Hiện tượng trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt ở chân khá phổ biến khi thời tiết đang chuyển sang những ngày nóng nực. Điều này khiến các mẹ vô cùng lo lắng, không biết làm thế nào để những nốt mẩn đỏ dần biến mất. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt ở chân là dấu hiệu của bệnh gì?
Làn da của trẻ sơ sinh vốn rất nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương, nhiễm trùng hay nổi mẩn đỏ nếu không được bố mẹ chú ý chăm sóc con cẩn thận. Những nốt mẩn đỏ thường xuất hiện ở chân của trẻ, có màu đỏ hồng hoặc hơi thâm đỏ, ngứa hoặc không ngứa, có thể lan rộng khắp người,… và có những dấu hiệu đi kèm khác nhau.
Nếu bé yêu nhà bạn bỗng nhiên bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt, rất có thể bé đã mắc một số bệnh ngoài da dưới đây:
- Dị ứng: Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt có thể bắt nguồn từ việc bé bị dị ứng với những thực phẩm qua thức ăn từ mẹ chuyển thành sữa cho bé bú. Thậm chí, có một số trẻ cũng bị dị ứng với những thực phẩm có thành phần từ sữa bò.
Không chỉ có vậy, bé cũng có thể bị dị ứng khi tiếp xúc với các chất dễ gây kích ứng da như: xà phòng, nước giặt, sữa tắm,… Có khi bé vô tình tiếp xúc với lông chó, mèo và các vật nuôi khác. Cũng có khi mẹ đang sửa dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai,… cũng có thể lây lan sang cơ thể em bé qua đường sữa mẹ, dẫn đến các phản ứng dị ứng như nổi mẩn đỏ giống như muỗi đốt.
Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt ở chân có thể do bị dị ứng
Mụn kê: Loại mụn này thường “nở rộ” khi trẻ sơ sinh được khoảng 3 tuần tuổi. Vị trí thường xuất hiện mẩn đỏ nhiều nhất là ở vùng trán, má hay thái dương của trẻ. Khi quan sát kỹ, mẹ sẽ thấy những nốt sưng đỏ tấy trên cơ thể như những cái nhọt do muỗi đốt. Nếu không được chữa trị kịp thời, những nốt mẩn đỏ trên da bé sẽ ngày càng đỏ sậm và lan rộng hơn sang các khu vực lân cận như chân, tay của bé.
Chàm sữa: Cũng tương tự như mụn kê, hiện tượng chàm sữa cũng khá phổ biến, đặc biệt ở những trẻ có làn da khô bẩm sinh. Đối với các trẻ sơ sinh khoảng từ 1 – 5 tháng tuổi, khi thời tiết nóng bức, trên da bé hay xuất hiện các nốt mẩn đỏ ở các vùng da như hai má, vùng quanh miệng, tai sau hay mu bàn tay.
Không chỉ bị mụn chàm, nhiều bé còn có triệu chứng dị ứng giống như bị bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi. Nguyên nhân khiến trẻ mắc loại bệnh này là do bị dị ứng với sữa mẹ hoặc sữa bò, những nốt mẩn đỏ này sẽ tự biến mất khi bé lớn hơn và thường không để lại sẹo nên mẹ đừng lo lắng nhé.
Khuẩn nấm: Ở trẻ sơ sinh được vài tuần tuổi, nếu những nốt mẩn đỏ chỉ xuất hiện ở khu vực quanh miệng hay mặt, khi đó có thể đã bị nhiễm các vi trùng nấm men (Candida). Bởi lẽ hệ miễn dịch của các bé còn quá non yếu, dễ bị vi khuẩn xâm nhập nên nguy cơ mắc bệnh này là rất cao. Đặc biệt là những bé sinh non (dưới 37 tuần tuổi) bé bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ thì nguy cơ nhiễm khuẩn nấm là rất cao.
