Updated at: 22-04-2020 - By: admin

Trẻ bị nhiễm giun kim thường chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các loại bệnh nhiễm giun đường ruột. Bệnh nhiễm giun kim có thể lây từ người này sang người khác và tái nhiễm cho bản thân. Mắc giun kim sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nên một số hậu quả xấu, thậm chí gây biến chứng.

Giun kim: nguy cơ với trẻ và cách phòng ngừa giun kim

Giun kim là một loại ký sinh trùng sống phổ biến ở ruột non. Loại giun này có tên khoa học là Enterobius vermicularis, có thể lây từ người này sang người khác. gười là vật chủ duy nhất của giun. Trẻ em bị bệnh phổ biến hơn người lớn, tỷ lệ mắc bệnh cao ở những người đồng tính luyến ái nam.

Giun trưởng thành cư trú chủ yếu ở ruột non, sau đó chúng xuống ruột già. Chúng thường ở manh tràng và các đoạn ruột lân cận, nằm bám lỏng lẻo vào niêm mạc ruột.

Giun kim đực chết sau khi giao hợp. Giun cái đẻ trứng ở vùng niêm mạc hậu môn vào ban đêm, bò cả ra ngoài làm ngứa hậu môn, một con giun cái đẻ khoảng 4.000 – 200.000 trứng. Sau khi đẻ hết trứng, giun kim cái chết. Vì vậy tuổi thọ của giun kim rất ngắn, chỉ sống khoảng 1-2 tháng.

Giun kim

Trứng giun kim phát triển rất nhanh. Trứng đẻ ra sau 4-8 giờ đã phát triển thành trứng có ấu trùng, theo phân ra ngoài. Nếu người ăn phải trứng có ấu trùng, ấu trùng sẽ theo đường tiêu hoá vào dạ dày. Một số còn dính ở hậu môn, ngó ngoáy ở hậu môn gây ngứa và khi em bé lấy tay gãi, chúng bám vào móng tay em bé và khi em bé mút tay, chúng liền theo vào miệng rồi vào dạ dày của em bé.

Vào đến dạ dầy, ấu trùng phá vỡ vỏ trứng để phát triển thành giun, rồi di chuyển xuống ruột non vàtrưởng thành. 3-4 tuần sau chúng di chuyển xuống ruột già.

Một số trứng ở vùng hậu môn có thể trở thành ấu trùng, ấu trùng chui vào hậu môn lên ruột để phát triển, do đó, việc tái nhiễm giun kim rất dễ dàng.

Triệu chứng nhiễm giun kim ở trẻ em

Trên thực tế, nhiều người tuy bị nhiễm giun kim nhưng lại không có triệu chứng gì. Triệu chứng hay gặp và quan trọng nhất là ngứa vùng hậu môn (nhất là về ban đêm). Do giun cái ra rìa hậu môn để đẻ trứng, gây ngứa, có khi gây sưng tấy quanh hậu môn.

Bệnh nhân bị mất ngủ, bực dọc, đái dầm và bồn chồn nhất là trẻ em; đi ngoài phân thường nát hoặc lỏng, đôi khi có máu hoặc chất nhầy, cũng có khi tiêu chảy. Trẻ em mắc bệnh thường chán ăn hoặc ăn không tiêu, buồn nôn hoặc nôn, đau bụng âm ỉ, da xanh, có thể bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn. Cần lưu ý những triệu chứng nguy hiểm sau:

– Ban đêm giun bò ra hậu môn và đẻ trứng ở đấy khiến cho các em bé ngứa gãi không chịu nổi, có khi trầy cả hậu môn.

– Ở một số bé gái, giun chui vào âm hộ đẻ trứng làm trẻ ngứa, bứt rứt, hay khóc đêm, nghiến răng.

– Có khi giun kim chui vào âm đạo quý bà đẻ trứng gây ngứa, viêm dễ lầm với chứng viêm âm đạo, chỉ khi khám phụ khoa, thấy sự hiện diện của vài chị giun kim mới biết rằng do giun kim gây nên.

– Giun kim cũng có thể vào phổi, thực quản, hốc mũi, cổ tử cung và gây viêm các cơ quan này.

– Gây rối loạn tiêu hoá: thường bị đau bụng, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và hấp thu thức ăn, nhất là ở trẻ nhỏ.

