Viêm kết mạc là căn bệnh thường thấy ở trẻ sơ sinh. Tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu trẻ bị viêm kết mạc không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho đôi mắt bé. Do đó, chị em có con nhỏ cần trang bị những kiến thức cần thiết về bệnh viêm kết mạc để có thể giúp con phòng và điều trị bệnh này.
1. Tìm hiểu bệnh viêm kết mạc và dấu hiệu nhận biết
Tìm hiểu về bệnh viêm kết mạc là điều đầu tiên bạn cần quan tâm. Viêm kết mạc là một căn bệnh rất phổ biến về mắt. Đây là tình trạng mắt bị nhiễm trùng hoặc bị kích thích đem đến. Bé bị viêm kết mạc nặng, không điều trị sớm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của bé, thậm chí là mù mắt. Thế nên, bạn cần theo dõi các dấu hiệu nhận biết sau đây để sớm phát hiện ra bé đang bị bệnh này ngay từ những ngày đầu.
Mẹ có thể nhận ra bệnh viêm kết mạc ở bé dựa vào một vài triệu chứng sau đây:
- Bé bị sưng mí mắt và đỏ là dấu hiệu của viêm kết mạc phổ biến nhất.
- Bé bị chảy nước mắt, chảy mủ nhiều.
- Bé có dử mắt dạng mủ.
- Bé xuất hiện gỉ màu vàng, khó mở mắt.
- Một số bé sẽ bị cảm lạnh.
- Trường hợp bé bị viêm kết mạc nặng có thể chảy máu ở mắt.
Khi thấy bé có những dấu hiệu nêu trên, mẹ cần sớm đưa bé đến bệnh viện để kịp thời điều trị bệnh nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm.
2. Bệnh viêm kết mạc có nguy hiểm không?
Trẻ bị viêm kết mạc có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi mà hầu hết các phụ huynh có con bị viêm kết mạc đều quan tâm. Bệnh viêm kết mạc vốn không nguy hiểm nhưng vẫn sẽ có những ảnh hưởng nhất định như sau:
- Viêm kết mạc có thể gây đau, khiến bé cảm thấy khó chịu và thường xuyên quấy khóc.
- Bệnh viêm kết mạc nếu như không sớm điều trị có thể gây viêm nhiễm nặng, trường hợp nặng có thể dẫn đến mù lòa.
- Vi khuẩn từ viêm kết mạc có thể lây sang các bộ phận khác nếu như không được điều trị đúng cách và kịp thời. Vì vậy, bé có thể mắc bệnh về viêm họng, viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm não,.. sau này.
- Viêm kết mạc cũng gây ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mĩ cho bé.
Chính vì những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh viêm kết mạc ở trẻ nhỏ, trong khi đó các bé lại không thể tự chăm sóc cho bản thân được. Thế nên mẹ cần sớm nhận biết và có biện pháp điều trị cho trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc.
3. Nguyên nhân nào khiến trẻ bị viêm kết mạc
Đâu là nguyên nhân khiến bé bị viêm kết mạc? Đây chắc chắn cũng là vấn đề mà các chị em quan tâm. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị viêm kết mạc, sau đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Thứ 1: Trẻ bị viêm kết mạc do vi khuẩn Chlamydia:
Nếu mẹ bị nhiễm Chlamydia gây nhiễm trùng sinh dục, trong quá trình sinh nở có thể lây nhiễm vi khuẩn Chlamydia cho bé. Vi khuẩn Chlamydia khiến bé bị viêm kết mạc và thường xuất hiện từ 5 – 12 ngày sau sinh. - Thứ 2: Trẻ bị viêm kết mạc do dị ứng:
Một số bé bị viêm kết mạc có thể xuất phát từ việc dị ứng với thuốc nhỏ mắt.Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt có tác dụng giúp bé ngừa khuẩn. Tuy nhiên, một số bé có thể bị dị ứng thuốc nhỏ mắt dẫn đến tình trạng bé bị viêm kết mạc. - Thứ 3: Một số trường hợp bé bị viêm kết mạc do dị ứng với phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật,… bay vào mắt.
- Thứ 4: Trẻ bị viêm kết mạc do lậu cầu:
Trẻ có thể bị viêm kết mạc do mẹ bị nhiễm lậu mà không được điều trị đúng cách, sau đó truyền nhiễm vi khuẩn cho con trong quá trình vượt cạn. - Thứ 5: Trẻ bị viêm kết mạc do tắc tuyến lệ:
Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh có thể do bé bị tắc tuyến lệ. Ở trường hợp này, bé sẽ bị gỉ mắt màu trắng hoặc màu vàng.
Ngoài ra, bé cũng có thể bị viêm kết mạc do các loại vi khuẩn, virus khác gây ra như virus herpes. Mỗi nguyên nhân gây bệnh khác nhau có thể có một vài đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp viêm kết mạc đều sẽ bị sưng mí mắt và đỏ mắt. Việc thăm khám sẽ giúp xác định được nguyên nhân gây bệnh chính xác hơn.
4. Điều trị viêm kết mạc như thế nào?
Nếu chẳng may trẻ bị viêm kết mạc mắt, chắc chắn phương án điều trị chính là điều mà bạn quan tâm nhất. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh mà trẻ sẽ được điều trị chứng viêm kết mạc bằng nhiều cách khác nhau. Sau đây là một số cách điều trị viêm kết mạc cho bé như:
- Rửa mắt bằng nước muối sinh lý có thể giúp ngừa và kháng khuẩn, giúp bé nhanh chóng hồi phục.
