Updated at: 18-09-2020 - By: admin

Trẻ bị viêm mũi dị ứng không phải là vấn đề xa lạ gì đối với các bậc phụ huynh có con nhỏ. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai cũng hiểu được cách chăm sóc và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng cho con. Khi không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của bé. Vì vậy, mẹ cần trang bị kiến thức phòng tránh và chăm bé bị viêm mũi dị ứng để giúp bé yêu luôn khỏe mạnh.Những Điều Mẹ Cần Biết Khi Trẻ Bị Viêm Mũi Dị Ứng 1

1. Bệnh viêm mũi dị ứng là bệnh gì?

Bệnh viêm mũi dị ứng là bệnh gì? Nếu bạn đang có thắc mắc này thì đây là câu trả lời dành cho bạn.Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc bị viêm nhiễm. Niêm mạc hay chính là màng lót bên trong mũi bị viêm có thể do các tác nhân dị ứng gây nên. Khi gặp phải các tác nhân dị ứng, cơ thể sản sinh histamin dẫn đến dịch lỏng tích tụ bên trong mũi cùng nhiều triệu chứng khác.

Trẻ có thể bị viêm mũi dị ứng quanh năm, tuy nhiên bệnh dễ mắc phải khi thời tiết ẩm thấp vì ở điều kiện này, các mầm mống gây bệnh rất dễ phát triển. Trẻ em bị viêm mũi dị ứng thường gặp ở các bé dưới 6 tuổi vì lúc này sức đề kháng của các bé còn rất yếu. Vì vậy, nếu bạn có con nhỏ ở độ tuổi này thì rất khó tránh khỏi bệnh này cho bé.

2. Tại sao bé bị viêm mũi dị ứng?

Đâu là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm mũi dị ứng cho con yêu của bạn? Như đã chia sẻ ở trên, bệnh viêm mũi dị ứng là do trẻ tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Vậy thì mời bạn hãy điểm qua các nguyên nhân bên dưới đây cùng Healthyblog.net bạn nhé:

  • Bé gặp phải các chất gây dị ứng như bên dưới đây có thể khiến mũi bị kích ứng dẫn tới viêm mũi dị ứng.
    • Lông động vật nuôi trong nhà;
    • Bụi bẩn, nấm mốc;
    • Phấn hoa, mùi nước hoa;
    • Hóa chất độc hại;
    • Khói thuốc lá;
  • Bé bị viêm mũi dị ứng có thể do cơ địa của bé quá nhạy cảm, dễ dị ứng đến từ yếu tố di truyền.
  • Thời tiết ẩm thấp, nấm mốc phát triển cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm mũi dị ứng cho trẻ.

Đối với các bé có cơ địa dễ dị ứng, cộng thêm sức đề kháng yếu sẽ rất dễ bị viêm mũi dị ứng thường xuyên. Thế nên khi thời tiết ẩm mốc, mẹ cần chú ý giữ nhà cửa sạch sẽ để phòng trẻ bị viêm mũi dị ứng.Những Điều Mẹ Cần Biết Khi Trẻ Bị Viêm Mũi Dị Ứng 2

3. Triệu chứng của viêm mũi dị ứng là gì?

Bé bị viêm mũi do dị ứng sẽ có những triệu chứng gì? Sau đây là một số biểu hiện thường gặp của trẻ bị mắc phải căn bệnh khó chịu này:

  • Bé hắt xì liên tục, mũi chảy dịch màu trắng hoặc màu đục.
  • Bé bị ngứa mũi thường xuyên và rất khó chịu.
  • Bé bị nghẹt mũi thường xuyên, kéo dài.
  • Bé bị đau rát cổ họng rất khó chịu.
  • Mũi bé bị sưng đỏ.
  • Bé mệt mỏi, khó chịu.
  • Một số triệu chứng đi kèm (có thể có hoặc không): bé bị đau đầu, ù tai, chảy máu cam hay thậm chí là khó thở.

Nếu nhận thấy một vài hay tất cả những dấu hiệu nêu trên thì rất có thể bé nhà bạn đang bị viêm mũi dị ứng. Khi đó, bạn cần sớm đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe nhé.

4. Bệnh viêm mũi dị ứng của trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm mũi dị ứng không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên bệnh vẫn đem đến những ảnh hưởng tiêu cực gây cản trở đời sống sinh hoạt và sự phát triển của bé. Cụ thể như sau:

  • Bị viêm mũi dị ứng dễ khiến bé bị hắt xì liên tục, chảy dịch nhiều nên sẽ rất khó chịu khiến bé mệt mỏi, ít vận động và thường quấy khóc.
  • Bé bị ngạt mũi, đau rát cổ họng nên sẽ ăn kém, khó ngủ và dễ bị sụt cân nếu bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài.
  • Viêm mũi dị ứng nếu kéo dài quá lâu sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập của bé vì bé mệt mỏi, khó tiếp thu và khó tập trung.
  • Viêm mũi dị ứng nếu không được chữa trị kịp thời có thể khiến bé bị viêm họng, viêm xoang hay viêm phế quản.

