người thân trong gia đình.
  • Thói quen ngủ bất thường, bị quấy rầy khi đi ngủ, ngủ ở một môi trường lạ,.. cũng có thể khiến bé bị rối loạn giấc ngủ dẫn đến mộng du.
  • Khi bé sử dụng các loại thuốc như thuốc an thần, thuốc đau đầu, thuốc kháng histamin hay các chất kích thích cũng dẫn đến tình trạng mộng du.
  • Bé bị đau nửa đầu, chấn thương đầu hay hội chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên cũng có biểu hiện là mộng du.
  • Một số bé trong giấc ngủ sâu gặp phải các cơn ác mộng cũng có thể dẫn đến tình trạng mộng du.

Bên trên là một số nguyên nhân phổ biến nhất thường dẫn đến tình trạng mộng du ở trẻ em. Tìm ra được đúng nguyên nhân khiến bé bị mộng du sẽ dễ dàng đưa ra phương pháp điều trị hữu hiệu cho bé.Trẻ Bị Mộng Du, Điều Bất Thường Này Có Đáng Lo Ngại? 2

3. Nhận biết trẻ bị mộng du

Trẻ bị mộng du có biểu hiện như thế nào? Làm sao để nhận biết bé yêu đang bị chứng mộng du? Sau đây là một vài biểu hiện mà mẹ có thể quan sát như các dấu hiệu nhận biết mộng du ở trẻ.

  • Trẻ bị mộng du thường đi bộ trong khi ngủ và đây là biểu hiện phổ biến nhất. Trong khi đó, bé có thể thực hiện một số việc như ăn, uống hay mặc quần áo, cởi quần áo trong vô thức.
  • Trẻ bị mộng du không thể nhận ra sự hiện diện của người khác trong cơn mộng du. Do đó, nếu được hỏi lúc đó thì bé sẽ không trả lời.
  • Bạn có thể nhận ra cơn mộng du của bé khi bé thực hiện một số hành động vô nghĩa và lặp đi lặp lại nhiều lần như đóng mở cửa.
  • Một biểu hiện của trẻ bị mộng du khác đó có thể là khi bé nói chuyện hay lẩm bẩm một mình trong khi ngủ.
  • Nếu bé bị mộng du vì gặp ác mộng trong giấc ngủ say có thể dẫn đến tình trạng la hét trong khi ngủ.
  • Tiểu tiện tại bất kỳ chỗ nào trẻ đang đứng cũng là một dấu hiệu cho thấy bé đang mắc chứng mộng du.
  • Ngoài ra, trẻ bị mộng du còn có thể tự nhiên ngồi dậy rồi lại nằm xuống trên giường và cứ lặp đi lặp lại hành động này. Hoặc bé có thể làm mọi thứ trở nên bừa bộn hơn. Một số ít trường hợp bé có thể có hành vi bạo lực, đi đến các khu vực nguy hiểm,…

Dựa vào một số dấu hiệu nêu trên, mẹ có thể nhận diện nguy cơ tre bi mong du. Từ đó sớm có cách giúp bé khắc phục tình trạng nêu trên từ sớm.

4. Trẻ bị mộng du, bất thường này liệu có đáng lo ngại?

Hiện tượng trẻ em bị mộng du, bất thường này liệu có đáng lo ngại?
Đa số các tình trạng trẻ bị mộng du không đáng lo ngại và hiện tượng này sẽ tự hết sau khi bé lớn lên. Tuy nhiên, mẹ không nên chủ quan khi thấy con bị mộng du vì có thể đây là biểu hiện của bệnh lý. Mặt khác, mộng du kéo dài cũng có thể gây rối loạn sinh hoạt cho bé nên mẹ đừng bỏ qua biểu hiện mộng du ở con nhé.

Như đã chia sẻ ở trên, trong quá trình bị mộng du, bé có thể thực hiện các hành vi trong vô thức. Một số trường hợp các bé có thể di chuyển lên cầu thang hay bước đến các khu vực nguy hiểm. Số ít trường hợp trẻ bị mộng du có thể là vấn đề tâm lý bất thường. Do đó, phát hiện sớm tình trạng mộng du ở bé và có phương cách xử lý phù hợp để đảm bảo an toàn cho con là điều bạn cần làm.

5. Mẹ cần làm gì khi trẻ bị mộng du?

Trẻ bị mộng du phải làm sao? là câu hỏi của tất cả mọi phụ huynh khi phát hiện chứng mộng du ở con. Sau đây là một số việc mẹ cần làm khi nhận biết con bị mộng du:

a. Xử lý trong cơn mộng du của bé

  • Không đánh thức khi trẻ bị mộng du hoặc trói chân tay bé lại vì có thể gây hoảng sợ cho bé. Bạn nên nhẹ nhàng hướng dẫn bé trở lại giường ngủ một cách an toàn.
  • Mẹ cần bình tĩnh, nhẹ nhàng vỗ về và an ủi để bé có thể an tâm ngủ ngon. Tránh hoảng loạn, mất bình tĩnh không thể giải quyết được vấn đề.