- Bé có thể được chỉ định điều trị viêm kết mạc bằng cách tra mỡ, tiêm thuốc hay dung dịch kháng sinh.
- Chườm mát cũng là một cách giúp điều trị bệnh viêm kết mạc hiệu quả cho trẻ.
- Nếu trẻ bị bệnh do dị ứng, bé có thể được điều trị bệnh bằng thuốc chống dị ứng.
Như vậy, khi thấy bé có triệu chứng bị viêm kết mạc, mẹ cần sớm đưa bé đến bệnh viện nhi thăm khám để có thể có chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp.
5. FAQ – Gợi ý những câu hỏi thường gặp:
Hiểu rằng khi bé yêu bị viêm kết mạc, mẹ sẽ có rất nhiều thắc mắc liên quan để có thể chăm sóc bé cách tốt nhất. Healthyblog.net cũng xin được giải đáp một số thắc mắc cho các chị em liên quan đến vấn đề này.
a. Bệnh viêm kết mạc nên kiêng ăn gì?
Trong quá trình chăm sóc và điều trị cho trẻ bị bệnh viêm kết mạc. Chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ điều trị bệnh hoặc làm bệnh trở nặng hơn. Thế thì trẻ bị viêm kết mạc kiêng ăn gì? Sau đây là một số thực phẩm mẹ nên loại khỏi thực đơn của bé:
- Thức ăn cay, nóng: Thức ăn cay nóng có thể khiến bé chảy nước mắt, từ đó khiến bé cảm thấy khó chịu hơn nên mẹ cần hạn chế cho con.
- Thức ăn dễ gây dị ứng: Các thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, tôm… có thể khiến tình trạng viêm kết mạc trở nặng nên mẹ cũng cần hạn chế cho bé.
- Thức ăn có hàm lượng protein cao: Thịt bò, thịt dê,… cũng là nhóm thức ăn mà bé nên tạm thời kiêng trong giai đoạn điều trị bệnh viêm kết mạc.
- Thực phẩm giàu tinh bột: Nhóm thực phẩm giàu tinh bột như các loại đậu, bánh mì,… cũng không tốt cho quá trình điều trị bệnh này.
- Chất kích thích: Cafe, nước có gas và các chất kích thích là điều kiêng kỵ khi điều trị viêm kết mạc cho bé. Nếu mẹ đang cho bé bú thì cũng nên kiêng nhóm này.
Như vậy, để bé sớm khỏi bệnh, mẹ cần giúp bé kiêng những thực phẩm nêu trên.
b. Trẻ bị viêm kết mạc nên ăn gì?
Ngoài nhóm thực phẩm cần kiêng, trẻ bị viêm kết mạc cũng cần bổ sung những chất sau để có thể điều trị bệnh dễ dàng, chóng hồi phục hơn. Cụ thể như:
- Thực phẩm giàu vitamin A như bí đỏ, cà rốt, cà chua, cải bó xôi,… rất tốt cho mắt nên có thể giúp bé có được một đôi mắt khỏe.
- Thực phẩm giàu vitamin B12 như bưởi, cam, quýt, sữa giúp cải thiện đôi mắt, ngăn ngừa biến chứng về mắt cho bé.
- Thực phẩm giàu vitamin C như như cam, quýt, nho, dâu,… giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn nên sẽ hỗ trợ điều trị bệnh cho bé bị viêm kết mạc.
c. Trẻ bị viêm kết mạc bao lâu thì hết?
Nếu bé chỉ bị viêm kết mạc nhẹ thì chỉ mất khoảng 7 đến 10 ngày là bệnh có thể tự hết hoặc điều trị tại nhà. Tuy nhiên, để tránh gây khó chịu lâu cho bé cũng như những biến chứng về sau, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia bác sĩ.
d. Phòng bệnh viêm kết mạc như thế nào?
Trẻ nhỏ vì sức đề kháng, hệ miễn dịch yếu nên rất dễ bị nhiễm dẫn đến tình trạng viêm kết mạc. Thế nên, mẹ nên có biện pháp phòng bệnh cho bé trước hết để bé mắc bệnh. Một số biện pháp phòng bệnh viêm kết mạc phải kể đến như:
- Trong quá trình mang thai, mẹ cần thường xuyên đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, mẹ nên sớm điều trị để tránh lây nhiễm cho bé trong quá trình sinh nở.
- Vệ sinh mắt sạch sẽ cho bé cũng là cách tránh viêm kết mạc hiệu quả.
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin A, B12 và C để bảo vệ đôi mắt khỏe cho bé.
Hẳn rằng bạn cũng từng đặt câu hỏi: trẻ bị viêm kết mạc nhỏ thuốc gì? Mẹ cũng có thể nhỏ mắt cho bé bằng dung dịch cloramphenicol 0,4%, argyrol 1% để phòng bệnh. Tuy nhiên cần thực hiện theo chỉ định và sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa, tránh dùng tùy tiện mẹ nhé.
Bên trên là tất cả những thông tin cần thiết về vấn đề trẻ bị viêm kết mạc. Mong rằng những chia sẻ của Healthyblog.net sẽ giúp mẹ hiểu rõ căn bệnh này. Đồng thời, bài viết cũng đã giúp mẹ có kiến thức để chăm sóc, điều trị và phòng bệnh viêm kết mạc cách hiệu quả cho bé yêu.