Updated at: 19-09-2020 - By: admin

Trẻ bị nhiễm giun không phải vấn đề xa lạ trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, khi bị nhiễm giun sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé nói chung. Chính vì lẽ đó, tất cả các chị em cần sớm giúp con phòng bệnh nhiễm giun ngay từ đầu nhé.

Ở bài viết này, Healthyblog.net gửi đến mẹ những thông tin cần thiết về tác hại, biểu hiện nhiễm giun ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nêu ra nguyên nhân và cách phòng bệnh nhiễm giun cho mẹ. Tin rằng bài viết sẽ thật sự hữu ích nên bạn dành ra ít phút để đọc nhé.

Bạn Đã Biết Cách Xử Lý Ngay Khi Biết Trẻ Bị Nhiễm Giun Hay Chưa? 1

1. Những nguy hại khi trẻ bị nhiễm giun

Trẻ em rất dễ bị nhiễm giun vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Các loại nhiễm giun thường thấy là:

  • Trẻ nhiễm giun kim
  • Trẻ nhiễm giun sán
  • Trẻ nhiễm giun lươn
  • Trẻ nhiễm giun đũa chó
  • Trẻ nhiễm giun móc

Khi trẻ nhiễm giun sẽ gặp phải một số nguy hại nhất định về sức khỏe. Sau đây là một số ảnh hưởng tiêu cực của việc bị nhiễm giun đối với sức khỏe của trẻ nhỏ:

  • Thứ 1: Khi bị nhiễm giun, các bé thường biếng ăn, chậm lớn và rất dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất.
  • Thứ 2: Trẻ bị nhiễm giun có thể dẫn đến thiếu máu, từ đó gây mệt mỏi, xanh xao và ảnh hưởng đến khả năng vận động cũng như tinh thần của bé.
  • Thứ 3: Một số loại giun có thể khiến bé bị tiêu chảy, nôn mửa hay thậm chí tắc nghẽn ruột rất nguy hiểm.
  • Thứ 4: Bé nhiễm giun có thể bị đau bụng dữ dội rất mệt mỏi.

Trẻ bị nhiễm giun ở trường hợp nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong. Do đó, mẹ cần hết sức cẩn thận và có biện pháp phòng tránh bệnh nhiễm giun cho bé ngay từ sớm để bé yêu có thể phát triển một cách bình thường nhé.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm giun

Vì những nguy hại từ việc nhiễm giun gây ra như đã đề cập ở trên, do đó mà mẹ cần sớm nhận ra những dấu hiệu mắc bệnh ở con để có cách điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào từng loại giun mà triệu chứng bệnh cũng sẽ khác nhau. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết bé có đang bị nhiễm giun hay không, mẹ cùng tìm hiểu nhé.

  • Bé thường xuyên bị đau bụng ở vùng rốn.
  • Bé sụt cân hoặc bị suy dinh dưỡng.
  • Bé trông gầy yếu, xanh xao và mệt mỏi.
  • Bé có thể nôn ra giun hay đi phân có giun.
  • Biếng ăn cũng là một dấu hiệu của trẻ bị nhiễm giun.
  • Một số loại giun có thể khiến bé bị tiêu chảy.
  • Trẻ bị nhiễm giun sán có thể bị ngứa ở hậu môn.
  • Nhận thấy máu lẫn trong phân cũng là một dấu hiệu của việc bé bị nhiễm giun.
  • Ho, khò khè cũng là một dấu hiệu của việc nhiễm giun.

Ngoài những dấu hiệu nêu trên, các bé khi nhiễm giun thường sẽ rất khó chịu và quấy khóc. Một số bé gái có thể bị ngứa ngáy ở âm đạo. Do đó, mẹ đừng bỏ qua các tín hiệu cho thấy khả năng bé đang bị nhiễm giun nhé. Khi đó, việc sớm tẩy giun cho bé kịp lúc để tránh các hậu quả nghiêm trọng hơn là điều cần thiết hơn hết.Bạn Đã Biết Cách Xử Lý Ngay Khi Biết Trẻ Bị Nhiễm Giun Hay Chưa? 2

3. Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm giun

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị nhiễm giun? Thật ra, trẻ nhỏ có thể bị nhiễm giun bằng nhiều cách khác nhau, một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