Khuẩn nấm không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị đúng cách có thể làm trẻ khó chịu, quấy khóc, biếng ăn và chậm lớn. Chính vì vậy, mỗi khi cho bé bú xong mẹ nên rửa miệng cho con yêu với một ít muối để phòng nhiễm khuẩn nhé.
Nổi mề đay: hay còn gọi là phát ban, dấu hiệu thường thấy là những nốt đỏ, có hình dạng, kích thước khác nhau trên chân tay và bất cứ chỗ nào hở ra, có thể gây ngứa cho trẻ. Các vùng ngứa thường có màu đỏ sậm hơn, hơi sưng hơn so với da bình thường. Khi bị nổi mề đay, trẻ thường biếng ăn, ngủ không yên, hay giật mình và gãi nhiều khiến các vết ngứa càng lan rộng hơn.
Nổi mề đay khiến trẻ bị mẩn đỏ như muỗi đốt rất khó chịu
Nguyên nhân trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt ở chân
Làn da của trẻ nhỏ vốn rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương và dễ gặp các vấn đề về da, chẳng hạn như nổi mẩn đỏ, ít hoặc nhiều tùy theo cơ địa mỗi trẻ. Đặc biệt tình trạng này hay xảy ra ở những trẻ đang tập đi vì bé rất hiếu động, hay va chạm.
Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt sau khi mụn trứng cá vỡ ra thường là thể nhẹ, không nghiêm trọng giống như các bệnh truyền nhiễm hoặc viêm da. Có rất nguyên nhân gây ra mẩn đỏ cho trẻ, chẳng hạn như trẻ đang bú sữa mẹ nhưng lại bị dị ứng nhẹ với một số thức ăn mà người mẹ đã ăn (lây qua đường sữa mẹ) như tôm, cua, hải sản, trứng, đậu lạc,…. Không chỉ có vậy, khi chế độ ăn uống người mẹ thay đổi đột ngột cũng khiến bé không thích ứng kịp và bị dị ứng.
Cũng có khi thức ăn dặm mà trẻ đang ăn có thể khiến bé bị dị ứng mẹ cần kiểm tra kỹ trước khi cho trẻ ăn. Nếu trẻ đang sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua, bánh kem,…) mà bị nổi mẩn đỏ thì có thể là do cơ thể bé phản ứng với hormone có trong sữa bò. Thậm chí có những trẻ còn bị dị ứng với chính sữa mẹ.
Ngoài ra, có những nguyên nhân từ môi trường bên ngoài như không khí, đồ vật trẻ tiếp xúc hoặc vì bệnh cũng có thể khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt. Đối với những trẻ sơ sinh khi bị cảm lạnh hoặc nhiễm virus có thể bị mề đay. Đôi khi, bé cũng bị phát ban khi bị nhiễm khuẩn. Với làn da mỏng manh, yếu ớt, nếu trẻ vô tình tiếp xúc với xà phòng, bột giặt, sữa tắm có chứa chất tẩy rửa mạnh,… cũng khiến trẻ bị nổi mẩn toàn thân.
Sữa tắm có chứa chất tẩy rửa mạnh cũng có thể khiến trẻ bị nổi mẩn
Nếu bé đang bú mẹ mà người mẹ lại sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai hoặc steroid cũng có thể khiến bé bị phản ứng dị ứng như nổi mẩn đỏ ở chân tay. Đến khi trẻ mọc răng thường bị chảy nhiều nước dãi, nếu không được lau thường xuyên, những vùng da xung quanh miệng như má, cằm, cổ, khóe miệng,… sẽ bị phát ban, nổi mẩn đỏ.
Một nguyên nhân khá phổ biến đó là thời tiết thay đổi hoặc do không khí bụi bặm, phấn hoa, lông động vật như chó, mèo,… cũng khiến cho da bé bị dị ứng gây nên những vết mẩn đỏ như muỗi đốt. Cha mẹ cần tìm biện pháp chấm dứt tình trạng mẩn đỏ để giúp bé dễ chịu hơn.
