Phân loại co giật do sốt, co giật do bệnh động kinh
Co giật do sốt đơn thuần: Cơn co giật toàn thể, cơn co cứng – co giật có thời gian dưới 15 phút.
Co giật do sốt phức tạp: Co giật do sốt được gọi là co giật do sốt phức tạp khi có một trong các biểu hiện co giật cục bộ, thời gian co giật có thể kéo dài trên 15 phút, bệnh nhi không phục hồi hoàn toàn chức năng hệ thần kinh trong vòng 1 giờ, liên tục tái phát các cơn co giật trong thời gian bị sốt.
Trạng thái động kinh do sốt: Là những cơn co giật kéo dài trên 30 phút. Tình trạng co giật kéo dài hay còn gọi là trạng thái động kinh (status epilepticus) là cơn co giật kéo dài hơn 5-10 phút hoặc các cơn co giật liên tiếp nhau mà giữa các cơn bệnh nhân không có giai đoạn phục hồi hoàn toàn.
Một số trẻ có thể xuất hiện cơn co giật trong quá trình mắc một bệnh viêm nhiễm cấp tính (ví dụ như viêm dạ dày) mà không bị sốt. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị co giật do sốt cao cần cẩn trọng với tình trạng nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
Co giật do sốt cao có phải là bệnh động kinh?
Co giật sốt xảy ra liên quan sớm bệnh lý nhiễm trùng, khi đang sốt đột ngột nhiệt độ tăng cao theo đường biểu diễn nhiệt độ hình cung, nhiệt độ lúc này khoảng
39.20C (lấy ở hậu môn), xấp xỉ 25% ca xảy ra khi nhiệt độ trên 40.2 độC. Theo dõi mối liên hệ giữa nhiệt độ và cơn co giật thì sự gia tăng hay giảm nhiệt độ không ảnh hưởng đến ngưỡng của cơn. Trong nhóm tuổi 6-18 tháng có nhiệt độ trên 40 độC, co giật tái phát gấp 7 lân trẻ em sốt nhiệt độ dưới 40 độC.
Co giật sốt thường liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm tai giữa, hệ thống tiêu hoá, mà virus là tác nhân chính, trong khi vi trùng có thể gây nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não thì hiếm hơn có co giật do sốt.
Những bé gái, tuổi càng nhỏ càng dễ bị co giật hơn so với các bé trai cùng nhóm tuổi. Những rối loạn điện giải, Vitamin B6 cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ co giật.
Co giật do sốt cao không đồng nghĩa với động kinh, do đó cần phân biệt giữa co giật do sốt cao và bệnh động kinh. Trong trường hợp co giật do sốt, cơn giật chỉ xuất hiện khi có sốt cao, cơn thường ngắn, tạm thời và không có biến chứng, có thể có một cơn duy nhất hoặc vài cơn tùy từng trường hợp. Ngược lại, ở bệnh nhân động kinh, một số cơn đầu tiên xuất hiện khi sốt nhưng những cơn sau đó xuất hiện ngay cả khi không sốt.
Co giật do sốt thường xảy ra 3 năm đầu của trẻ em, 4% ca trước 6 tháng, 6 % ca sau 3 năm, 1/2 ca xảy ra năm thứ hai, các tác giả nhấn mạnh đến thời gian “18 -24 tháng” là tuổi thường có co giật do sốt.
Lâm sàng
Co giật do sốt cao thường xảy ra sớm, cơn co giật hầu hết là cơn toàn thể, vận động hai bên, chỉ có 15% ca là cục bộ: 80 % cơn co giật, 14% ca là cơn trương lực, 6 % là cơn mất trương lực. Dựa theo mức độ trầm trọng của bệnh có 3 dạng lâm sàng cơ bản: co giật sốt đơn thuần, co giật sốt phức tạp, trang thái động kinh do sốt.
