Da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm nên các loại vi khuẩn thường rất dễ xâm nhập gây nên các bệnh nhiễm trùng ngoài da. Có những lúc trẻ bị nổi mẩn ở một bộ phận nào đó và sau đó là lan sang các bộ phận khác. Cũng có thể trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng hay cổ tùy vào bệnh mà bé mắc phải. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nói riêng về trường hợp trẻ có các nốt mụn màu đỏ ở quanh miệng.
Hiện tượng nổi đỏ quanh miệng ở trẻ sơ sinh
Trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh miệng là từ đâu?
Hiện tượng nổi mẩn đỏ trên da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là vấn đề thường hay gặp. Triệu chứng này xảy ra có thể kể đến việc sức khỏe của trẻ vẫn còn yếu và chưa phát triển đầy đủ, hoàn thiện nên trẻ có thể mắc phải chúng. Nhưng cụ thể bệnh gì đã khiến trẻ có dấu hiệu này, cha hãy xem các trường hợp sau để hiểu rõ hơn:
Do bị chảy nước bọt
Những lúc bé chơi giỡn, hay đang mọc răng, nước bọt đều có thể chảy ra và dính lại quanh miệng. Bên cạnh đó, việc trẻ dụi vào gối mang theo cả nước bọt đã tạo thành môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn chui vào và phát triển. Từ đó, gây ra bệnh chốc lở với các mẩn đỏ quanh miệng.
Bị nấm
Tình trạng nổi mẩn đỏ là do sự phát sinh của một loại nấm men có tên là Candida albicans. Loại nấm này thường có trong hệ tiêu hóa và miệng. Ở người bình thường, khỏe mạnh, vi khuẩn nấm này sẽ được chế ngự nhờ vào hệ miễn dịch có trong cơ thể. Cũng vì thế mà cơ thể trẻ không thể ngăn được sự phát triển của nấm men vì hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh là chưa đủ mạnh. Với các trường hợp trẻ bị hen hoặc bệnh phổi, sau một thời gian uống kháng sinh sẽ càng làm cho khả năng bị bệnh nặng hơn.
Bệnh tay, chân, miệng
Ngoài các nốt mẩn đỏ có trên da, miệng bé còn có thể có các vết loét giống như mụn bị vỡ, nhiễm trùng và lở ra thành các vết loét. Bệnh này không chỉ có ở miệng mà bàn tay, bàn chân và mông cũng sẽ thấy được chúng. Trong 1 năm, trẻ thường dễ bị tay chân miệng vào tháng 3-5 và tháng 9-12. Virus gây nên bệnh này chính là entero. Chỉ cần những cú hắt hơi hoặc ho cũng khiến con virus này bay sang gây bệnh lây nhiễm từ bé này sang bé khác. Ba mẹ có thể thấy sẽ thấy được các dấu hiệu này rõ nhất trong 3-6 ngày.
Hắt hơi là một trong các con đường lây truyền virus khiến trẻ bị tay chân miệng
Bệnh chốc lở
Đây là một bệnh nhiễm trùng do gãi. Vì cũng có các vết mẩn đỏ cùng cảm giác ngứa nên trẻ sẽ lấy tay gãi và khiến những nốt này bị xước xát làm đường cho vi khuẩn xâm nhập. Sau một thời gian, những chỗ bị nổi mẩn sẽ thành lớp mề đay màu mật ong.
Bệnh lở miệng
Dấu hiệu giúp mẹ biết được bé bị lở miệng là những các vết mụn rộp màu tím có ở xung quanh miệng. Bệnh này rất dễ lây lan từ người này qua người khác rất nhanh. Chỉ cần đụng một chút cũng khiến người khác bị lây theo. Vì thế, nếu bé có dùng chung đồ hoặc có sự tiếp xúc với người lớn cũng đang bị bệnh này thì chắc chắn rằng bé đã có thể bị lây bệnh.
Thủy đậu
Tuy rằng bé có thể nhận được kháng thể để tăng sức đề kháng thông qua việc bú sữa mẹ nhưng tình trạng bị thủy đậu vẫn có khả năng xảy ra. Nếu mẹ không phát hiện sớm và nhanh chóng điều trị cho trẻ, các bệnh như viêm phổi, viêm màng não, viêm gan… sẽ có thể xảy ra với trẻ.
Bị dị ứng gây ra bệnh nổi mề đay
Trên da bé sẽ bị nổi các nốt lớn và gây ngứa. Đây có thể là kết quả của việc dị ứng với thuốc, hoặc ăn món ăn nào đó hoặc bị nhiễm virus, côn trùng cắn. Vì là dị ứng qua đường miệng nên miệng của bé có thể bị nổi mẩn đỏ, khiến bé khó chịu và ảnh hưởng tới việc ăn uống hằng ngày. Tình trạng dị ứng này lúc đầu sẽ chỉ bị ở nơi bị cắn, bị viêm nhiễm nhưng về sau sẽ di chuyển đến vị trí khác và gây hại ở đó.
Vết thương bị nhiễm trùng
Trong quá trình chơi đùa, trẻ có thể bị một vài vết thương nếu không cẩn thận. Vết thương thì có thể xuất hiện ở bất cứ đâu: miệng, tay, chân… Sau những lần bị thương như vậy, nếu mẹ không chú ý khử trùng vết thương thì những chỗ bị thương đó sẽ bị nhiễm trùng và ngày càng lan rộng ra thành các vết loét.
Phát ban với các nốt mẩn đỏ
Các vết phát ban này thường xuất hiện ở những đứa trẻ mới sinh. Chúng thường có trên miệng, khắp mặt hoặc trên cánh tay và đùi. Những vết ban này thường biến mất sau vài tuần hoặc có thể có trở lại nhưng không gây nguy hiểm. Để yên tâm, mẹ có thể cho trẻ đi khám tại bệnh viện.
