Updated at: 07-05-2020 - By: admin

Thời tiết nắng nóng, ô nhiễm do khói bụi có thể khiến da bé bị nổi mẩn đỏ. Đây là tên gọi chung của nhiều dạng thương tổn khác nhau trên da bé, có thể là các sẩn phù như mề đay hoặc là những mụn li ti nhỏ nhưng không gây sốt. Vậy khi gặp phải tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt, không ngứa, cha mẹ phải xử lý ra sao?

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt, không ngứa là do đâu?

Da của trẻ sơ sinh có thể có nhiều biến đổi trong vài tuần đầu khi mới chào đời. Bởi lẽ, sự thay đổi môi trường sống đột ngột từ trong bụng mẹ ra bên ngoài khiến bé yêu bị “sốc” và xuất hiện những vết mẩn đỏ, chàm sữa hay dị ứng da để phản ứng lại.

Hầu hết tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt, không ngứa là lành tính và tự giới hạn, nhưng xuất hiện những biểu hiện khác kèm theo lại rất nguy hiểm. Khi có bất kỳ dấu hiệu lạ nào, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ khám ngay để chẩn đoán nguyên nhân lây nhiễm hoặc do một bệnh tật nào đó. Đồng thời, trong những tuần đầu sơ sinh, mẹ nên để ý những thay đổi trên da của bé để biết khi nào nên khám bác sĩ nhé.

Trẻ nổi mụn đỏ khắp ngườiDa bé có thể nổi mẩn để phản ứng lại những thay đổi đột ngột

Có một số nguyên nhân thường gặp dẫn tới triệu chứng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn khắp đỏ khắp người như rôm sảy do thời tiết nắng nóng. Cũng có trường hợp trẻ bị viêm da cấp tính hoặc mãn tính trên da hoặc phát ban sau khi sốt. Có trường hợp trẻ bị dị ứng với các loại sữa chống táo bón cho trẻ sơ sinh cũng gây ra tình trạng phát ban đỏ khắp người.

Từ tuần thứ 4 trở đi, trẻ rất dễ bị chàm sữa mọc li ti thành những vùng da đỏ tấy như phát ban. Đồng thời, nếu trẻ không được vệ sinh sạch sẽ cũng có thể khiến cho khuẩn nấm phát triển và lây lan trên cơ thể bé.

Tuy nhiên, khi thấy trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt thì khoan hãy vội lo lắng. Mẹ có thể tự tầm soát những nguyên nhân mỗi khi thấy da bé nổi mẩn đỏ để đưa ra cách xử lý và phòng tránh bệnh cho bé mà không nhất thiết phải đến bác sỹ. Bởi lẽ, trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng trên chỉ có bệnh sốt phát ban mới có dấu hiệu khiến trẻ bị nóng sốt, còn giai đoạn nổi mẩn đỏ khắp người (phát ban) thường là sau khi cơn sốt đã giảm.

Chính vì vậy, với trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ nhưng không sốt thì mẹ hãy kiểm tra lại xem có phải trẻ bị dị ứng mùi hương, phấn hoa, thức ăn, thời tiết hoặc cũng có thể bị dị ứng một số loại thuốc. Tuy nhiên, các triệu chứng này đi kèm sẽ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, biếng ăn, hay quấy khóc.

Thậm chí, trẻ thường dùng tay gãi khiến cho chỗ bị mẩn đỏ lại càng đỏ thêm và loét ra gây viêm nhiễm nặng hơn. Nhiều trường hợp bé còn bị mưng mủ, sưng viêm và nổi hạch ở chỗ bị mẩn đỏ. Cá biệt có những bé bị nổi nhiều mụn ngứa hay mọc vào mùa hè thì lại có thể tự khỏi dần dần mà không cần can thiệp gì nhiều.

Hiện tượng bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt khiến cha mẹ thường chủ quan. Tuy nhiên, đó có thể là triệu chứng thường gặp của các bệnh như sởi, tay chân miệng hay sốt xuất huyết, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để xác định được rõ nguyên nhân.

