Khi em bé được sinh ra, hầu hết trẻ đã có những chiếc răng nằm ẩn dưới nướu. Chiếc răng đầu tiên thường bắt đầu nhú lên khi em bé được sáu tháng tuổi và bé sẽ có một bộ 20 răng sữa hoàn chỉnh cho đến khi các lên 3 tuổi. Tuy nhiên, có những bé chậm mọc răng và tình trạng này có thể xảy ra ở những trẻ có thể chất phát triển bình thường khiến cho không ít bậc cha mẹ đứng ngồi không yên vì không biết trẻ chậm mọc răng có sao không? Cha mẹ cũng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Trẻ chậm mọc răng có sao không?
Trẻ chậm mọc răng
Thông thường ở trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên vào những tháng thứ 6 tháng. Hai chiếc răng đầu tiên thường mọc ở giữa hàm dưới, tiếp theo là bốn cái răng giữa hàm trên, tiếp theo là răng cối sữa thứ nhất, sau đó là răng nanh, khoảng 3 tuổi răng cối sữa thứ hai của bé cũng xuất hiện là lúc bộ răng sữa đã mọc đủ.
Thứ tự mọc răng của trẻ sẽ diễn ra theo một tiến trình như bảng sau:
Răng hàm trên | Thời gian mọc |
Răng cửa giữa | Từ 7 đến 12 tháng |
Răng cửa bên | Từ 9 đến 13 tháng |
Hàm hàm đầu tiên | Từ 16 đến 22 tháng |
Răng nanh | Từ 13 đến 19 tháng |
Răng hàm thứ 2 | Từ 25 đến 33 tháng |
Răng hàm dưới | Thời gian mọc |
Răng cửa giữa | Từ 6 đến 10 tháng |
Răng cửa bên | Từ 7 đến 16 tháng |
Hàm hàm đầu tiên | Từ 16 đến 23 tháng |
Răng nanh | Từ 12 đến 18 tháng |
Răng hàm thứ 2 | Từ 20 đến 31 tháng |
Mặc dù độ tuổi mọc răng của trẻ có thể khác nhau, nhưng khi cha mẹ chăm sóc được 13 tháng tuổi mà vẫn chưa thấy trẻ mọc cái răng nào thì trẻ bị mọc răng chậm. Răng mọc chậm có thể gây ra một số biến chứng không tốt về sau như: sâu răng, viêm thân răng, răng vĩnh viễn mọc lệch…
Đối với những trẻ chỉ bị chậm mọc răng nhưng cơ thể vẫn phát triển bình thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng đó là do sinh lý của trẻ có tiến trình chậm hơn trẻ khác. Ngược lại, việc chậm mọc răng kèm theo hiện tượng còi cọc, thiếu chiều cao cân nặng thì có thể vì cha mẹ chưa cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh.
Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng?
Độ tuổi mọc răng của trẻ có thể khác nhau
Một số nguyên nhân khách quan dẫn đến trẻ bị mọc răng chậm như sau:
- Do di truyền: Một trong những lý do chính khiến trẻ mọc răng chậm là do di truyền. Hãy xem xét tiểu sử gia đình bạn xem có ai gặp vấn đề này không. Nếu có thì cha mẹ cần phải chờ đợi thêm cho đến khi trẻ mọc răng.
- Do thời điểm trẻ sinh: Một số trẻ bị sinh non, sinh thiếu tháng, thiếu cân thường sẽ có mọc răng chậm hơn so với những trẻ sinh đủ ngày, đủ cân nặng.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng: Khi trẻ bị suy dinh dưỡng biểu hiện như thiếu cân, chậm phát triển chiều cao và còi xương. Cha mẹ sẽ thấy lồng ngực bé lép, thóp rộng, bé khóc nhiều đến tím người, ngủ không ngon giấc, người gầy gò, hay ốm yếu, da khô và tóc mọc thưa,…… Khi đó, trẻ cũng sẽ bị chậm mọc răng so với bình thường. Khi bé bắt đầu ăn dặm, cha mẹ nên thay đổi khẩu phần ăn cho con thường xuyên kết hợp các chất dinh dưỡng để cải thiện tình trạng của trẻ.
- Trẻ bị nhiễm khuẩn khoang miệng: Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn khoang miệng hoặc bị viêm lợi gây tổn thương nướu thì rất dễ dẫn tới tình trạng mọc răng chậm. Vi khuẩn và nấm trong khoang miệng khiến răng bé không thể mọc lên được. Dấu hiệu bé bị viêm nhiễm khoang miệng là miệng trẻ có mùi hôi, trẻ kêu đau và hay quấy khóc.