Dấu hiệu nào cho biết trẻ bị nổi mẩn xung quanh miệng
- Đó là khi mẹ thấy trên da bé có các vết mẩn đỏ xuất hiện. Tùy theo từng bệnh mà bé mắc phải, có thể có nhiều hoặc ít các nốt đỏ này và chúng sẽ tập trung ở những khu vực khác nhau trên cơ thể.
- Bé sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi. Bố mẹ có thể thấy rằng trẻ không còn hiếu động như bình thường, sức ăn bị giảm sút, có thể dẫn đến hiện tượng biếng ăn.
- Nhiệt độ cơ thể của bé bị tăng lên giống như triệu chứng cảm lạnh nhưng nặng hơn. Trẻ sẽ sốt đến 38, 39 độ C, kèm theo chứng đau họng.
- Trẻ sẽ cảm thấy ngứa và khó chịu. Tần suất bé gãi là rất nhiều nên mẹ có thể dễ dàng phát hiện ra.
Những nốt mụn đỏ sẽ làm cho trẻ có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy
- Lúc đầu, mẹ sẽ thấy bé bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng nhưng sau đó ở tay, chân, cổ hoặc mông cũng xuất hiện các nốt tương tự. Đây có thể là bệnh tay chân miệng thường gặp.
- Trong trường hợp bị nấm, các vị trí ở lưỡi, bên trong má và môi thường có các mảng dày màu trắng nhìn như phô mai. Ngoài ra, góc miệng của bé còn bị các vết nứt nhỏ. Có một vài bà mẹ vì không biết trẻ bị bệnh nấm mà chỉ nghĩ trẻ đang bị dính gì đó nên lấy khăn lau sạch chúng. Nhưng khi làm như vậy sẽ càng khiến những chỗ bị nổi chảy máu. Chúng rất khó biến mất và thường tăng số lượng theo thời gian.
Làm sao để chữa khỏi bệnh này cho trẻ?
- Đối với trường hợp bé bị nổi đỏ quanh miệng do chảy nước bọt, mẹ nên sử dụng những thứ có thể tạo thành hàng rào bảo vệ, ngăn vi khuẩn như khăn giặt với xà phòng lau qua cả người của bé rồi bôi ít vaseline hoặc kem dưỡng da có chứa chất lanolin lên da bé.
- Giúp trẻ tăng cường lượng nước, da sẽ không còn bị khô hay bong tróc. Thêm vào đó, cho trẻ ăn các món ăn chứa nhiều chất xơ từ rau xanh và không nên ăn các loại quả có nhiều axit như cam, quýt. Những thực phẩm có thể gây dị ứng như hải sản, đậu phộng cũng cần tránh ăn. Các món ăn giảm lượng muối hơn bình thường để hạn chế tình trạng dự trữ natri, không tốt cho bé đang bị bệnh.
- Mẹ cũng có thể dùng khăn đã thấm nước để lau nhẹ lên các mụn đỏ để chúng đỡ đỏ và bị sưng. Cách làm này có thể làm 3 lần một ngày, mỗi lần khoảng 20 phút.
- Để giữ cho miệng bé được sạch sẽ, vi khuẩn không thể xâm nhập, nên lau miệng cho bé bằng nước muối đã pha loãng.
- Khi thấy móng tay, móng chân bé dài, ba hoặc mẹ nên cắt ngắn lại và vệ sinh sạch sẽ. Những chỗ móng tay, móng chân là những nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn cho nên ba mẹ cần chú ý vấn đề này.
Vệ sinh tay chân sạch sẽ bằng cách bấm móng tay, móng chân thường xuyên để vi khuẩn không có điều kiện phát triển
- Mỗi khi bé ăn hoặc uống xong, các mẹ nên lau sạch sẽ vùng quanh miệng, cổ, tay và chân.
- Tắm cho trẻ bằng các loại sữa tắm, dầu gội dành riêng cho bé.
- Khi thấy trẻ chảy nước miếng, mẹ và người thân cần chú ý để lau sạch cho bé.
Trường hợp trẻ cần được nhanh chóng đi khám bác sĩ
Đó là khi trẻ trong tình trạng sốt cao, có cảm giác ngứa tại những chỗ bị mẩn đỏ, các nốt này có dấu hiệu sưng tấy lên, bị chảy mủ hoặc lở loét nghiêm trọng. Khi đó, bố mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để được khám chính xác, chẩn đoán tình hình bệnh và đưa ra lời khuyên chữa trị hợp lý. Tuyệt đối đừng để bệnh trở nặng ba mẹ mới cho đi khám vì sức khỏe có thể đã bị ảnh hưởng nhiều, điều trị khó khăn hơn và phải mất một thời gian dài mới có thể chữa khỏi.
Kết luận
Tuy trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng không quá nghiêm trọng và có thể xử lý được nhưng bố mẹ vẫn cần để ý thường xuyên mọi sự thay đổi với trẻ. Vì nếu bỏ qua mà không chữa trị ngay hoặc chỉ chữa qua loa thì bệnh này có thể trở nên nặng hơn và có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Các ông bố bà mẹ hãy có trách nhiệm và quan tâm con cái hơn để có thể phòng ngừa bệnh tốt nhất.
Xem thêm:
Trẻ Bị Nổi Mẩn Đỏ Khắp Người Không Sốt, Không Ngứa, BS Trả Lời
Nguồn tham khảo:
- https://www.parents.com/baby/health/rashes/different-types-of-rashes/
- https://www.nhs.uk/conditions/rashes-babies-and-children/