Trẻ nhà bạn bị đau bụng là điều có vẻ như các ông bố bà mẹ thường xuyên gặp phải. Có không ít các vấn đề xảy ra với con bạn liên quan đến dạ dày trong đó có thể trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Việc này có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng sẽ có một số triệu chứng biểu hiện gần giống nhau. Bố mẹ cũng tìm hiểu bài viết sau nhé!
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Sử dụng kháng sinh cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Với công dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại, kháng sinh cũng diệt luôn vi khuẩn có lợi gây mất cân bằng sinh thái đường ruột, dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa.
Khi trẻ mắc một số bệnh khác như: viêm đường hô hấp, viêm phế quản…cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ vì khi mắc bệnh, cơ thể tiết ra đờm chứa vi khuẩn, nếu trẻ có thói quen nuốt ngược vào bụng dễ dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột gây rối loạn tiêu hóa.
Trẻ cũng dễ bị rối loạn tiêu hóa khi sống ở nơi có chất lượng vệ sinh kém, nguồn nước không sạch và ăn phải những thức ăn không đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm.
Trẻ em rất thường có thói quen ăn uống tùy tiện và hay ăn vặt nên rất dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Cha mẹ cần để mắt đến con và hạn chế những loại thực phẩm không tốt nếu ăn quá nhiều như bánh kẹo ngọt, thức uống có ga, đồ ăn nhiều dầu mỡ,…
Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa:
Rối loạn tiêu hóa gây những triệu chứng khó chịu cho trẻ, làm gián đoạn sự hấp thụ dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Nhưng làm thế nào bạn có thể phân biệt sự khác biệt giữa những đau bụng thông thường và các rối loạn tiêu hóa đáng lo ngại? Bằng cách nhận ra các biểu hiện trẻ bị rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất, bạn có thể giúp con tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả và khắc phục một cách đúng đắn.
a) Trẻ bú mẹ bị rối loạn tiêu hóa:
Rối loạn tiêu hóa gây những triệu chứng khó chịu cho trẻ
Giai đoạn trẻ bú mẹ là giai đoạn trẻ đang rất cần một lượng dinh dưỡng ổn định và dồi dào. Việc gặp phải căn bệnh rối loạn tiêu hóa, lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và trí não, suy giảm hệ miễn dịch. Hơn nữa, về sau trẻ cũng rất dễ tái phát rối loạn tiêu hóa khi có các yếu tố từ môi trường tác động vào hệ tiêu hóa. Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là bé thường bị nôn trớ do bú quá no, các cữ bú quá gần nhau hoặc bé chưa quen với loại sữa mới, mẹ đặt bé nằm bú không đúng tư thế.
Một dạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh khác là táo bón khi trẻ đi ngoài không thường xuyên, phân khô rắn, bụng bị cứng, có cảm giác đau. Táo bón khiến trẻ biếng ăn, đau bụng, và quấy khóc. Nguyên nhân trẻ bị táo bón là do sữa bé uống được mẹ pha quá đặc hoặc mẹ đang cho bé bú cũng đang bị táo bón, bé ăn ít chất xơ, ít rau xanh, trái cây,…Một vài biểu hiện khác cho mẹ biết bé đang có vấn đề về đường tiêu hóa là bé đột nhiên bú kém hoặc đau bụng. Trẻ khóc nhiều, trướng bụng, chân hay co lên bụng, bàn tay thường nắm chặt, hay nôn trớ, tiêu chảy,…
b) Bé bị rối loạn tiêu hóa đi ngoài:
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy cũng là một tình trạng xảy ra rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân thường do trẻ bú không đủ hoặc quá nhiều, bú quá nhiều, trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, dị ứng sữa, kém hấp thụ dưỡng chất hoặc do mẹ uống thuốc hoặc dùng thức ăn nhuận tràng,… Tiêu chảy là chứng bệnh hay xảy ra nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến trẻ vì có thể gây suy dinh dưỡng, thậm chí gây tử vong do tình trạng mất nước, muối.
c) Bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt:
Ngoài các triệu chứng như tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu, vì một vài trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa có sốt nhẹ hoặc sốt cao, mệt mỏi,…Tuy nhiên việc sốt là dấu hiệu cho thấy bé nhà bạn đang bị viêm một vùng nào đó, phản ứng chống viêm làm nhiệt độ cơ thể tăng cao vì rối loạn tiêu hóa thường không phải phải là nguyên nhân chính gây sốt. Bố mẹ nên đưa con đi kiểm tra chính xác vì ngoài rối loạn tiêu hóa bé có thể đang mắc thêm một số bệnh nào đó.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài phải làm sao?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường không có cảm giác thèm ăn
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi đã thay đổi thực đơn và tư thế cho bé bú ,…bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và được tư vấn điều trị chính xác. Bố mẹ không nên tự cho con uống thuốc đau bụng hay kháng sinh có thể khiến bệnh nặng hơn vì ngoài nôn trớ sinh lý còn có các dị dạng đường tiêu hóa như teo tắc ruột, teo thực quản, phình đại tràng bẩm sinh,… cũng gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu bố mẹ tự ý chữa trị sai cách hay chậm trễ, trẻ có thể bị tử vong.
