Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vốn không phải việc dễ dàng. Vì cơ thể của các bé rất nhạy cảm và vô cùng non nớt nên bạn phải thật cẩn trọng và tỉ mỉ. Hệ miễn dịch của các bé chưa hoàn thiện nên trẻ sơ sinh rất dễ mắc phải các bệnh về khoang miệng nếu như không được chăm sóc đúng cách. Và tình trạng trẻ bị tưa lưỡi là câu chuyện quen thuộc của các gia đình có con nhỏ. Với các chị em lần đầu làm mẹ, bạn đã biết cách chữa trị khi bé yêu mắc phải bệnh này chưa?
1. Trẻ bị tưa lưỡi là bệnh gì?
Bạn thắc mắc vì chưa biết bệnh tưa lưỡi là bệnh gì? Tưa lưỡi hay còn gọi là bệnh nấm lưỡi do nấm Candida Albicans gây ra. Vị trí bị nhiễm bệnh là khoang miệng, cụ thể là miệng, lưỡi, họng hoặc cả thực quản cũng bị nhiễm nấm Candida.
Bệnh tưa lưỡi có thể xảy ra với mọi lứa tuổi, tuy nhiên, trẻ em và người cao tuổi là hai nhóm đối tượng dễ mắc căn bệnh này nhất.
2. Tìm hiểu biểu hiện của bệnh tưa lưỡi
Trẻ em bị tưa lưỡi sẽ có biểu hiện như thế nào? Đây là một vấn đề quan trọng mà mẹ cần biết để sớm nhận biết bệnh ở con và có biện pháp khắc phục kịp thời. Bởi nếu không nhận biết sớm, không chữa trị sớm thì bệnh sẽ trở nặng gây khó khăn đến quá trình điều trị bệnh cho bé. Sau đây là một vài dấu hiệu giúp mẹ sớm nhận ra căn bệnh tưa lưỡi này:
a. Trẻ bị tưa lưỡi ở dạng nhẹ
Dấu hiệu trẻ bị tưa lưỡi khi mới hình thành đó chính là những chấm trắng xuất hiện li ti trên đầu lưỡi của bé. Từng ngày, các chấm trắng phát triển càng lớn và sẽ hình thành một mảng trắng bao phủ lưỡi của bé. Những chấm trắng này khó làm sạch vì chúng bám rất chặt. Mặt khác, bé ít bú và thường xuyên quấy khóc hơn.
b. Trẻ bị tưa lưỡi mức độ nặng
Khi bệnh tưa lưỡi đã đến mức nặng, ngoài các biểu hiện nêu trên, bé có thể bị tiêu chảy, đau bụng, ho khan, đau đớn khó bú khó ăn. Bởi cớ, lúc này bệnh có thể đã phát triển nặng và lây sang hệ hô hấp, rồi tấn công đến hệ tiêu hóa của bé và dẫn đến những căn bệnh khác. Ngoài ra, trẻ bị tưa lưỡi còn có dấu hiệu như hơi thở hôi, trẻ có những vết loét ở lưỡi khi bệnh đã trở nặng. Một số trường hợp bé bị tưa lưỡi sẽ bị sốt cao.
Vì vậy, khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì mẹ cần chú ý quan sát những biểu hiện bất thường của con. Khi thấy bé yêu xuất hiện những dấu hiệu như trên, mẹ cần sớm giúp bé điều trị để tránh trường hợp không mong muốn là trẻ bị tưa lưỡi nặng.
3. Nguyên nhân khiến bé bị tưa lưỡi là gì?
Healthyblog.net hiểu rằng bà mẹ nào muốn nhìn thấy con yêu bị mắc phải căn bệnh đáng ghét này cả. Thế nên bạn muốn tìm ra nguyên nhân khiến bé mắc phải bệnh này để có thể giúp điều trị và phòng bệnh cho con.
Như đã chia sẻ ở phần 1, bệnh tưa lưỡi là do nấm Candida gây nên. Sau đây là một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị bệnh nấm lưỡi:
- Bé sau khi ăn bột hay uống sữa không được tráng miệng sạch sẽ. Bố mẹ không thường xuyên vệ sinh răng miệng hay vệ sinh răng miệng không đúng cách cho bé.
- Trẻ nhỏ ăn nhiều thức ăn ngọt, thức ăn thô và cứng hay những thức ăn không phù hợp với bé cũng dễ bị tưa lưỡi.
- Ngoài ra, trẻ bị nấm lưỡi còn có thể do bị lây nhiễm từ mẹ. Khi mẹ bị bệnh mà vẫn duy trì việc cho bé bú mẹ trực tiếp thì bé cũng có thể bị vi khuẩn lây sang khiến bé mắc bệnh tưa lưỡi.
Về cơ bản, bệnh nấm lưỡi hình thành và phát triển mạnh chính là do khoang miệng của các bé không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, đúng cách nên đã tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển nhanh chóng.