– Gây kích thích: Giun kim thường di động nên thường gây ra những kích thích, nhất là những kích thích thần kinh đối với trẻ nhỏ như gây đaí dầm, ngủ hay bị giật mình, hoảng sợ.

– Giun kim có thể gây viêm ruột thừa, làm thủng ruột…

Bệnh giun kim cần phân biệt với các bệnh khác như sau: ngứa quanh hậu môn do giun kim cần phân biệt với các loại ngứa do nhiễm nấm, dị ứng, trĩ, viêm trực tràng, nứt trực tràng, bệnh giun lươn…

Điều trị nhiễm giun kim

Bệnh nhiễm giun kim, nếu không tái nhiễm, chỉ sau 2 tháng là hết vì giun trưởng thành chỉ sống tối đa 2 tháng, vì vậy khi điều trị, cần chú ý tránh để tái nhiễm và tránh lây hàng loạt.

Có thể dùng một trong các thuốc sau đây để điều trị và dùng liều nhắc lại sau 2 và 4 tuần. Albendazol, mebendazol có thể uống trong bữa ăn hoặc vào bất cứ lúc nào. Chú ý không sử dụng thuốc albendazol và mebendazol cho phụ nữ có thaiTrẻ bị nhiễm giun sán

Có thể điều trị bằng các vị thuốc sau:

– Tỏi giã nát 50g, rượu ½ lít, ngâm 1 tháng. Uống sáng thức dậy lúc đói bụng và tối đi ngủ. Mỗi lần 10 giọt, trong 10 ngày liền. Trẻ nhỏ uống ½ liều trên (Theo: Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).

– Rau Sam tươi 50g, rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước, thêm ít đường vào cho dễ uống. Uống liên tục 5-7 ngày vào buổi sáng sớm, lúc bụng đói (Theo: Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).

– Lá Lộc ớt tươi 40g, nấu canh với thịt, cá, ăn vào bữa ăn chiều, giun sẽ ra vào sáng hôm sau (Theo: Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).

Thuốc rửa

Dùng 2-3 lá Trầu, Phèn chua một ít, pha vào một ít nước sôi cho thấm thuốc, dùng thuốc này bôi vào hậu môn để rửa sạch tất cả trứng, tráng việc trứng tái phát triển (Theo: Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).

Phòng ngừa nhiễm giun kim cho trẻ như thế nào

  • Cắt đứt chu kỳ sinh trưởng trứng giun bằng cách giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu, tiểu, cắt ngắn móng tay.
  • Không cho trẻ mút tay. Nên cắt ngắn móng tay và giữ sạch sẽ, tránh gãi vùng quanh hậu môn.
  • Không cho trẻ mặc quần thủng đít, không cho cởi truồng. Cha mẹ cần rửa sạch hậu môn cho trẻ.
  • Nên lau nhà thường xuyên. Định kỳ giặt ga trải giường, chăn màn cũng có tác dụng diệt trứng giun.
  • Nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và tẩy giun đúng cách. Khi xác định có triệu chứng của nhiễm giun kim cần phải điều trị.
  • Nên điều trị cho tất cả các thành viên trong gia đình.

Trẻ bị nhiễm giun móc: Triệu chứng và cách chữa trị

Giun móc là một loại ký sinh trùng nguy hiểm có thể xâm nhập vào cơ thể qua da. Giun móc hút máu ở tá tràng và tiết ra độc tố ức chế cơ quan tạo máu, dẫn đến thiếu máu kéo dài, người bệnh cũng có thể có các rối loạn thần kinh như nhức đầu, dễ quên, giảm trương lực cơ… Bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em.

Triệu chứng nhiễm giun móc

Giun móc thể hiện theo 3 thời kỳ tiến triển: Triệu chứng ngoài da lúc giun mới xâm nhập vào cơ thể, triệu chứng khi giun vào qua bộ máy hô hấp và thời kỳ toàn phát khi giun đã vào đến ruột và cư trú luôn tại đấy.Giun kim

Giai đoạn xâm nhiễm

Trứng giun móc theo phân ra đất, gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm và loại đất sẽ nở thành ấu trùng, sống ở đất nhiều tuần lễ. Gặp người, ấu trùng chui qua da, thường ở mu bàn chân, kẽ ngón chân, gây ra những nốt mẩn đỏ, ngứa, có khi bị viêm thành nốt mọng nước. Nơi ấu trùng nhập vào (kẽ ngón chân, tay) bị phát ban, phù, giống như dạng đơn độc, rất ngứa, rồi lặn ngay, không để lại dấu tích gì, tuy nhiên vì ngứa gãi nên có thể thành bội nhiễm, thành các vết phỏng, có mủ, loét ra. Sau đó nổi mẩn lan dần mỗi ngày một ít trong vài ngày.