Triệu chứng trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt, không ngứa

Khi trẻ gặp phải tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người thì bố mẹ sẽ nhìn thấy những triệu chứng cơ bản sau trên cơ thể trẻ như: nổi mẩn đỏ khắp cơ thể, từ đầu, mặt xuống bụng, ngực, tay, chân,… đều đỏ nhìn khá “đáng sợ”. Do không ngứa và không sốt nên sức khỏe của trẻ vẫn trong tình trạng khá tốt, trẻ không quấy khóc mà vẫn ăn uống và chơi đùa vui vẻ như bình thường.

Lúc này, cha mẹ cần theo dõi những triệu chứng kèm theo để can thiệp kịp thời. Bởi lẽ, sau một vài ngày, các nốt đỏ ở đầu, mặt, 2 bên gò má, trán sẽ có dấu hiệu bị bong vảy hoặc nhũng vùng nổi mẩn đỏ có thể bị loét, chảy nước khiến trẻ bị đau nhức. Nếu cha mẹ không chú ý vệ sinh và bôi thuốc khử trùng thì các nổi mẩn trên da có thể bị viêm nhiễm, gây ngứa ngáy, khó chịu, khiến trẻ gãi nhiều và càng làm cho các đốm mẩn này trở nên trầm trọng hơn.

Thậm chí, nếu không được chữa trị kịp thời, các dấu hiệu trên sẽ trở nên nguy hiểm hơn với các biến chứng khó lường. Hơn nữa, khi tổn thương lan rộng, vi trùng theo dòng máu có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng máu, viêm cầu thận, viêm nội tâm mạc, viêm xương tủy xương, thấp khớp cấp (do liên cầu), nhiễm độc nặng, nhiễm trùng máu,… đều là các căn bệnh dễ gây tử vong (do tụ cầu) cho trẻ.

Trẻ nổi mụn đỏ khắp ngườiKhi trẻ bị nổi mẩn đó, cần chú ý chăm sóc tốt để không bị biến chứng

Khi bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt, không ngứa phải làm sao?

Cho dù trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt do nguyên nhân nào đi chăng nữa thì việc đầu tiên mẹ cần làm là cách ly trẻ khỏi các tác nhân gây ngứa. Làn da của các bé vốn yếu ớt, nhạy cảm và dễ bị tổn thương, nên chỉ cần 1 tác động nhỏ cũng khiến cho da bị kích ứng. Cho nên, cha mẹ cần tuyệt đối cách ly bé khỏi các tác nhân có thể gây dị ứng: như thảm len, áo lông, các loại bao bì đựng đồ, thảm trải sàn có nhiều bụi bặm.

Đồng thời, khi bé đã bị nổi mẩn đỏ thì tốt nhất mẹ nên hạn chế cho bé tiếp xúc các con vật nuôi dễ gây dị ứng hay lây bệnh ngoài da như: chó, mèo, gà, thỏ,… vì có thể một số ký sinh trùng hay nguồn bệnh tật từ các loài động vật này sẽ lây sang trẻ. Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên cho bé ra ngoài khi trời gió hay nơi có nhiều phấn hoa có thể phòng tránh việc bị dị ứng phấn hoa.

Điều quan trọng nhất bố mẹ cần làm mỗi ngày là vệ sinh sạch sẽ cho da bé bằng việc tắm rửa hàng ngày. Khi tắm cho bé, nên sử dụng nước ấm vừa phải (khoảng 30 độ C) và sử dụng sữa tắm chuyên dùng cho da em bé không chứa xút và các chất tẩy rửa mạnh. Tuyệt đối không tắm cho trẻ với xà phòng thông thường của người lớn vì có thể có các chất hóa học có hại cho da bé.

Khi pha nước tắm cho bé, có thể thêm một số loại tinh dầu, thảo dược có tác dụng sát khuẩn để ngâm vùng da bị tổn thương của bé trong khoảng từ 15-20 phút. Sau khi tắm xong, nhanh chóng lau khô bé bằng các loại khăn lông sạch, mềm và thoa một số chất làm dịu da bé có nguồn gốc từ thiên nhiên, không gây kích ứng da.

Với những bé có làn da khô hoặc khi thời tiết hanh khô, bố mẹ cần sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, làm mềm da giúp duy trì độ ẩm của da bé ở dạng kem, dầu hoặc thuốc mỡ. Có thể bôi cho bé 2 ngày/ lần, trên cơ thể, mặt và các kẽ ngón tay chân, bẹn, nách.