4. Bệnh tưa lưỡi có nguy hiểm không?
Chắc chắn, nếu bé nhà mình chẳng may mắc phải bệnh nấm lưỡi, bậc phụ huynh nào cũng sẽ rất lo lắng. Bạn trăn trở vì không biết trẻ bị tưa lưỡi có nguy hiểm không? Tuy đây không phải căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tính mạng của bé nhưng khi bị tưa lưỡi, bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, cuộc sống sinh hoạt hằng ngày và cả sự phát triển toàn diện của bé.
Sau đây là một số tác hại của bệnh nấm lưỡi gây ra cho bé:
- Trẻ bị tưa lưỡi thường khó bú, khó nuốt nên dẫn đến việc bé bú ít, ăn ít, mất vị giác, ăn không ngon miệng và vì thế sụt cân, chậm lớn.
- Tưa lưỡi khiến các bé đau đớn, khó chịu và thường xuyên quấy khóc.
- Trẻ bị tưa lưỡi có thể bị chảy máu hoặc viêm nhiễm khoang miệng gây đau đớn, khó chịu cho bé.
- Ngoài ra, trẻ bị tưa lưỡi ở mức độ nặng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của bé. Bé có nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, nấm phổi, tiêu chảy,…
Như vậy, nếu bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ không sớm được điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của bé. Đời sống sinh hoạt hằng ngày của bé cũng gặp nhiều khó khăn. Bé mệt mỏi, đau đớn và những người chăm bé cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định khi bé mắc bệnh này.
5. Điều trị bệnh tưa lưỡi ở trẻ em như thế nào?
Chính vì bệnh tưa lưỡi ở trẻ có thể gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của bé hằng ngày. Đó chính là lý do vì sao câu hỏi: “trẻ bị tưa lưỡi phải làm sao” trở thành mối quan tâm hàng đầu của các chị em khi tìm hiểu về căn bệnh này. Sau đây là cách trị bệnh nấm lưỡi cho bé tại nhà mà bạn cần biết.
a. Vệ sinh khoang miệng cho bé:
Bạn có thể chữa trị bệnh tưa lưỡi cho bé bằng cách vệ sinh khoang miệng cho bé tại nhà vô cùng đơn giản. Cách thực hiện như sau:
- Lấy một miếng gạc rơ lưỡi, gắn vào đầu ngón tay trỏ của bạn.
- Thấm miếng gạc vào nước muối sinh lý.
- Bạn có thể để bé nằm hoặc bế bé sao cho tiện.
- Đưa ngón tay gắn miếng gạc vào miệng bé, nhẹ nhàng đưa trên lưỡi bé từ trong ra ngoài.
- Nếu bé bị tưa lưỡi mức độ nặng, mẹ nên dùng 2 miếng gạc 1 lúc. Nếu bé chỉ bị tưa lưỡi nhẹ thì chỉ cần 1 miếng gạc là đủ bạn nhé.
Một số lưu ý dành cho mẹ khi dùng gạc để rơ lưỡi cho bé như sau:
- Bạn cần vệ sinh tay thật sạch trước khi tiến hành rơ lưỡi để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé.
- Lựa chọn loại gạc rơ lưỡi an toàn, sạch sẽ và vô trùng để thực hiện cho bé.
- Không dùng lại miếng gạc rơ lưỡi cũ đã dùng.
- Khi thực hiện rơ lưỡi cho bé, mẹ cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương khiến hoặc khiến bé bị nôn trớ.
- Nhiều bậc phụ huynh có thói quen rơ lưỡi cho bé với mật ong. Tuy nhiên, trẻ em dưới 1 tuổi được khuyến cáo không nên sử dụng mật ong vì có thể gây ngộ độc cho bé.
- Không nên thực hiện việc rơ lưỡi sau khi bé vừa bú no, ăn no vì dễ khiến bé bị nôn trớ.
- Tuyệt đối không cạy tưa lưỡi vì cách này chỉ khiến bé bị đau đớn và chảy máu mà thôi
- Một số trường hợp các bé bị nấm lưỡi mức độ nặng sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc để rơ lưỡi cho bé. Tuy nhiên, bố mẹ không nên tự ý thực hiện công việc này tại nhà vì trẻ có thể gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc.
b. Điều trị tưa lưỡi bằng thuốc
Để trả lời cho câu hỏi: bé bị tưa lưỡi phải làm sao? Một số trường hợp các bé bị nấm lưỡi sẽ được điều trị bằng thuốc. Vì bệnh nấm lưỡi do vi khuẩn, vi rút gây ra nên có thể được điều trị bằng cách dùng thuốc kháng nấm.