Giai đoạn lưu hành trong cơ thể

Khi qua phổi, không có một phản ứng gì của nhu mô phổi mà chỉ thấy viêm đỏ ở khí quản, thanh hầu, cổ họng, giống như người bị viêm họng, cảm cúm. Ấu trùng có thể gây ra viêm phổi, sốt, ho khan, ho cơn, ho không đờm, khan tiếng. Nếu ấu trùng qua phổi nhiều có thể gây ra những vết thâm nhiễm nhất thời, sốt thất thường và khó thở. Chứng trạng trên chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết.

Giai đoạn định cư

Vào ruột, gây đau bụng, nôn, tiêu chảy, đau vùng thượng vị không có giờ giấc nhất định, tăng bạch cầu đa nhân ưa acid trong máu. Bệnh nhân gầy đi, hay nôn oẹ rồi tiêu chảy, lúc đầu lỏng sau có lẫn máu, tiến triển trong 2-3 tuần. Giun sống bằng máu hút của bệnh nhân nên tạo ra thiếu máu trầm trọng. Khi hút máu, giun móc còn tiết ra chất chống đông máu nên máu chảy nhiều. Ngoài ra, tuỷ xương còn bị ức chế bởi các chất độc của giun móc, vì vậy, giun móc gây ra thiếu máu nặng, nhất là khi số lượng giun móc ký sinh nhiều. Nhiều trường hợp bị giun móc nặng, hồng cầu chỉ còn dưới 1 triệu.

Giun móc sống hơn 4 năm, bệnh có thể khỏi tự nhiên nhưng cũng hay bị tái nhiễm kéo dài, có thể dẫn đến phù toàn thân, liệt tim và tử vong.

Nguyên nhân gây nhiễm giun móc

Do hai loại Ankylostoma Duodenal và Necator Americanus gây nên.

Giun móc ký sinh chủ yếu ở tá tràng, ngoài ra có thể ở phần đầu ruột non. Giun móc cắn sâu răng móc vào niêm mạc ruột để hút máu và để khỏi bị tống ra ngoài. Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện nhiệt độ 15 ~30 độ C, độ ẩm cao, trứng giun phát triển rất nhanh, sau 24 giờ trứng nở thành ấu trùng. Ấu trùng phát triển thích hợp ở những nơi đất xốp, ẩm, đất pha cát, than, đất mùn. Khi ấu trùng đã phát triển đến giai đoạn có khả năng gây nhiễm, ấu trùng thường tìm đến những vị trí cao nhất, chỗ có giọt nước, nơi nhiệt độ 35 ~37 độ C. Trứng và ấu trùng dễ chết trong môi trường nước, ánh sáng mặt trời, trong điều kiện khô, độ mặn cao.Giun kim

Điều trị nhiễm giun móc cho trẻ em

Cần điều trị giun kết hợp với điều trị thiếu máu. Loại thuốc và liều điều trị giống như với giun đũa: levammisol, mebendazol, albendazol… Thuốc didakên chỉ dùng cho người lớn và trẻ em từ 16 tuổi trở lên, liều dùng 0,1 ml/kg (không quá 4 ml), uống vào lúc sáng sớm lúc đói, cứ 5 phút uống 1 ml, sau khi uống lần cuối cùng thì dùng thêm một liều thuốc tẩy muối.

Cách phòng tránh bệnh giun móc

Để phòng bệnh, cần quản lý và xử lý nguồn phân bảo đảm vệ sinh, làm sạch ngoại cảnh, diệt ấu trùng bằng cách rắc vôi bột ở những nơi ô nhiễm nặng (quanh hố xí, vườn rau…). Tránh ấu trùng nhiễm vào người bằng cách hạn chế tiếp xúc với đất. Đối với người lao động có nguy cơ cao ô nhiễm giun móc (làm việc dưới hầm lò, hay tiếp xúc với phân đất…), cần có phương tiện bảo vệ: đi ủng, đeo găng tay cao su.