Trẻ nổi mụn đỏ khắp ngườiTrẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người do chàm sữa

Tuy nhiên, bố mẹ cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi cho bé sử dụng bất kỳ loại chất làm ẩm nào. Đồng thời, nên cho trẻ mặc quần áo làm từ vải coton, vải lụa cho bé, tránh những loại vải dày, bí, không thoát mồ hôi sẽ gây ngứa thêm.

Các bài thuốc dân gian chữa mẩn đỏ khắp người cho bé

  •  Sử dụng lá kinh giới tắm cho bé sẽ hết mẩn đỏ: Mẹ hãy lấy 1 bó lá kinh giới tươi đem rửa sạch rồi vò nát cho ra nước, sau đó pha vào chậu nước cho bé tắm. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng lá kinh giới khô đun sôi với nước rồi pha thêm nước cho ấm để tắm cho bé. Nước lá kinh giới sẽ nhanh chóng làm lặn các vết đỏ trên thân thể bé do mẩn ngứa, mang làn da mịn màng cho bé.
  •  Lá dâu tằm trị mẩn đỏ ở bé: Lấy 1 nắm lá dâu tằm đem rửa sạch rồi đun sôi thật kỹ với nước, pha thêm nước mát cho ấm rồi tắm cho bé hàng ngày. Chỉ cần duy trì tuần 3-4 lần/tuần sẽ giúp bé thoát khỏi chứng mẩn đỏ nhanh chóng.
  •  Chữa mẩn đỏ cho bé bằng lá khế: Đem 1 nắm lá khế bánh tẻ rửa sạch rồi giã nát. Thêm chút muối hạt vào, khuấy cho tan muối rồi lọc lấy phần nước, pha cho bé tắm đều đặn mỗi ngày. Tắm như vậy trong vòng vài ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Phòng tránh nổi mẩn đỏ ở trẻ như thế nào?

Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt thường sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống, ngủ và tâm lý của bé. Cho nên, việc đầu tiên các mẹ cần làm đó là vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng nơi ở của bé, loại bỏ các nguy cơ gây dị ứng, mẩn đỏ cho bé như bụi bẩn, lông chó mèo,… Chú ý vệ sinh sạch sẽ, cắt móng tay móng chân định kỳ để bé không cào xước vào da gây nhiễm trùng.

Trẻ nổi mụn đỏ khắp ngườiMẹ cần kiêng các loại thức ăn có nguy cơ gây dị ứng cho bé

Đối với các bà mẹ đang cho con bú cũng cần kiêng các loại thức ăn có khả năng gây dị ứng như: tôm, cua, trứng, nhộng tằm, đậu phộng,… cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi mẩn ngứa. Đồng thời, mẹ  cũng nên dùng dầu thực vật để tăng thêm a-xít béo không bão hoà, giảm bớt nguy cơ phát sinh mẩn ngứa cho bé.

Nếu trẻ đang ăn dặm, mẹ nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày của trẻ nhiều loại rau củ quả chứa vitamin, chất xơ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như: rau dền, rau má, rau ngót, cà chua, cà rốt, táo, cam,… Với trẻ đang bú mẹ thì cần chú ý chế độ dinh dưỡng của mẹ. Mẹ hãy nạp vào cơ thể mình nhiều hoa quả, rau xanh và chất xơ để sữa mẹ không bị nóng, phòng tránh nguy cơ dị ứng, mẩn ngứa cho bé.

Khi nào bố mẹ cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ? Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt, không ngứa, nếu đã thực hiện chăm sóc tốt mà tình trạng của bé vẫn không thuyên giảm, ngược lại còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác như sốt, chán ăn, nôn ói, bỏ bú, mệt mỏi, li bì, thậm chí là tiêu chảy,… thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác, tránh để bệnh nặng sẽ dẫn đến những biến chứng phức tạp hơn.

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mụn Đỏ Có Mủ Bố Mẹ Nên Làm Gì?

Nguồn tham khảo

  • https://www.nhs.uk/conditions/rashes-babies-and-children/

 

5/5 - (2 votes)