Co giật sốt cao đơn giản, có thời gian co giật < 15 phút, không có dấu thần kinh cục bộ và không có cơn thứ hai. Bệnh thường khỏi, 90 % ca kết thúc mà không để lại di chứng nào. Co giật do sốt phức tạp Co giật do sốt phức tạp là co giật do sốt kèm một trong những dấu hiệu sau: thời gian co giật kéo dài > 15 phút, co giật vận động cục bộ hoặc sau cơn có liệt Todd, trên một cơn trong 24 giờ, tình trạnh thần kinh không bình thường, cha mẹ, anh em có co giật không sốt.
Những bệnh nhân có từ hai dấu hiệu trên trở lên sau 7 tuồi khoảng 6% ca mắc bệnh động kinh. Bệnh viện “Mayo Clinic” nhận thấy khoảng 7% ca co giật do sốt phức tạp sẽ suy giảm thần kinh và tiến tới mắc bệnh động kinh, tỷ lệ này là 2,5% trẻ co giật không có các dấu hiệu trên.
Trạng thái động kinh do sốt
Đa số các bệnh nhân tự khỏi, nhưng co giật kéo dài từng đợt và trạng thái động kinh do sốt không phải là hiếm. Nhiều báo cáo đã cho thấy khi xảy ra trạng thái động kinh do sốt cao gây hoại tử não, hay tử vong. Trong nghiên cứu ghi nhận 1706 trẻ em co giật do sốt (NCCPP) thì 8% trường hợp co giật < 15 phút, 4% trường hợp co giật > 30 phút, 25% trường hợp trạng thái động kinh do sốt trẻ em. Nghiên cứu tử thi những trẻ em trạng thái động kinh do sốt có hoại tử vỏ não, hạch nền, đồi thị, tiểu não và cấu trúc thuỳ thái dương.
Một số trẻ nhỏ có co giật nửa người sau đó yếu hay liệt nửa người, loại co giật này sẽ phát triển thành liệt cứng và động kinh cục bộ vận động.
Khi nào co giật do sốt có nguy cơ phát triển thành động kinh?
Nguy cơ phát triển thành động kinh sau co giật do sốt là rất thấp ở trẻ nhỏ, xong trẻ vẫn có thể bị động kinh khi có các yếu tố nguy cơ như gia đình có người bị động kinh, trẻ mắc các bệnh thần kinh, bệnh lý ở não, cơn co giật do sốt đơn thuần hay phức tạp… Trẻ bị co giật do sốt đơn thuần có nguy cơ mắc bệnh động kinh là 21%, trong khi đó trẻ bị co giật do sốt phức tạp có đến 49% nguy cơ mắc bệnh động kinh.
Không phải tất cả các bệnh nhân có cơn co giật đều được chẩn đoán là động kinh. Động kinh là rối loạn có đặc điểm là từ 2 hoặc nhiều cơn co giật tự phát do tổn thương não. Vì thế có một cơn co giật kiểu động kinh thì chưa được gọi là động kinh.
Không phải tất cả các bệnh nhân có biểu hiện ngất, các vận động bất thường ở chi hoặc các cơn co giật toàn bộ đều là các cơn co giật động kinh. Các cơn ngất thường hay nhầm với cơn động kinh.
Các bệnh khác cũng có thể nhầm với cơn co giật động kinh như cơn co giật kiểu tâm thần, rối loạn vận động, loạn nhịp tim, hạ huyết áp tư thế, cơn Migraine, rối loạn giấc ngủ, thiếu máu não thoáng qua, mất thị lực toàn bộ thoáng qua. Chẩn đoán động kinh đôi khi gặp nhiều khó khăn vì triệu chứng của động kinh và các bệnh khác tương tự nhau nên bác sỹ sẽ phải tiến hành ghi điện não nhiều lần hoặc theo dõi bằng điện não video.