Trẻ từ 1 tuổi đã có thuốc tẩy giun

Một độc giả tâm sự về những lo lắng khi con dưới 2 tuổi bị giun: “Bin nhà em mới 19 tháng, mấy hôm nay cứ khóc quấy suốt, nhất là ban đêm. Con ăn uống cũng không được tốt. Tối hôm qua thì đi ngoài phân lỏng. Lúc thay bỉm cho con, em ‘tá hoả’ khi thấy loe ngoe trong bịch bỉm vừa thay một con nhỏ nhỏ màu trắng lẫn trong phân. Hai vợ chồng cùng cầm đèn pin săm soi một lúc thì kết luận rằng đấy đích thị là một…con giun. Em sợ quá”.

Trao đổi với chúng tôi, PGS, TS Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng Khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Trước kia, thuốc tẩy giun quy định chỉ dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Hiện tại, có thuốc tẩy giun kim dùng được cho trẻ từ 1 tuổi trở lên là Pyrantel. Hiện nay, thuốc tẩy giun cũng không giống như trước đây, thuốc không gây mệt mỏi, chỉ diệt giun ở ống tiêu hóa và thấm vào máu vô cùng ít ”.Giun kim

Theo bác sĩ Dũng, hiện tại, có thể thấy, nhiều em bé sống ở thành phố, nhà cao tầng sạch sẽ, điều kiện vệ sinh tốt, hầu như ít bị nhiễm giun. Cho nên, việc tẩy giun 6 tháng/lần có thể chỉ áp dụng cho những bé hay tiếp xúc với đất cát, điều kiện vệ sinh kém. Tiến hành tẩy giun với những bé khi ị ra giun, vạch hậu môn trẻ thấy có giun kim hoặc đi khám bác sĩ bị nghi ngờ nhiễm giun, xét nghiệm phát hiện giun trong phân.

“Trẻ bị nhiễm giun sẽ hay rối loạn tiêu hóa, đau bụng vặt, buồn nôn, thậm chí đôi khi nôn. Có một số trẻ bị nhiễm giun nặng thì suy dinh dưỡng. Nếu nhiễm giun tóc, giun móc sẽ gây thiếu máu. Những bé bị thiếu máu sẽ kém ăn, da xanh xao. Nếu thiếu máu nặng quá gây mệt mỏi, đi học thiếu tập trung, trí nhớ giảm, hoa mắt chóng mặt, tim đập nhanh”, bác sĩ Dũng khuyến cáo.

Nếu giun quá nhiều gây tắc ruột, thậm chí đi ngược lên mật gọi là giun chui ống mật gây viêm đường mật. Thậm chí, nếu giun lên đường mật sâu quá gây áp xe gan, áp xe đường mật. Tuy nhiên, hiện nay, điều kiện vệ sinh tốt nên các hiện tượng này cũng ít hơn.

Bác sĩ Dũng nói thêm: “Khi cho trẻ uống thuốc giun, phụ huynh phải theo dõi xem phân có chứa giun không. Đặc biệt, theo dõi sát để phát hiện những bất thường của trẻ sau khi uống thuốc. Nếu có hiện tượng nôn, lả đi thì phải đưa ngay đến cơ sở y tế. Trước khi tẩy giun cho trẻ nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Với trường hợp sống ở môi trường sạch sẽ thì không nên tự tiện tẩy giun”.

Để tránh trẻ bị nhiễm giun, phụ huynh chú ý môi trường sạch sẽ, không cho trẻ tiếp xúc với đất cát, không để trẻ mút hay ngậm tay. Lưu ý rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Đồ chơi dành cho trẻ nếu rửa được cũng nên vệ sinh thường xuyên.

Bé gái 31 tháng tuổi bị nhiều giun kim

Chào Bác sĩ! Cho cháu hỏi bé gái 31 tháng tuổi vừa tẩy giun tháng 2 rồi mà vẫn có nhiều giun kim. Giun kim còn chui vào bộ phận sinh dục của bé nữa. Giun chui như vậy có nguy hiểm không? Làm gì để hết bị giun chui như vậy. Hạt bí đỏ nên ăn sống hay chín để trị giun kim. Ngoài ra có loại thực phẩm hay bài thuốc nào chữa hết giun kim không ạ?Xin cảm ơn Bác sĩ.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Sáng-Chuyên khoa Nhi-Trường Đại học Y – Dược Hải Phòng

Chào bạn.