Bên cạnh đó có những nguyên nhân chủ quan sau đây cũng khiến bé nhà bạn mọc răng chậm hơn so với em bé nhà bên cạnh:
- Trẻ mọc răng trễ do một số bệnh lý như hội chứng Down, tuyến yên hoạt động không bình thường hay lớp phôi ngoài có những biến chứng…. Tuy nhiên, cần phải được kiểm tra kỹ và có sự xác nhận của bác sĩ để biết trẻ có mắc những căn bệnh này hay không?
- Trẻ bị suy tuyến giáp: Trẻ chậm mọc răng có thể vì bị suy tuyến giáp. Trong trường hợp này trẻ mọc răng chậm kèm với chậm đi, chậm nói và thừa cân.
- Trẻ bị thiếu vitamin D: Thiếu vitamin D sẽ khiến cơ thể không hấp thụ được canxi để xây dựng cấu trúc xương và răng có thể là nguyên nhân khiến trẻ mọc răng chậm. Thiếu vitamin D cũng xảy ra ở những em trẻ sinh non. Ánh nắng mặt trời chính là nguồn vitamin D miễn phí và dễ tìm mà cha mẹ có thể ngay lập tức bổ sung cho trẻ.
- Trẻ bị thiếu canxi: Các mầm răng không thể nhú ra nếu trẻ bị thiếu canxi. Sữa chính là nguồn cung cấp canxi tốt nhất cho trẻ. Vì vậy trong 6 tháng đầu vẫn nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, nhưng nếu người mẹ trong quá trình cho con bú ăn uống không đủ chất sẽ dẫn đến thiếu canxi thì có thể bổ sung nguồn canxi bên ngoài cho con.
- Trẻ bị thiếu MK7: MK7 là một loại vitamin K2 có tác dụng đưa canxi ở máu vào xương và răng giúp quá trình trẻ mọc răng diễn ra tự nhiên và khỏe mạnh. Với nhiều bé đã có đủ lượng canxi và Vitamin D sẵn sàng, nhưng thiếu MK7 thì việc mọc răng chỉ đạt khoảng 30%.
- Hấp thụ quá nhiều Photpho: Ngoài ra, nếu trẻ hấp thụ nhiều photpho cũng có thể khiến việc hấp thụ canxi của trẻ bị giảm đi gây mọc răng chậm. Trẻ bị thừa photpho có các biểu hiện như xơ cứng mạch máu, suy thận và tim phình to,….
Bé chậm mọc răng có sao không?
Cha mẹ cần biết là có trẻ mọc răng sớm, có trẻ mọc răng muộn vì vậy nếu bé mọc răng chậm không gây nguy hiểm gì cho con. Thực tế có trẻ 4 tháng đã mọc răng lại có những trẻ lại muộn hơn khi đã 9-10 tháng tuổi và cũng có nhiều trẻ mới sinh ra đã có răng thì đây cũng là quá trình sinh lý bình thường.
Tuy nhiên, răng trẻ mọc quá trễ so với trẻ khác có thể dẫn tới các biến chứng không tốt như: răng vĩnh viễn mọc lệch vì răng sữa mọc chậm chưa vào vị trí chắc chắn; răng vĩnh viễn và răng sữa mọc cùng một lúc tạo thành hàm răng đôi ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng; trẻ có thể bị viêm quanh thân răng vì răng vẫn chưa nhú khỏi bề mặt nướu. Việc mọc răng chậm có thể gây sâu răng dưới nướu và lây lan sang các răng khác.Vì vậy, cha mẹ cần quan sát việc mọc răng của con để có cách chữa hoặc đi khám trước khi xảy ra hậu quả xấu do để quá lâu.
Chăm sóc trẻ khi mọc răng:
Một số trẻ không mọc răng cùng lúc với các bạn cùng trang lứa. Điều này có thể được gây ra bởi một số yếu tố. Trong một số trường hợp là một đặc điểm di truyền trong gia đình và có thể được thừa hưởng từ cha mẹ. Nếu bạn hoặc vợ/ chồng bạn có chiếc răng đầu tiên muộn hơn bình thường, có nhiều khả năng con bạn cũng sẽ mọc răng chậm như vậy. Nếu bạn từng mọc răng muộn nhưng không có vấn đề sức khỏe nào khác có lẽ bạn không cần phải quá lo lắng đến em bé của mình. Sẽ đến lúc những chiếc răng bé xinh sẽ xuất hiện mà thôi.