Bé bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?
Trường hợp trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa vì bú mẹ thì việc xử lý bệnh nằm phần nhiều ở người mẹ. Mẹ cần chú ý những điều sau để áp dụng cho mình và cho bé nhé! Mẹ nên ăn uống đầy đủ và đa dạng, nên cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để nâng cao hệ miễn dịch của trẻ. Trong trường hợp sữa mẹ không đủ hoặc không có sữa mẹ thì cần tìm ra loại sữa thay thế thật sự phù hợp với bé. Việc này mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con.
Với trẻ có thể ăn dặm, cha mẹ nên cho con ăn thêm các thức ăn giàu dinh dưỡng và ăn từng chút một. Mẹ không nên cho trẻ bú quá no, cần xây dựng lịch cho bé bú mẹ và tăng số lần bú trong ngày, cho bé đi vệ sinh đúng giờ. Việc cho bé bú đúng tư thế cũng giúp làm giảm hiện tượng nôn trớ gây nhiều mệt mỏi và hệ quả xấu đến trẻ.
Với tình trạng trẻ bị tiêu chảy hoặc trẻ bị loạn khuẩn đường ruột vì uống kháng sinh quá liều để chữa trị các bệnh khác gây mất cân bằng đường ruột, dẫn đến nhiễm khuẩn, bố mẹ nên ghi nhớ các cách xử trí sau đây: Việc bù nước cho bé là vô cùng quan trọng, điện giải và sắp xếp một chế độ ăn uống hợp lý sau khi điều trị. Cha mẹ có thể cho trẻ uống bù nước hoặc uống dung dịch Oresol theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc đúng tỉ lệ theo hướng dẫn trên bao bì. Dung dịch Oresol giúp phòng ngừa và điều trị mất nước hiệu quả. Trường hợp mất nước xảy ra nặng, bố mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện điều trị.
Thực đơn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa:
Bố mẹ nên cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất
Thực đơn dinh dưỡng của mẹ đang cho con bú và trẻ ăn dặm cần sự đa dạng và giàu vitamin, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, bố mẹ cần duy trì một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. Bên cạnh đó, cần tập cho trẻ giữ gìn vệ sinh cơ thể, rửa tay thường xuyên để tránh đưa vi khuẩn từ môi trường sống xung quanh vào đường ruột.
Bố mẹ nên cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất: đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất và cách chế biến cần phù hợp với từng độ tuổi, từng nguyên nhân và tình trạng bệnh của trẻ, cần nấu mềm và nhuyễn hơn, dễ tiêu để trẻ phục hồi sau khi bị bệnh và nhất là phải đảm bảo an toàn, vệ sinh. Bố mẹ nên hạn chế các thức ăn chế biến sẵn, mà nên nấu cho trẻ ăn tại nhà, hạn chế cho trẻ ăn vặt, thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu, bổ sung nhiều rau quả và thực phẩm giàu chất xơ, khuyến khích trẻ uống nhiều nước, nhai chậm và kỹ trong khi ăn vì enzyme có trong nước bọt tiết ra có lợi cho hệ tiêu hóa của bé.
a) Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Một số thực phẩm được khuyến khích cho trẻ ăn khi bị rối loạn tiêu hóa như:
Chuối: Chuối chứa một lượng lớn pectin, giúp quá trình tiêu hóa và đại tiện trở nên thuận lợi hơn. Ngoài ra, chuối rất giàu kali – chất điện giải cần thiết cho cơ thể, thích hợp cho trẻ ăn khi có dấu hiệu mất nước do nôn mửa, tiêu chảy. Chuối cũng giúp bổ sung 11 loại khoáng chất, 6 loại vitamin và năng lượng khác nên bố mẹ hãy cho chuối vào thực đơn hằng ngày của con nhé!