Để tránh để bệnh tình trở nặng và tái phát nhiều lần, mẹ cần sớm nhận ra tình trạng viêm mũi dị ứng ở bé để sớm có biện pháp khắc phục.

5. Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng như thế nào?

Sau khi đã nắm được nguyên nhân, dấu hiệu cũng như những ảnh hưởng của bệnh này, chắc hẳn bạn rất quan tâm đến câu hỏi: Trẻ bị viêm mũi dị ứng phải làm sao? Thật ra, mục đích của việc điều trị là nhằm giảm thiểu các triệu chứng xuống mức thấp nhất. Tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh viêm mũi dị ứng mà cách điều trị cũng có thể khác. Sau đây là một số biện pháp điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm mũi dị ứng:

  • Nếu bé bị viêm mũi dị ứng mức độ nhẹ, mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé bằng cách nhỏ trực tiếp vào mũi.
  • Viêm mũi dị ứng của trẻ có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc. Hiện nay trên thị trường có bác các loại thuốc chống dị ứng, thuốc chống viêm và thuốc kháng sinh. Tùy vào từng mức độ bị bệnh của bé mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp khác nhau. Ngoài việc điều trị bằng thuốc tây, nhiều chị em cũng tin dùng thuốc đông y để điều trị viêm mũi dị ứng cho con và đạt hiệu quả cao. Mẹ có thể cân nhắc áp dụng cách này cho bé.
  • Ngoài những phương pháp nêu trên, dân gian còn truyền tai nhau cách điều trị cho bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài đó là cho bé uống ngải cứu. Hoặc sử dụng nước ép tỏi hòa với mật ong rồi nhỏ vào mũi. Tuy nhiên, các phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng khoa học nên mẹ cần cân nhắc kỹ trước khi áp dụng cho bé.

Viêm mũi dị ứng vốn không khó điều trị, nếu phát hiện sớm và trị đúng cách, bệnh sẽ nhanh khỏi. Thế nên, điều quan trọng là mẹ cần sớm nhận diện được những dấu hiệu bất thường và đưa bé đến bệnh viện kiểm tra sớm để tránh khiến bệnh trở nặng.Những Điều Mẹ Cần Biết Khi Trẻ Bị Viêm Mũi Dị Ứng 3

6. Giải đáp một số thắc mắc liên quan

Cuối cùng, Healthyblog.net sẽ giải đáp một số thắc mắc liên quan đến vấn đề trẻ bị viêm mũi dị ứng cho các chị em đang quan tâm.

a. Chăm sóc trẻ bị viêm mũi dị ứng như thế nào?

Ngoài việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng cho bé bằng các cách nêu trên, mẹ cũng cần chăm sóc bé đúng cách để giúp bệnh nhanh chóng được đẩy lùi, bé nhanh chóng được khỏe mạnh.

  • Cách li bé với các vật dễ gây dị ứng có trong nhà bạn như lông động vật, phấn hoa,…
  • Vệ sinh sạch sẽ phòng ngủ của bé.
  • Giúp bé yêu tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.
  • Cho bé uống nhiều nước hơn.
  • Nếu là mùa lạnh,bạn nên giúp bé giữ ấm cơ thể.
  • Bôi ít kem dưỡng ẩm ở dưới mũi bé, vì khi bị viêm mũi dị ứng, các bé sẽ thường khó chịu và lau mũi thường xuyên gây trầy xước.
  • Tránh để bé nằm ở nơi gió lùa trực tiếp, gió thổi vào mũi khiến bé bị nặng hơn.

b. Phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng cho bé ra sao?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đó là lý do mà các chị em cần biết cách phòng bệnh viêm mũi dị ứng cho bé. Đặc biệt là bé hay bị viêm mũi dị ứng thì mẹ càng cần giúp bé phòng bệnh hơn. Sau đây là một số việc mẹ cần làm để giúp bé phòng bệnh hiệu quả:

  • Thường xuyên vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý, mẹ có thể thực hiện mỗi ngày và khi bé mới đi đâu trở về nhà.
  • Hạn chế không để bé tiếp xúc với khói bụi, lông động vật. khói thuốc lá, bụi bẩn,…
  • Mùa lạnh thì mẹ cần giữ ấm cho cơ thể bé.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất và đặc biệt thêm các chất giàu vitamin C cũng là cách giúp bé khỏe mạnh, tăng sức đề kháng để không mắc bệnh này.

Như vậy là Healthyblog.net đã gửi đến mẹ những thông tin cần thiết để có thể phòng, chăm sóc và điều trị cho trẻ bị viêm mũi dị ứng. Chúng tôi tin rằng nếu mẹ phòng tránh tốt, khả năng bé mắc bệnh sẽ thấp hơn. Và nếu bạn chăm sóc, điều trị tốt thì bé sẽ nhanh chóng hồi phục hơn. Healthyblog.net xin kính chúc sức khỏe cho mẹ và bé nhé.

 

Rate this post