Bộ Y Tế cho biết tỉ lệ trẻ em mắc bệnh viêm va cao gấp đôi người lớn và chiếm đến 21%.
Hiểu được lo lắng của tất cả các bà mẹ khi có con bị viêm va, Healthyblog.net chia sẻ thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị và chăm sóc cho trẻ bị viêm va. Các chị em có thể đọc bài viết này để tích lũy kinh nghiệm cho mình trong quá trình chăm sóc con nhỏ nhé.
1. Trẻ bị viêm VA là gì?
Viêm VA chính là bệnh sùi vòm mũi họng hay là Amidan vòm. Va là tổ chức bạch huyết ở đầu họng và có kích thước rất nhỏ khoảng 4 – 5 mm. Không khí khi vào mũi sẽ qua VA rồi mới vào phổi. Do đó, VA có nhiệm vụ giúp bảo vệ đường mũi, đường miệng và chống nhiễm khuẩn đường hô hấp.
2. Tại sao trẻ lại bị viêm VA?
Vì nhiệm vụ quan trọng của VA đối với sức khỏe của bé, đó là lý do vì sao trẻ bị viêm VA trở thành vấn đề mà mẹ quan tâm. Sau đây là một số nguyên nhân khiến bé yêu mắc phải căn bệnh này:
- Thứ 1, vì nhiệm vụ của VA là bắt vi khuẩn nên việc tiếp xuất nhiều với vi khuẩn thường xuyên dễ khiến VA bị viêm. Tuy nhiên, khi sức đề kháng của bé yếu thì sẽ càng dễ bị viêm VA hơn vì khi đó bạch cầu không còn đủ sức chống lại vi khuẩn nữa. Khi đó, vi khuẩn xâm nhập nhiều, sinh nở nhanh chóng khiến bé bị viêm VA.
- Thứ 2, thời tiết thay đổi cũng là một yếu tố khiến cho sức đề kháng của bé bị suy yếu, từ đó khiến bé dễ bị viêm VA hơn.
- Thứ 3, trẻ em ăn nhiều đồ ăn lạnh cũng tạo điều kiện cho virus phát triển mạnh và xâm nhập nhanh chóng hơn khiến bé bị viêm VA.
Vì sức đề kháng yếu khiến bé dễ mắc viêm VA hơn nên các bậc phụ huynh cần lưu ý để có biện pháp giúp bé phòng tránh phù hợp.
3. Bệnh viêm VA ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
Trẻ bị viêm VA có nguy hiểm không chính là câu hỏi của tất cả các bậc phụ huynh khi có con mắc bệnh này. Hiểu được điều này sẽ giúp mẹ xác định được mình có đang quá lo lắng hay quá chủ quan hay không. Sau đây là một số ảnh hưởng của bệnh viêm VA gây ra cho trẻ nhỏ.
- Khi bị viêm VA, bé sẽ khó thở hơn bình thường. Một vài trường hợp bé có thể mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ nguy hiểm.
- Vì khó thở nên bệnh viêm VA khiến bé bú kém, ngủ ít, ăn ít gây mệt mỏi, lừ đừ và khó chịu.
- Bé có thể bị sụt cân do chứng viêm VA khiến bé ăn uống và ngủ nghỉ không đủ giấc.
- Khi trẻ sơ sinh bị viêm VA, bé sẽ ít vui chơi vận động hơn. Trẻ em nhiễm viêm VA sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của bé.
- Viêm VA ở trẻ nhỏ nếu không điều trị đúng cách, kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm thanh quản hay viêm tai giữa cấp, viêm cơ tim, nhiễm trùng huyết…
Chính vì những biến chứng nguy hiểm của bệnh VA mà các bậc phụ huynh không nên chủ quan khi bé yêu mắc phải bệnh này. Việc sớm nhận ra bệnh để có thể điều trị sớm cho con chắc chắn có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, mẹ cần lưu ý nhé.
4. Làm sao để nhận biết bệnh viêm VA ở bé?
Dấu hiệu trẻ bị viêm VA chắc chắn là vấn đề mà mẹ rất muốn biết ngay lúc này. Dựa vào các triệu chứng, biểu hiện sau đây, mẹ có thể đoán biết con có đang bị chứng viêm VA hay không.
- Bé bị viêm VA sẽ có triệu chứng tương đối giống khi bé bị sổ mũi. Tuy nhiên, nước mũi của bé có thể có màu đục, màu trắng, màu vàng hay thậm chí là màu xanh.
- Bé bị nghẹt mũi, thường xuyên khò khè hay thậm chí là ngáy trong khi ngủ cũng là dấu hiệu của chứng viêm VA ở trẻ.
- Sốt cao cũng là một dấu hiệu của bệnh viêm VA ở trẻ.
- Việc nuốt đàm, dịch, mủ thường xuyên có thể khiến bé bị tiêu chảy.
- Trẻ bị viêm VA kéo dài có thể có dẫn đến việc chóp mũi nhỏ, cằm nhô, răng hàm mọc lởm chởm, nghe kém,..