Trên thị trường hiện nay có bán các loại thuốc điều trị bệnh tưa lưỡi phổ biến như nystatin, mycostatin, miconazol,… Mẹ có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc này để điều trị bệnh tưa lưỡi cho bé.
Lưu ý:
- Mỗi loại thuốc sẽ có hướng dẫn sử dụng và liều dùng cho từng độ tuổi của các bé khác nhau. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng cho bé.
- Khi lựa chọn trị tưa lưỡi cho bé bằng thuốc, bạn nên xem qua thành phần của thuốc xem bé có bị dị ứng với thành phần nào hay không?
- Trị tưa lưỡi bằng thuốc có thể dẫn đến tác dụng phụ cho bé, bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng.
Vì bệnh tưa lưỡi không phải căn bệnh khó điều trị, tuy nhiên bệnh lại có thể gây những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, khi nhận thấy bé yêu có những dấu hiệu mắc bệnh thì mẹ cần sớm có biện pháp khắc phục để tránh tình trạng bệnh trở nặng.
6. FAQ – Gợi ý những câu hỏi thường gặp khác
Ở bài viết này, Healthyblog.net cũng xin trả lời những câu hỏi liên quan thường gặp về vấn đề trẻ bị tưa lưỡi cho các chị em.
a. Trẻ bị tưa lưỡi và cặn sữa bám trên lưỡi khác nhau như thế nào?
Bệnh tưa lưỡi ở trẻ em rất dễ bị nhầm lẫn với cặn sữa bám trên lưỡi bé nên thường ít được phát hiện ra. Việc phân biệt cặn sữa với tưa lưỡi sẽ giúp bạn không chủ quan mà có được biện pháp chữa trị kịp thời cho bé.
Nhìn chung, tưa lưỡi hay cặn sữa đều để lại những đốm trắng trên lưỡi của bé. Tuy nhiên, cặn sữa là các chấm nhỏ màu trắng, dễ dàng bong ra và trôi đi đi khi bé uống nước hoặc nuốt nước bọt mà không gây đau đớn. Trong khi đó, tưa lưỡi rất khó bong tróc vì bám vào lưỡi khá chắc, việc làm mất tưa lưỡi cũng khó khăn hơn và có thể gây đau đớn cho bé mỗi khi nuốt.
b. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tưa lưỡi cho bé?
Một số yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tưa lưỡi ở trẻ nhỏ như:
- Trẻ có hệ miễn dịch kém sẽ dễ bị mắc bệnh tưa lưỡi hơn vì khả năng phòng bệnh của bé yếu, nấm Candida dễ dàng xâm nhập và gây hại.
- Trẻ thường xuyên bị khô miệng cũng dễ mắc bệnh tưa lưỡi.
- Mẹ bị nấm ở bộ phận sinh dục khi mang thai hoặc nấm ở vú khi đang cho con bú cũng làm tăng nguy cơ khiến trẻ em bị tưa lưỡi.
- Bé đang được điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh cũng tăng nguy cơ mắc bệnh nấm lưỡi.
Như vậy, nếu bé nhà bạn đang rơi vào các trường hợp trên thì mẹ cần cẩn thận hơn trong việc chăm sóc để tránh khiến bé bị tưa lưỡi.
c. Phòng bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Thay vì chờ đến khi bé bị bệnh rồi tìm cách chữa trị, mẹ nên giúp con phòng bệnh tưa lưỡi thì tốt hơn. Thế thì, phòng bệnh tưa lưỡi cho trẻ như thế nào? Sau đây là một số cách giúp phòng bệnh nấm lưỡi cho bé:
- Thường xuyên vệ sinh khoang miệng cho bé chính là cách giúp phòng tránh bệnh tưa lưỡi hiệu quả. Khoang miệng sạch sẽ giúp nấm Candida không có cơ hội để xâm nhập và phát triển. Nếu bé chưa thể tự vệ sinh khoang miệng, mẹ nên giúp bé thực hiện công việc này hằng ngày.
- Sau khi cho bé bú sữa hoặc ăn bột, mẹ nên cho bé uống ít nước để tráng miệng, tránh để cặn sữa bám trên lưỡi tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập.
- Trẻ nhỏ không nên ăn bánh kẹo ngọt vào ban đêm trước khi đi ngủ. Nếu bé có ăn thì mẹ cần nhắc bé đánh răng trước khi đi ngủ.
Nếu thực hiện tốt việc phòng bệnh theo như những chia sẻ ở bên trên, nguy cơ trẻ bị tưa lưỡi là rất thấp.
Vì sức khỏe của con yêu, Healthyblog.net khuyến cáo mẹ chú trọng việc giúp bé vệ sinh răng miệng hằng ngày. Còn nếu bé đã chẳng may mắc phải bệnh này, chúng tôi mong rằng bài viết trên đã giúp mẹ giúp mẹ tìm ra biện pháp phù hợp để chữa trị cho con yêu nhé.