Động kinh là căn bệnh mạn tính, cần phải điều trị trong thời gian dài, song không có nghĩa là không thể chữa khỏi do đó bạn cần lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thật tốt, chú trọng vào việc cung cấp chất dinh dưỡng cũng như tránh xa các yếu tố gây bệnh, tránh tái phát. Hiện nay, sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh động kinh được nhiều người quan tâm. Bởi thực phẩm chức năng là sản phẩm được kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại giúp làm giảm các triệu chứng của cơn động kinh như co giật, tăng động, rối loạn cảm xúc, giúp người bệnh động kinh sớm hồi phục sức khỏe và hòa nhập với cộng đồng.
Phân biệt các thể co giật, động kinh lành tính ở trẻ nhỏ
Động kinh toàn bộ tự phát là chứng bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh là những cơn co cứng – co giật, cơn vắng ý thức hoặc cơn giật cơ xảy ra lúc thức.
Các cơn này xuất hiện đột ngột, ngắn, cơn sau giống cơn trước và lặp lại nhiều lần, tuy nhiên ngoài cơn trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Nhìn chung, động kinh toàn bộ tự phát ở trẻ nhỏ đa phần lành tính, tiên lượng tốt.
Co giật sơ sinh lành tính, vô căn
Xuất hiện trong vòng 7 ngày đầu sau sinh, đỉnh cao là vào ngày tuổi thứ 5 ở trẻ ra đời bình thường: Sinh đủ tháng, cân nặng bình thường, không bị ngạt và không bị chấn thương sản khoa. Thể bệnh này thường hay gặp ở trẻ trai hơn trẻ gái. Bệnh biểu hiện bằng những cơn giật cơ, khởi đầu là giật cục bộ ở một bên cơ thể, sau đó có xu hướng lan tỏa sang bên đối diện nhưng rất ít khi chuyển thành toàn bộ hóa.
Các cơn giật này chỉ ngắn từ 1-3 phút, có thể kèm theo ngừng thở; Một số ít trường hợp có các cơn động kinh liên tục, thời gian từ 1-20 giờ, thậm chí là 3 ngày. Khám thần kinh cho trẻ giữa các cơn giật hoặc trước khi có động kinh liên tục thấy bình thường;
Tuy nhiên sau cơn động kinh, trẻ có thể ngủ gà, giảm trương lực cơ kéo dài đến vài ngày sau. Nếu làm điện não đồ giữa các cơn, đa số có hình ảnh sóng theta nhọn xen kẽ. Tiến triển của thể động kinh này tương đối tốt, rất ít hoặc không ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần vận động và cũng không trở thành động kinh sau này.
Co giật sơ sinh có tính chất gia đình lành tính
Thường xuất hiện vào ngày thứ 2 hoặc 3 (có thể muộn hơn vào ngày thứ 21 hoặc 1 tháng sau sinh) ở trẻ ra đời bình thường và tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai cũng nhiều hơn bé gái. Triệu chứng chính của bệnh là các cơn giật cơ, cơn ngưng thở hoặc cơn co cứng – co giật, diễn ra chỉ trong 1-2 phút, cơn có thể tái phát tới ngày thứ 7 hoặc trong vài tuần tiếp theo; Khám thần kinh ngoài cơn bình thường và làm điện não không thấy bất thường.
Chứng co giật loại này có tiền sử gia đình liên quan đến gen di truyền nằm trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể số 20. Tiến triển của bệnh đáp ứng tốt với điều trị, ít ảnh hưởng đến vấn đề phát triển tâm trí – vận động của trẻ; Tuy nhiên 10-15% trẻ vẫn có thể bị động kinh thứ phát hoặc bị sốt cao co giật sau này.
Động kinh giật cơ lành tính ở trẻ bú mẹ
Gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, thường thấy ở trẻ trai hơn trẻ gái. Các cơn động kinh dưới dạng cơn giật cơ toàn bộ ngắn, cường độ nhẹ ở mặt, thân và các chi nhưng trẻ vẫn tỉnh táo. Một ngày trẻ có thể bị hàng chục cơn nhưng chỉ xảy ra lẻ tẻ chứ không đồng loạt và cơn sẽ mất đi khi trẻ ngủ say. Khám thần kinh cho trẻ ngoài cơn thấy bình thường, kết quả điện não cho thấy các đợt nhọn sóng nhanh toàn thể. Tiến triển của bệnh tốt, ít ảnh hưởng đến vấn đề phát triển tâm trí và vận động. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể bị động kinh cơn lớn lúc trưởng thành.