b. Việc mẹ cần làm sau đó

  • Để đảm bảo an toàn cho bé, bạn nên dọn dẹp hết các vật nguy hiểm khỏi tầm tay của bé nhằm tránh việc bé tự làm tổn thương bản thân.
  • Nên đóng tất cả các cửa để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Nếu chứng mộng du của bé thường xuất hiện, mẹ nên ngủ cùng bé để có thể kịp thời giúp đỡ bé khi cơn mộng du xảy ra.
  • Không để bé nằm ngủ ở giường tầng hoặc giường cao có thể khiến bé bị té ngã bị thương do cơn mộng du khiến bé di chuyển.
  • Mẹ cũng nên khóa và đóng chặt cửa để đảm bảo an toàn, tránh việc bé đi lung tung khắp nơi có thể gặp phải nhiều nguy hiểm.
  • Trường hợp tre bi mong du thường xuyên và có những biểu hiện nguy hiểm, mẹ nên sớm đưa bé đến bác sĩ để được can thiệp và điều trị.

Hiện nay, chứng mộng du của trẻ nhỏ chưa có phương thức điều trị đặc biệt. Đa số các cách trị trẻ mộng du đó chính là thay đổi thói quen đi ngủ của bé một cách khoa học. Massage để giúp bé thư giãn trước khi đi ngủ cũng giúp giảm thiểu mộng du. Bên cạnh đó, điều kiện phòng ngủ đủ tốt cũng sẽ giúp bé ngủ ngon hơn và ít rơi vào tình trạng mộng du không mong muốn.Trẻ Bị Mộng Du, Điều Bất Thường Này Có Đáng Lo Ngại? 3

5. FAQ – Giải đáp những thắc mắc liên quan

Healthyblog.net đã chia sẻ nguyên nhân, biểu hiện, mức độ nguy hại cũng như đáp án cho câu hỏi: trẻ bị mộng du phải làm sao? Chúng tôi sẽ tiếp tục giải đáp một số thắc mắc khác cho các chị em trong vấn đề này.

a. Làm sao để xác định trẻ bị mộng du?

Làm sao để xác định trẻ bị mộng du? Nếu có nghi ngờ bé bị mộng du, bạn nên đặt camera để theo dõi xem bé có những biểu hiện như đã đề cập bên trên không? Thông thường, các chuyên gia bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa vào các thông tin mà phụ huynh cung cấp về nhật ký đi ngủ của bé, thói quen ngủ và tiền sử mộng du của gia đình.

Để có thể xác định rõ nguyên nhân gây ra chứng mộng du ở trẻ, các bé có thể được chỉ định để làm xét nghiệm sinh lý hoặc tâm lý.

b. Cơn mộng du thường kéo dài bao lâu?

Bạn muốn biết cơn mộng du thông thường sẽ kéo dài trong bao lâu? Nếu cơn mộng du ngắn có thể kéo dài chỉ trong vòng 5 phút, còn nếu cơn mộng du dài hơn thường sẽ kéo dài khoảng 15 phút. Thông thường, các cơn mộng du sẽ bắt đầu sau khi bé đã đi ngủ được 1 đến 2 giờ.

c. Trẻ mấy tuổi thì dễ bị mộng du?

Mộng du là hiện tượng có thể xảy ra cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ em sẽ có nguy cơ bị mộng du cao hơn người lớn. Trẻ em từ 4 đến 8 sẽ có khả năng bị mộng du cao hơn và số lần mộng du có thể giảm dần hoặc hết hẳn khi bé lớn hơn.

d. Phòng mộng du cho trẻ như thế nào?

Để giảm và phòng chứng mộng du cho trẻ, mẹ có thể thực hiện một số việc sau đây:

  • Tập cho bé thói quen đi ngủ cố định hằng ngày sẽ giảm thiểu tre bi mong du hiệu quả.
  • Giúp bé thư giãn và thoải mái khi đi ngủ sẽ tránh tình trạng mộng du. Mẹ có thể cho bé nghe nhạc, đọc sách cho bé nghe trước khi đi ngủ hoặc massage cho bé là một thói quen rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng các loại tinh dầu như tinh dầu oải hương, tinh dầu hoa cúc,… để bé thoải mái hơn khi đi ngủ.
  • Điều kiện phòng ngủ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé nên mẹ hãy cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho con nhé. Chẳng hạn như ánh sáng, nhiệt độ, vệ sinh phòng ngủ,… vừa phải. Tránh làm ồn khiến bé giật mình khi ngủ.
  • Mẹ nên cho bé vệ sinh trước khi đi ngủ và không nên cho bé uống nước có đường hoặc caffeine trước khi đi ngủ.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ cũng giúp hạn chế mộng du ở trẻ em. Vì vậy, mẹ hãy giúp bé ăn uống đủ chất để khỏe mạnh và ngăn ngừa mộng du nhé.

Áp dụng tốt các phương pháp nêu trên, mẹ sẽ giúp bé hạn chế và tránh cơn mộng du một cách tốt hơn.

Trẻ bị mộng du tuy không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé nhưng có thể gây nguy hiểm cho bé trong cơn mộng du nếu như bố mẹ không biết cách hỗ trợ và giúp bé giảm số lần mộng du. Với những chia sẻ bên trên, Healthyblog.net mong rằng mẹ đã có những kiến thức cần thiết để có thể chăm sóc và giúp bé yêu hạn chế các cơn mộng du.

 

Rate this post