- Bé thường quấy khóc, ít bú, ngủ không sâu giấc là dấu hiệu đi kèm khi bé bị viêm VA.
Nếu nhận thấy những dấu hiệu nêu trên, mẹ cần sớm đưa con đến trung tâm y tế để khám sức khỏe và phát hiện bệnh kịp thời nhé. Tránh để trẻ bị viêm VA quá phát nguy hiểm và khó xử lý hơn.
5. Chữa trị viêm VA ở trẻ nhỏ như thế nào?
Cách điều trị bệnh viêm VA cho bé yêu chóng hồi phục chính là điều mà tất cả các bà mẹ có con bị viêm VA quan tâm. Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh mà bé sẽ được các chuyên gia bác sĩ đưa ra hướng dẫn điều trị bệnh khác nhau.
- Nếu trẻ bị viêm VA mức độ nhẹ, bé chỉ cần được vệ sinh mũi họng sạch sẽ kết hợp chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học là đủ. Rửa mũi cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý thường xuyên để hạn chế viêm nhiễm. Đối với các bé nhỏ chưa thể súc miệng thì mẹ cần rơ lưỡi cho bé mỗi ngày, khi bé đã lớn thì hướng dẫn bé súc miệng mỗi ngày 2 lần và súc nước sạch sau khi ăn.
- Nếu bé bị viêm VA ở mức độ nặng hơn, bé có thể được chỉ định uống thuốc kháng sinh, kháng viêm kết hợp với cách chăm sóc ở trên để điều trị bệnh.
- Trường hợp trẻ bị viêm VA cấp, nặng, kéo dài và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. VA quá lớn sẽ được chỉ định nạo VA. Tuy nhiên việc nạo VA sớm có thể khiến bé bị mất đi một số kháng thể nên phương pháp này chỉ áp dụng cho bé bị VA nặng mà thôi.
Như vậy, mẹ không nên tùy tiện điều trị viêm VA cho bé vì nếu điều trị sai cách có thể dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng sức khỏe của bé. Vì vậy, ngay từ khi nhận thấy những dấu hiệu bệnh của con, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện hay phòng khám uy tín để thăm khám và tư vấn điều trị an toàn cho bé.
6. Giải đáp một số thắc mắc liên quan
Sau đây là một số câu hỏi được các chị em quan tâm đến khi bé bị viêm VA. Healthyblog.net xin cùng mẹ giải đáp những câu hỏi dưới đây:
a. Trẻ bị viêm VA nên ăn gì?
Chế độ ăn uống cũng sẽ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh cho bé bị viêm VA. Thế nên, mẹ thắc mắc trẻ bị viêm VA nên ăn gì là vấn đề quan trọng. Để chăm sóc bé yêu tốt nhất trong giai đoạn này, mẹ nên bổ sung cho bé thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, nước chanh để kháng viêm hiệu quả.
Rau bina, cà rốt, bông cải xanh,… cũng là những thực phẩm cần tăng cường cho bé trong giai đoạn này để chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng.
Ngũ cốc, trứng gà và các thực phẩm từ sữa vốn giàu dinh dưỡng có thể giúp bé khỏe mạnh hơn trong quá trình điều trị bệnh viêm VA.
Sữa chua là loại thực phẩm mẹ không nên bỏ qua trong lúc này trong thực đơn của bé yêu. Sữa chua sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh hơn, kích thích bé ăn ngon miệng hơn nên mẹ cần bổ sung hợp lý cho con. Ngoài ra, mẹ cũng cần cho bé uống đủ nước vì trẻ bị viêm VA rất dễ bị mất nước.
Ngoài các thực phẩm cần bổ sung trên thì bé cũng cần tránh ăn các món ăn quá mặn hoặc quá ngọn, các thực phẩm có vị chua và chát cũng không tốt cho sức khỏe của bé đang bị viêm VA.
b. Trẻ bị viêm VA uống thuốc gì?
Sử dụng thuốc để điều trị viêm VA cho con không phải là lựa chọn hiếm gặp. Do đó, nhiều chị em thắc mắc vì không biết trẻ bị viêm VA uống thuốc gì? Nếu bạn không vội vàng, chữa bệnh cho bé bằng Đông Y vừa an toàn, ít tác dụng phụ hơn nhưng lại đòi hỏi nhiều thời gian để hồi phục.
Tuy nhiên, khi thấy con bị bệnh kéo dài khiến các chị em sốt ruột và mong muốn con chóng khỏi. Thế nên thuốc Tây lại được ưa dùng hơn thuốc Đông Y. Mẹ có thể cho bé uống thuốc kháng viêm và các thuốc điều trị tùy thuộc vào các triệu chứng bé mắc phải như thuốc hạ sốt, thuốc trị ho, thuốc sổ mũi,…
Để bé yêu nhanh chóng hồi phục, mẹ cũng cần vệ sinh mũi họng bé thường xuyên, đúng cách để phòng tránh viêm nhiễm dẫn đến trẻ bị viêm VA. Tin rằng mẹ chăm con đúng cách, phòng bệnh khoa học thì bé sẽ nhanh chóng tránh xa chứng viêm VA phiền toái mà thôi.