  • Thói quen đi chân đất hay bò dưới đất có thể khiến bé bị nhiễm các loại giun lây truyền từ đất vào da như giun đũa, giun móc, giun tóc hay sán dây.
  • Giun có thể sống trong nước. Do đó, nếu các bé có thói quen tắm ao, hồ, sông thì dễ bị nhiễm giun hơn. Mặt khác, sử dụng nước không sạch để nấu ăn không chỉ gây hại cho sức khỏe mà cũng khiến trẻ bị tăng nguy cơ nhiễm giun.
  • Một số loại rau trồng có thể chứa các loại giun do đất bị nhiễm giun. Vì vậy, nếu quá trình chế biến thức ăn không cẩn thận làm sạch hoặc thức ăn nấu không chỉ sẽ tăng nguy cơ nhiễm giun cho trẻ vì sức đề kháng của trẻ còn rất yếu.
  • Một nguyên nhân thường khiến trẻ dễ bị nhiễm giun khác đó chính là bị lây nhiễm. Giun kim có thể tồn tại trong móng tay các bé, từ đó, bé này có thể lây giun cho bé khác trong quá trình chơi chung với nhau. Trẻ nhỏ lại hay có thói quen mút tay nên dễ đưa giun hay vi khuẩn vào miệng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bằng nhiều cách khác nhau mà trẻ có thể bị nhiễm giun dễ dàng. Khi đó, việc tẩy giun cho bé liều điều chắc chắn để giúp bé thoát khỏi tình trạng nhiễm giun thêm nặng.

4. Phòng bệnh giun cho bé như thế nào?

Đề phòng trẻ bị nhiễm giun, mẹ cần thực hiện và giúp bé thực hiện một số việc sau đây vì sức khỏe của con yêu nhé.

  • Thứ 1, vì sức đề kháng của trẻ nhỏ còn rất kém nên các bé chỉ nên ăn chín, uống sôi, hoa quả rửa sạch và nên gọt bỏ vỏ. Quá trình chế biến thức ăn cho trẻ cũng cần cẩn trọng và đảm bảo vệ sinh để tránh những rủi ro về sức khỏe.
  • Thứ 2, thường xuyên cắt móng tay và vệ sinh chân tay sạch sẽ cho bé. Bố mẹ nên hướng dẫn và tập cho bé thói quen rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Thứ 3, không để bé bò dưới đất hay đi chân trần để tránh nguy cơ nhiễm giun và các tai nạn khác.
  • Thứ 4, trẻ nhỏ thường có thói quen mút tay, tuy nhiên đây lại là thói quen không tốt. Do đó, ngay từ khi bé còn nhỏ thì bố mẹ nên sớm nhắc nhở và sửa thói quen không tốt này cho bé để đảm bảo an toàn.
  • Thứ 5, tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần cho bé cũng là cách giúp ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị nhiễm giun.
  • Thứ 6, nếu trong gia đình có người bị nhiễm giun, khả năng cao cả nhà sẽ bị lây nhiễm nên cần tiến hành tẩy giun cho cả nhà.

Với một số cách phòng nhiễm giun cho bé nêu trên, nếu phụ huynh và bé thực hiện tốt thì sẽ phòng tránh hiệu quả khả năng bé bị nhiễm giun.

Bạn Đã Biết Cách Xử Lý Ngay Khi Biết Trẻ Bị Nhiễm Giun Hay Chưa? 3

5. FAQ – Một số câu hỏi thường gặp

Ở phần cuối này, Healthyblog.net sẽ giải đáp các thắc mắc thường gặp của các chị em liên quan đến việc trẻ bị nhiễm giun.

a. Làm sao để biết trẻ bị nhiễm giun?

Các dấu hiệu nhận biết bên trên chỉ là cách để bạn đoán biết bé có khả năng đang bị nhiễm giun. Tuy nhiên, không phải cứ có các dấu hiệu trên thì chắc chắn bé đang nhiễm giun. Thế thì làm sao để biết trẻ bị nhiễm giun?

Trẻ sẽ được xác định bị nhiễm giun thông qua xét nghiệm. Thông thường, trẻ bị nhiễm giun có thể nôn ra giun hoặc kết quả xét nghiệm phân có chứa giun để xác định bệnh. Ngoài ra, trẻ có thể kiểm tra giun bằng một miếng băng dính ở hậu môn hoặc được kiểm tra ở móng tay bé. Ở trường hợp bé bị nhiễm giun nặng sẽ được xác định bằng cách siêu âm. Nhìn chung, có nhiều cách để biết được bé có bị nhiễm giun hay không.

b. Điều trị giun như thế nào?

Tất cả các loại giun đều có thể điều trị được bằng thuốc. Mẹ không nên tùy tiện sử dụng thuốc tẩy giun cho bé vì tùy thuộc vào từng lứa tuổi mà các bé sẽ thích hợp dùng những loại thuốc khác nhau. Để đảm bảo an toàn, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc phù hợp cho bé nhé.

c. Thời điểm nào nên tẩy giun cho bé?

Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể tẩy giun và nên tẩy giun định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm 1 lần để đảm bảo an toàn. Một số trường hợp các bé sẽ được tẩy giun theo đề nghị của bác sĩ chuyên môn tùy tình trạng sức khỏe.

Bên trên là tất cả những điều mẹ cần biết khi trẻ bị nhiễm giun. Mong rằng những thông tin trên sẽ thật sự giúp ích cho mẹ trong quá trình chăm sóc và giúp bé yêu phòng hoặc trị nhiễm giun hiệu quả để luôn khỏe mạnh nhé.

 

Rate this post