Updated at: 18-09-2020 - By: admin

Mong muốn con yêu được phát triển khỏe mạnh, bình thường là ước ao của tất cả những ai làm ba làm mẹ. Trong khi đó, trẻ bị yếu cơ chân lại là ám ảnh đối với các bậc phụ huynh vì là dấu hiệu cho thấy bé yêu không khỏe. Bài viết: “Trẻ bị yếu cơ chân và những điều mẹ cần biết” sau đây tin chắc sẽ cung cấp những thông tin quan trọng cho mẹ, bạn đừng bỏ qua nhé.Đọc Bài Viết Này Ngay Nếu Trẻ Bị Yếu Cơ Chân 1

1. Trẻ bị yếu cơ chân có nguy hiểm không?

Bạn nhận thấy bé yêu có những dấu hiệu bị yếu cơ chân như bé chậm đi, đứng không vững dù đã lớn tuổi, bé dễ ngã, hoạt động chân yếu,… Với những dấu hiệu nêu trên, trẻ bị yếu cơ chân rất có khả năng bé đang bị nhược cơ.

Có thể nói, bệnh nhược cơ hiếm gặp nhưng lại rất khó điều trị dứt điểm được. Bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ nhỏ, thậm chí khiến bé bị liệt cơ nên mẹ tuyệt đối không nên chủ quan với căn bệnh này.

2. Nguyên nhân gây bệnh nhược cơ ở trẻ nhỏ

Bệnh nhược cơ vốn rất ít gặp phải, do đó không ít các thắc mắc về nguyên nhân gây nên bệnh lý này. Thông thường, Acetylcholin là chất giúp dẫn truyền thần kinh đến các cơ để đảm bảo hoạt động trong cơ thể được diễn ra bình thường. Do đó, khi số lượng chất Acetylcholin bị suy giảm khiến cho quá trình dẫn truyền thần kinh bị gián đoạn, từ đó dẫn đến tình trạng trẻ bị yếu cơ chân, cơ tay hay thậm chí bị liệt cơ.

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh nhược cơ ở trẻ nhỏ? Mẹ cũng xem qua các nguyên nhân sau đây nhé:

  • Khi gặp phải các kháng thể chống lại hoặc phá hủy các Acetylcholin, khiến cho quá trình dẫn truyền thần kinh gặp phải vấn đề.
  • Bệnh có thể xuất phát do di truyền.
  • Trẻ bị bệnh tim mạch trở nặng có thể dẫn đến biến chứng là bệnh nhược cơ.
  • Trẻ có u tuyến ức cũng dễ bị mắc bệnh nhược cơ.

Như vậy, vì nhiều lý do khác nhau có thể dẫn đến việc bé bị nhược cơ nên yếu cơ chân khác nhau. Mẹ cần chú ý quan sát các dấu hiệu bệnh của con để sớm chữa trị ngay khi mới khởi bệnh.Đọc Bài Viết Này Ngay Nếu Trẻ Bị Yếu Cơ Chân 2

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh

Như đã chia sẻ ở trên, bệnh nhược cơ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sự phát triển toàn diện của bé nên cần được sớm phát hiện và điều trị. Sau đây là các dấu hiệu nhận biết bệnh mà mẹ không nên bỏ qua:

  • Ban đầu, bé sẽ có triệu chứng sụp mí mắt, lác mắt,…
  • Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng bé nhưng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự vận động của các cơ. Cụ thể như trẻ bị yếu cơ chân tay, trẻ bị liệt cơ nhai hay cơ vùng họng.
  • Một dấu hiệu nhận biết bệnh nhược cơ ở trẻ nhỏ khác đó chính là bé chậm đi, đi yếu, nói kém, dễ nuốt sặc do cơ nói, cơ nhai hay nuốt bị tổn thương.
  • Suy hô hấp là một triệu chứng đáng lo ngại của bệnh nhược cơ. Bởi cớ, nếu bé bị suy hô hấp sẽ gây khó thở. Trẻ bị liệt cơ hô hấp có thể dẫn đến tử vong nếu như không được cứu chữa kịp thời.
  • Khi bị nhược cơ, các bé sẽ ăn uống kém, ít hoặc thậm chí không thể tập trung được.

Có thể nói, trẻ bị yếu cơ chân là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh nhược cơ. Tuy nhiên, bệnh còn có nhiều triệu chứng khác nên mẹ cần hết sức lưu ý và nên cẩn trọng đưa bé đi khám sớm khi nhận ra một vài hay nhiều dấu hiệu nêu trên.

4. Điều trị bệnh nhược cơ ở trẻ nhỏ như thế nào?

Bệnh nhược cơ có thể dẫn đến tử vong nếu như không sớm được điều trị và điều trị đúng cách. Vì vậy, điều trị cho trẻ bị yếu cơ chân hay nhược cơ như thế nào?

Thật ra, tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà cách điều trị cho trẻ bị nhược cơ sẽ có phần khác nhau. Bé có thể được chỉ định để uống thuốc ứng chế miễn dịch (đây là cách phổ biến nhất). Một số trường hợp bé có thể được chỉ định lọc huyết tương hoặc tiến hành phẫu thuật,… tùy theo lý do mắc bệnh.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh cho bé nên mẹ cần chú ý nhé.Đọc Bài Viết Này Ngay Nếu Trẻ Bị Yếu Cơ Chân 3

5. Những câu hỏi thường gặp

Sau cùng, Healthyblog.net xin được giải đáp một vài câu hỏi thường thấy của các chị em khi tìm hiểu về vấn đề trẻ bị yếu cơ chân và bị nhược cơ.

a. Trẻ bị yếu cơ chân nên ăn gì?

Như mẹ đã biết, chế độ ăn uống của bé bị yếu cơ chân hay nhược cơ vô cùng quan trọng vì có ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh. Thế thì các bé nên ăn gì khi bị mắc phải căn bệnh này?

Ngoài việc cho bé ăn đủ lượng, đủ chất để đảm bảo dinh dưỡng, mẹ cũng nên bổ sung thêm kali cho bé vì thiếu kali sẽ dẫn đến liệt cơ. Các thực phẩm giàu kali phải kể đến là chuối, đu đủ,.. mẹ nên tăng cường các loại trái cây này cho bé nhé.

b. Có lưu ý nào mẹ cần nhớ khi chăm trẻ bị yếu cơ chân không?

Khi chăm sóc trẻ bị yếu cơ chân, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Tuyệt đối không tự ý cho bé uống thuốc nếu như chưa được sự đồng ý của các chuyên gia bác sĩ vì có thể khiến bệnh tình trở nặng hơn.
  • Không được tự ý ngưng uống thuốc trong quá trình điều trị vì có thể không đạt được kết quả như mong muốn.
  • Không kết hợp điều trị bệnh cho bé vừa uống thuốc Tây Y vừa uống thuốc Đông Y.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé yêu là vấn đề quan trọng khi chăm sóc trẻ bị bệnh.

Trẻ bị yếu cơ chân hay nặng hơn là nhược cơ, thông thường bệnh sẽ không gây ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp trẻ bị tử vong do mắc bệnh nhược cơ. Do đó, mẹ không nên chủ quan mà cần kết hợp với các chuyên gia bác sĩ để điều trị cho bé yêu đúng cách. Healthyblog.net tin rằng với những thông tin nêu trên, mẹ có con bị yếu cơ chân tay đã biết mình cần phải làm gì ngay lúc này. Tin rằng việc điều trị đúng cách sẽ giúp bé yêu chóng khỏe mẹ nhé.

 

Rate this post