Động kinh cơn vắng ý thức ở trẻ nhỏ
Có thể bắt đầu từ lúc 3 tuổi, đỉnh cao là 6-7 tuổi, thường gặp ở trẻ gái hơn trẻ trai. Cơn động kinh khởi đầu và kết thúc đột ngột làm trẻ ngừng mọi hoạt động và gián đoạn tiếp xúc với người xung quanh; Ví dụ như trẻ đang nói tự nhiên ngưng lời, đang chơi đùa tự nhiên đứng sững lại và đánh rơi đồ chơi, hoặc đang ăn thì ngừng nhai, mặt “ngây” ra, gọi hỏi trẻ không biết. Các cơn này chỉ kéo dài 10-15 giây, mỗi ngày trẻ có thể bị lên cơn từ 10-200 lần nhưng không biết mình đã lên cơn.
Lưu ý: Ở trẻ nhỏ, cơn động kinh loại này rất khó nhận biết nếu không quan sát kỹ. Khám thần kinh ngoài cơn ghi nhận trẻ hoàn toàn bình thường, làm điện não thấy trên nền hoạt động điện bình thường có hình ảnh phức hợp nhọn sóng tần số 3Hz, đối xứng đồng thì, lan tỏa hai bán cầu. Tiến triển của thể động kinh này cũng đa dạng, tuy cơn đáp ứng tốt với điều trị và bệnh nhi có thể hết cơn trước 15 tuổi, nhưng 40% các trường hợp trẻ sẽ bị động kinh cơn lớn lúc 10-15 tuổi, thậm chí đến lúc 20-30 tuổi mới bị.
Điều trị động kinh
Phải tuân thủ theo nguyên tắc điều trị động kinh. Trong phần lớn các trường hợp, thuốc chống động kinh nhóm valproat (Dépakine) có hiệu quả rất tốt với động kinh toàn bộ tự phát.
Nên và không nên làm gì khi trẻ co giật do sốt cao?
Co giật do sốt cao là một rối loạn co giật thường gặp nhất ở trẻ, lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, đặc biệt hay gặp ở trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trẻ sơ sinh thì không bị co giật do sốt cao. Nếu để trẻ sốt quá cao, nguy cơ co giật vẫn xuất hiện như thường. Nhiệt độ xuất hiện co giật là từ 40 độ C trở lên. Nếu để sốt đến 41 độ C, gần 100% trẻ sẽ bị co giật.
Khi co giật, trẻ có thể chỉ tăng trương lực cơ thân mình nhưng cũng có thể co giật ở chân, tay, miệng; thét lên và sùi bọt mép. Tùy từng dạng và triệu chứng xuất hiện mà mỗi trẻ có biểu hiện khác nhau, nhưng nói chung đều có hiện tượng co giật cơ chân tay, méo miệng, sùi bọt mép, trợn mắt và tăng trương lực cơ
Nguyên nhân thường gặp nhất là do viêm nhiễm đường hô hấp trên. Đây là một loại co giật lành tính và hầu hết không để lại hậu quả gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, về lý thuyết 4 hậu quả có hại có thể xảy ra sau co giật do sốt cao đơn thuần là: giảm chỉ số IQ, tăng nguy cơ bị động kinh, nguy cơ tái phát co giật do sốt cao và tử vong.
