Xước móng rô là một vấn đề thường gặp ở mọi độ tuổi, kể cả đối với trẻ nhỏ. Tuy không phải vấn đề quá sức nghiêm trọng nhưng nếu mẹ không biết cách xử lý khi bé yêu bị xước măng rô thì có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của. Thế thì trẻ bị xước móng rô là gì và nên xử lý ra sao? Mời mẹ tham khảo bài viết sau đây của Healthy.blog để tìm ra lời giải đáp nhé.
1. Xước măng rô ở trẻ em là gì?
Trẻ bị xước móng rô là gì? Đây là câu hỏi đầu tiên nhất được các chị em quan tâm khi tìm hiểu về vấn đề này.
Xước móng rô (hay còn gọi là xước măng rô) là tình trạng ở đầu ngón tay hay ngón chân của bé có xuất hiện những mảnh da xơ bị bong thành các sợi nhỏ. Đây là hiện tượng thường thấy ở các trẻ nhỏ và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Xước măng rô ở trẻ em tuy không phải vấn đề gì quá nguy hiểm nhưng các chị em cũng không nên xem thường. Bởi khi gặp phải tình trạng này, các bé sẽ cảm thấy đau rát và rất khó chịu. Và nếu mẹ xử lý không cẩn thận, đúng cách có thể khiến bé bị chảy máu, ươn mủ và thậm chí có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn nguy hiểm.
2. Nguyên nhân khiến trẻ bị xước măng rô
Việc tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị xước móng rô sẽ giúp các chị em có thể giúp các bé phòng tránh nguy cơ bị xước măng rô.
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bé bị xước măng rô đó chính là vì bé đang bị thiếu chất.
- Thói quen hay cắn móng tay của các bé lâu ngày cũng dẫn đến tình trạng xước móng rô không mong muốn.
- Nếu bé chẳng may tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa (xà phòng, nước rửa chén) cũng có thể gây tổn hại da và dẫn đến tình trạng bị xước móng rô.
- Nếu bé bị viêm da, nấm da hay bị bệnh Eczema cũng có thể dẫn đến tình trạng vùng da quanh móng tay bị xước.
Như vậy, các chị em cần ngăn cản mỗi khi bắt gặp trẻ cắn móng tay (thói quen này có thể gây ra nhiều nguy hiểm khác nữa) và cẩn thận để bé không tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa để tránh tình trạng xước móng rô ở trẻ em.
3. Bị xước măng rô là thiếu chất gì?
Hầu hết các bé nhỏ bị xước măng rô là do thiếu chất. Vậy thì trẻ bị xước móng rô là thiếu chất gì? Xước măng rô là dấu hiệu cảnh báo rõ nét về việc bé đang bị thiếu vitamin C và Acid folic. Vì vậy, nếu bé nhà bạn gặp phải tình trạng này thì mẹ cần bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C và Acid folic cho bé. Các thức ăn giàu vitamin C có thể kể đến như súp lơ, cần tây, bắp cải, cam, quýt, bưởi hay nước chanh,… Còn các thực phẩm giàu acid folic mà bạn có thể nghĩ đến như gan động vật, giá đỗ và các loại rau có màu xanh thẫm như cải bó xôi, rau chân vịt,… Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung thêm thịt, trứng, đu đủ hay ớt chuông, dâu tây cho bé yêu.
Nếu bạn đang cho bé bú (bé chưa thể ăn được) thì chính mẹ cần bổ sung các thực phẩm nêu trên và có thể uống thêm vitamin để giúp con cưng có đủ dưỡng chất nhé.
4. Mẹ cần làm gì khi con yêu bị xước măng rô?
Khi bé bị xước măng rô ở tay, mẹ cần làm gì? Đây chắc chắn là câu hỏi mà các chị em quan tâm nhất khi tìm hiểu đến vấn đề xước móng rô ở trẻ nhỏ. Sau đây là một số công việc mà cần thực hiện nếu con yêu chẳng may gặp phải tình trạng măng rô ở tay nhé.
- Đầu tiên, mẹ hãy ngâm tay bé vào nước ấm khoảng 10 phút để các vết da xước được mềm ra. Sau đó, bạn hãy dùng đồ bấm móng tay để giúp bé cắt bỏ những phần da xước nhé. Cần cẩn thận trong quá trình cắt bỏ phần da bị bong ra để tránh khiến bé bị đau quá hay bị chảy máu.
- Khi bé yêu bị xước măng rô, mẹ cũng nên cân nhắc và lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp cho bé. Chẳng hạn như với nước rửa tay, mẹ cần chọn loại nước rửa tay có tính kiềm nhẹ với độ pH phù hợp để bảo vệ làn da non nớt của bé.
- Xước măng rô có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm vì vết thương hở. Do đó, mẹ cần thường xuyên rửa tay cho bé yêu (hoặc nhắc bé tự rửa tay khi bé đã có thể tự làm công việc này) để giữ vệ sinh chân tay sạch sẽ, tránh để vết thương bị bẩn gây nên tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm.
- Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể xức một ít dầu vitamin E ở chỗ các vết xước của bé. Dầu vitamin E sẽ giúp phục hồi các vết xước một cách hiệu quả và nuôi dưỡng nền móng chắc khỏe hơn. Do vậy, các chị em đừng bỏ qua cách này trong quá trình điều trị cho trẻ sơ sinh bị xước móng rô nhé.
5. Lưu ý khi bé bị xước măng rô
Khi trẻ bị xước móng rô, mẹ cũng cần lưu ý một số điểm sau khi xử lý cho bé:
- Trước khi tiến hành bấm loại bỏ phần da xước cho bé, mẹ cần vệ sinh tay thật sạch để tránh bụi bẩn có thể từ tay mẹ xâm phạm vào vết thương hở của con.
- Một số bé có thể cảm thấy khó chịu và cắn hoặc tự tay kéo hay dứt những đoạn da bị tưa. Vì vậy, mẹ cần lưu ý xử lý nhanh và ngăn cản bé vì việc dùng tay kéo có thể khiến vết xước dài hơn, gây chảy máu khiến bé rất đau đớn.
- Nếu mẹ phát hiện nơi các vết xước có xuất hiện mủ, sưng đỏ bất thường thì mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra nhé.
Xước măng rô ở trẻ em, mẹ hoàn toàn có thể giúp bé yêu giải quyết tình trạng này ngay tại nhà mà không cần đưa đến bệnh viện. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp khi bé cảm thấy ngứa, nổi mẩn đỏ hay sưng ở các vết xước thì mẹ đừng chủ quan nhé vì có thể bé đang mắc một căn bệnh khác hay bé đã bị nhiễm trùng.
Healthyblog.net mong rằng những kiến thức về vấn đề trẻ bị xước móng rô bên trên đã giúp cho các chị em có thể an tâm hơn khi tìm cách để khắc phục hữu hiệu, giúp bé yêu nhanh khỏe nhé.