Gạo và rau xanh: gạo trắng được coi là thực phẩm bổ dưỡng, dễ tiêu. Ngoài ra, chúng còn giúp kiểm soát tình trạng tiêu chảy hiệu quả. Gạo cũng là thực phẩm quen thuộc dùng mỗi ngày, mẹ có thể chế biến thành cơm trắng, cháo hạt, cháo xay, súp tùy theo nhu cầu và sở thích, lứa tuổi của trẻ. Rau xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất và lượng chất xơ dồi dào. Mẹ có thể tăng khẩu phần rau cho bé để bổ sung vitamin và khoáng chất bị mất đi khi bị bệnh.
Sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt: Thực phẩm này đơn giản là để giúp tiêu hóa được tốt hơn vì chúng chứa vi khuẩn có lợi lên men. Các vi khuẩn có lợi này giúp cải thiện sự rối loạn đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý trẻ có gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa do sữa (bất dung nạp lactose) không nhé. Các loại ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào, đồng thời chứa các loại dầu thực vật tự nhiên thúc đẩy hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.
b) Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì? Những thực phẩm trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên kiêng mà bố mẹ cần lưu ý vì đa phần đây là những loại thức ăn yêu thích của trẻ và việc ăn uống chúng tùy tiện cũng là nguyên nhân gây tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Trẻ cần hạn chế ăn các loại đồ ăn nhanh khó tiêu như: xúc xích, thịt hộp, pizza, hamburger, sandwich,…Trẻ bị tiêu chảy cần tránh ăn bánh kẹo ngọt và thức ăn giàu chất xơ. Trẻ bị táo bón không nên ăn các loại thức ăn giàu chất béo và tinh bột như đậu, bắp vì có thể làm phân khô và tình trạng táo bón sẽ nặng hơn. Bố mẹ cần thay đổi sữa công thức cho trẻ không dung nạp lactose hoặc nên hỏi ý kiến bác sĩ để thay bằng các loại sữa thực vật.
c) Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa?
Sữa là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng và có mùi vị hấp dẫn dễ dàng bù đắp lượng dưỡng chất đã mất của trẻ, tuy nhiên tùy từng trường hợp, nguyên nhân và mức độ rối loạn tiêu hóa mà cha mẹ cân nhắc cho bé uống sữa hay không. Với trẻ sơ sinh còn đang bú mẹ thì nên để bé tiếp tục hoặc bú nhiều hơn vì trong sữa mẹ có nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể tốt cho trẻ.
Với những trẻ lớn hơn hoặc trẻ bị tiêu chảy, khả năng tiêu hóa kém không nên cho trẻ uống quá nhiều sữa động vật hay sữa chứa nhiều đường lactose vì không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ mà thay vào đó là các loại sữa hạt, sữa đậu nành, sữa chua,…Một số trẻ bị dị ứng với sữa, mẹ cũng nên đưa con đi gặp bác sĩ để biết chính xác bệnh tình khi trẻ bị nôn trớ nhiều và được tư vấn một số thực phẩm hay những loại sữa bổ sung trẻ có thể sử dụng được.
d) Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì?
Thuốc được xem là phương án điều trị nhanh chóng và được nhiều bố mẹ nghĩ đến khi con có vấn đề sức khỏe nào đó. Tuy nhiên, việc dùng thuốc tự ý cũng gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt nếu không đúng liều lượng, đúng đối tượng, đúng thời gian. Bên cạnh đó, với một số kinh nghiệm dân gian, thuốc nam cũng thường được sử dụng trong các trường hợp đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa nhẹ nhưng chỉ nên áp dụng với những trẻ lớn hơn 5 tuổi. Vì vậy bố mẹ vẫn nên có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và uy tín để không gây nguy hiểm đến bé nhà mình nhé!
Kết luận
Rối loạn tiêu hóa thông thường có nguyên nhân chủ yếu do sức đề kháng của bé còn non yếu, hệ miễn dịch của trẻ còn đang trong quá trình hoàn thiện, hệ vi sinh vật có lợi đường ruột chưa đủ mạnh để bảo vệ hệ tiêu hóa nên dạ dày trẻ dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh dẫn đến các triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Hy vọng qua bài viết bố mẹ có thể yên tâm để giúp con vượt qua căn bệnh này và luôn khỏe mạnh.
Nguồn tham khảo:
- https://www.healthgrades.com/right-care/childrens-health/the-5-most-common-digestive-disorders-in-kids.
- https://suckhoedoisong.vn/khi-tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-nen-an-gi-khong-nen-an-gi-n158323.html.
- https://www.thuocdantoc.org/tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-uong-thuoc-gi.html