Xử lý khi trẻ co giật do sốt cao
Theo BS Trần Văn Cường, bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, tỷ lệ tái phát cao đối với co giật do sốt cao đơn thuần và thay đổi theo tuổi khoảng 50% trẻ nhỏ hơn 12 tháng tuổi đã có cơn co giật do sốt cao đơn thuần lần đầu tiên và khoảng 30% trẻ 12 tháng tuổi. Vì vậy, việc xử trí co giật do sốt cao ở trẻ tại nhà đúng cách là hết sức quan trọng với bậc phụ huynh trước khi trẻ có thể được đưa đến cơ sơ y tế gần nhất.
Để xử trí một trẻ bị co giật tại nhà, các bậc phụ huynh nên bình tĩnh thực hiện tuần tự những điều sau đây:
- Đặt trẻ nằm nghiêng sang phải để đờm nhớt dễ chảy ra ngoài, không gây tắc đường thở khi bé đang co giật.
- Dùng vật mềm đặt giữa 2 hàm răng để trẻ khỏi cắn phải lưỡi.
- Cởi bỏ bớt quần áo trẻ khi trẻ đang sốt, dùng khăn nhúng nước ấm đắp lên người trẻ vùng nách và bẹn nhiều lần để hạ nhiệt, đặt thuốc hạ sốt đường hậu môn nếu có thể.
- Khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
- Những điều không nên làm trẻ sốt cao co giật:
- Không được tìm cách ngăn cơn giật bằng cách hạn chế cử động của trẻ như bế, ôm, ghì chặt trẻ vào lòng.
- Không dùng vật cứng để ngáng miệng trẻ vì sợ trẻ sẽ cắn vào lưỡi, nhưng thực tế trẻ rất ít khi cắn vào lưỡi trong cơn co giật.
- Không nặn vắt chanh hoặc cho bất kỳ thứ gì vào miệng trẻ (kể cả thuốc hạ nhiệt) khi trẻ đang trong cơn giật vì có thể gây tắc nghẽn đường thở nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
- Không quấn trẻ quá kín, không ủ ấm, mặc thêm quần áo cho trẻ.
- Không lau mát bằng nước đá hoặc bằng rượu vì có thể gây ngộ độc.
- Tránh những quan niệm sai lầm như khi trẻ đang co giật thì cha mẹ bỏ đi nơi khác hoặc không được nhìn trẻ mà để một người khác canh chừng trẻ.
Dùng nhiều khăn nhúng nước ấm đắp lên vùng nách và bẹn của trẻ .
Co giật do sốt cao có nguy hiểm?
Nếu ta cho rằng thiệt hại tính mạng là nguy hiểm thì tai biến co giật do sốt cao không nguy hiểm, do nó không gây hại tính mạng – ngoại trừ các trường hợp bị ngã khi đang trong cơn. Chẳng những vậy, nó cũng không gây ảnh hưởng tới phát triển trí tuệ và tinh thần, nghĩa là trẻ em không bị ảnh hưởng tới khả năng học tập và hòa nhập cộng đồng; ngoại trừ các biến chứng đáng ngại dưới đây:
- Có thể gây ra các chấn thương gián tiếp sau đó như ngã khi đang co giật, chạm vào các vật dụng nhọn, chạm vào các vật dụng có nhiệt độ cao. Khi đó trẻ sẽ bị sang chấn tương ứng theo từng tai nạn.
- Sặc và viêm đường hô hấp, xảy ra khi co giật xuất hiện lúc bạn đang cho bé bú hoặc uống sữa, uống thuốc.
- Gây ra hạ ngưỡng điện thần kinh kích thích. Nếu đã có co giật lần đầu thì những lần sau rất dễ xuất hiện. Không cần phải sốt cao mà chỉ cần sốt vừa cũng đã đủ gây ra cơn co giật liên hồi.
- Động kinh. Tỷ lệ trẻ bị bệnh động kinh từ co giật do sốt cao vào khoảng 5%. Khi đã bị động kinh thì bắt buộc phải điều trị, đồng thời sau đó trí tuệ của trẻ sẽ bị giảm ít nhiều.
Xem thêm:
Trẻ Đi Tướt Lẫy, Sủi Bọt, Mọc Răng Bao Lâu Thì Khỏi