Nhiễm giun kim là bệnh rất phổ biến ở trẻ em nhưng nó ít gây hại và cũng dễ dàng loại trừ. Những con giun trông như những sợi chỉ có chiều dài từ 2 – 13mm và có thể sống tới 6 tuần trong ruột. Trẻ bị nhiễm giun qua trứng giun bám vào đồ chơi, bàn tay và kẽ móng tay. Trứng giun sẽ nở trong ruột và những con giun cái sẽ đẻ trứng ở hậu môn để tiếp tục vòng sinh tồn của mình. Một liều thuốc tẩy giun sẽ chấm dứt vòng sinh tồn này và tốt nhất là cả nhà cùng uống.

Giun kim sống khoảng 5 – 6 tuần trong ruột rồi chết. Tuy nhiên, trước khi chết, những con giun cái sẽ bò ra hậu môn đẻ trứng vào buổi đêm khi trẻ đang ngủ. Trứng giun kim nhỏ đến mức chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi nhưng nó lại gây ngứa ở khu vực này. Khi đó, theo phản xạ, trẻ sẽ gãi để xoa dịu cảm giác ngứa ngáy ở đây. Kết quả là trứng giun sẽ bám vào các ngón tay và trú ẩn dưới các kẽ móng tay. Và số trứng này sẽ có cơ hội chui vào ruột khi trẻ cho tay vào miệng. Trứng giun có thể tồn tại ngoài cơ thể tới 2 tuần. Vì thế, chúng bám vào da, rơi ra giường, quần áo… chúng có thể lơ lửng trong không khí như những hạt bụi, bám vào thực phẩm. Vì thế trẻ nhỏ dễ bị nhiễm giun kim khi chơi với trẻ mang giun kim trên bàn tay hay từ thực phẩm, đồ uống…. Bất kỳ quả trứng nào khi chui được vào trong ruột sẽ lập tức nở thành giun con và tiếp tục vòng đời của mình.Giun kim

Nhiễm giun kim có nguy hiểm không? Điều khó chịu nhất là nó gây ngứa vùng hậu môn và có thể khiến vùng này bị viêm vì chầy xước do gãi. Nếu bị nhiễm nhiều giun kim, có thể gây đau bụng và làm trẻ trở nên cáu kỉnh. Đối với các bé gái, giun kim có thể ra đẻ trứng ở âm đạo hay niệu đạo.

Điều trị và phòng ngừa: Cách phổ biến là dùng thuốc tẩy giun và vệ sinh hậu môn mỗi sáng để “quét” sạch trứng bám quanh khu vực này. Chúng tôi không có kinh nghiệm dùng hạt bí đỏ để chữa giun kim. Nhưng theo chúng tôi bạn có thể mua thuốc tẩy giun cho trẻ như Mebendazol, Fugacar…thuốc tẩy giun hiện nay thường rất an toàn và tiện lợi.

Ngoài dùng thuốc tẩy giun bạn nên áp dụng biện pháp vệ sinh nhằm loại trừ trứng giun bám trên cơ thể trẻ và trong nhà sẽ giúp trẻ không bị tái nhiễm giun sau tẩy giun.

Mọi thành viên trong gia đình cần thực hiện những việc dưới đây trong vòng 2 tuần kể từ sau khi uống thuốc tẩy giun: Mặc quần lót vào buổi tối để nếu có gãi vô thức, tay cũng không chạm trực tiếp vào vùng da quanh hậu môn. Cắt ngắn móng tay. Rửa tay và móng tay mỗi sáng. Rửa tay trước khi ăn, trước khi nấu nướng và sau khi đi vệ sinh. Nên vệ sinh hậu môn mỗi sáng để rửa trôi toàn bộ số trứng giun đã được đẻ trong đêm. Cần thực hiện điều này ngay lập tức khi ra khỏi giường.Thay và giặt quần lót hằng ngày. Tránh giũ quần áo và chăn ga vì có thể khiến trứng giun bay lơ lửng trong không khí. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là nơi trẻ thường chơi.

Ngoài ra, trẻ có thể nhiễm giun kim khi đi học do nhà vệ sinh không sạch sẽ. Cách phòng ngừa duy nhất là tạo thói quen cho trẻ rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn.

Chúc cháu và gia đình bạn luôn mạnh khỏe

Xem thêm:

Trẻ Bị Nhiễm Giun, Sán Làm Sao Phát Hiện? Nguy Hiểm Không

5/5 - (1 vote)