Cách chữa trị cho trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt ở chân
Vì da và cơ quan tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu nên các bậc cha mẹ nên hạn chế sử dụng các loại thuốc có các thành phần hóa học cho bé. Dưới đây là một số cách đơn giản cha mẹ có thể tiến hành ngay để làm giảm sự khó chịu cho con:
- Khi bé bị nổi mẩn đỏ, đầu tiên mẹ nên để trẻ cách li khỏi các tác nhân gây bệnh. Khi đó, cả mẹ và bé cần dừng ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng. Với trẻ bị dị ứng vì những tác động từ môi trường như bụi bẩn, phấn hoa hay lông thú, ngay sau khi các nốt đỏ xuất hiện, mẹ nên đưa bé đi tắm để loại bỏ các yếu tố này.
Nhiệt độ nước tắm cho bé không quá nóng mà phải mát vừa phải để làm dịu cơn ngứa, rát. Khi tắm, mẹ không nên chà xát mạnh mà chỉ nên dùng khăn mềm để xoa nhẹ nhàng lên da bé. Mẹ cần lưu ý, không nên mặc đồ cho trẻ khi đang ở trong khu vực còn ảnh hưởng bởi các tác nhân gây dị ứng.
Mẹ nên đưa trẻ đi tắm ngay khi bị nổi mẩn đỏ
- Sau khi tắm, nếu các vết đỏ chưa lặn, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bôi các thuốc có tác dụng làm mát có thành phần thiên nhiên cho bé. Sau khi đã bôi thuốc mà trẻ vẫn còn khó chịu thì các bậc cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để chẩn đoán đúng bệnh cho con, từ đó tìm ra loại thuốc giảm ngứa và sưng tấy nào phù hợp với trẻ. Tuyệt đối tránh sử dụng các loại thuốc OTC trước khi bé đến tuổi đi học, trừ những trường hợp khẩn cấp, được sự đồng ý của bác sĩ.
Ngoài ra, khi trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt, cha mẹ cần tránh chọn những loại sữa tắm có tính tẩy mạnh kèm theo mùi hương nồng vì các loại sữa tắm này sẽ làm tình trạng của con yêu trầm trọng hơn đấy nhé. Mặt khác, cha mẹ cũng không nên để bé gãi vết ngứa vì móng tay có thể làm vết ngứa bị chảy máu, nhiễm trùng và khó điều trị hơn.
Những biện pháp phòng chống nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh
Để phòng tránh nguy cơ dị ứng da và mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh, mẹ cho con bú cần hạn chế sử dụng các loại kem dưỡng da hóa học. Bên cạnh đó, cả mẹ và bé cần tránh sử dụng những loại xà phòng, bột giặt, sữa tắm có tính chất tẩy rửa mạnh.
Đồng thời, người mẹ cần có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, hạn chế những đồ ăn nhanh và các thức ăn có thể gây dị ứng cho bé. Đặc biệt, mẹ nên chú ý kiêng những món ăn quá mặn nhé.
Hàng ngày, cha mẹ nên vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, kiểm tra kỹ nguồn nước và thức ăn dùng cho trẻ. Khi cho trẻ đi ra ngoài, cần chú ý cho trẻ mặc quần áo dài tay chống nắng và bụi bẩn.
Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt ở chân thông thường sẽ tự khỏi, bố mẹ không cần phải làm gì cả. Bởi lẽ, nếu thuộc thể nhẹ, những nốt mẩn đỏ ở chân bé sẽ tự biến mất theo thời gian. Nếu như tình trạng này cứ tiếp diễn, lặp lại theo mùa và có dấu hiệu phát triển nghiêm trọng hơn, cha mẹ nên đưa bé đi khám để tìm hiểu nguyên nhân thực sự để từ đó điều trị tận gốc vấn đề.
Xem thêm:
Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mụn Đỏ Có Mủ Bố Mẹ Nên Làm Gì?
Nguồn tham khảo
- https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/skin/Pages/Common-Summertime-Skin-Rashes-in-Children.aspx
- https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/injuries/skin-injuries/skin-rashes-in-children