Trong các trường hợp khác, chậm mọc răng có thể là triệu chứng của các vấn đề sức khỏe ở trẻ. Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân có thể bị mọc răng muộn và cũng có thể bị khiếm khuyết men răng. Một số yếu tố di truyền từ gia đình bạn cũng có thể khiến răng mọc ngược và phát triển chậm.
Việc mọc răng chậm cũng có thể là triệu chứng của suy dinh dưỡng và thiếu vitamin hoặc khoáng chất, đặc biệt là canxi và vitamin D. Nó cũng có thể liên quan đến hội chứng Down hay tuyến giáp kém hoạt động. Suy giáp có thể gây ra các triệu chứng chẳng hạn như yếu, mệt mỏi, đau đầu và cứng khớp.
Nếu em bé của bạn mọc răng muộn hơn các trẻ khác nhưng không có vấn đề gì về sức khỏe, bạn không cần phải lo lắng. Bé có thể cần đến bác sĩ để chỉnh nha và bé vẫn có một hàm răng khỏe mạnh sau đó, mọi việc không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, những chiếc răng sữa đầu tiên cũng đánh dấu một quá trình phát triển của trẻ và là dấu hiệu sức khỏe cho những chiếc răng vĩnh viễn, chúng cũng giúp em bé nhai và nhận được dinh dưỡng cần thiết ngay từ giai đoạn sơ sinh.
Cha mẹ hãy nhẹ nhàng với những chiếc răng đầu tiên, cho bé ăn thức ăn mềm với tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe cho đến khi có thể chuyển sang cho bé ăn thức ăn cứng và đặc hơn. Trẻ trong thời gian mọc răng có thể bị đau, sốt dẫn đến mệt mỏi chán ăn, vì vậy trong giai đoạn này cha mẹ không nên quá chú trọng đến cân nặng của trẻ, khi những cơn đau răng khó chịu qua đi, cha mẹ hãy bổ sung đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho con nhé!
Bé chậm mọc răng nên ăn gì?
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc mọc răng của con
Việc mọc răng gây ra những thay đổi ở vùng miệng của trẻ và khả năng nhai nuốt nên cha mẹ cần thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày để thích ứng với giai đoạn này của trẻ. Trẻ cần tắm nắng vào buổi sáng từ lúc được 1 tháng tuổi cho đến khi trẻ biết đi, mỗi ngày từ 15- 30 phút, trẻ có da sậm màu hơn phải tắm lâu hơn trẻ có da sáng. Cha mẹ cần bổ sung thêm vitamin D và canxi cho trẻ mỗi ngày theo đơn thuốc của bác sĩ.
Tăng số bữa ăn và lượng thức ăn hằng ngày cho trẻ, đặc biệt là sữa và các sản phẩm làm từ sữa, thức ăn động vật, chất béo…Cha mẹ chọn các loại thịt, cá, rau củ quả đủ 4 nhóm chất đường, đạm, tinh bột, chất béo… trong quá trình ăn dặm của trẻ. Có thể nêm thêm dầu ăn trong bát bột (hoặc cháo) cho trẻ để trẻ có đủ chất béo. Cho trẻ ăn trái cây, rau xanh hoặc cha mẹ ép lấy nước, xay thành sinh tố cho trẻ dễ uống/ ăn nhé!
Phô mai, sữa chua cũng là nguồn cung cấp canxi rất tốt, nên cho trẻ ăn bổ sung nhưng tránh các món ăn vặt khác. Cho trẻ uống thêm sữa nhưng không pha bằng các loại nước cháo, nước bột, nước rau củ… và nhất là nước khoáng bởi có thể làm giảm hấp thu canxi. Ngoài ra, trẻ cần được ngủ đủ giấc và vận động để trẻ tiêu hao năng lượng, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì?
Ngoài ra, khi trẻ có sức đề kháng tốt sẽ ít bị ốm yếu và phát triển toàn diện hơn, răng mọc nhanh và khỏe hơn. Những dưỡng chất quan trọng sau đây có những tác dụng thúc đẩy hấp thụ dinh dưỡng và giúp trẻ tăng cường sức đề kháng mà cha mẹ cần lưu ý nhé:
- FOS là chất xơ dưới dạng lỏng có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng giúp quá trình mọc răng và phát triển của trẻ diễn ra tự nhiên và thuận lợi.
- Colostrum (sữa non) chứa nhiều dưỡng chất giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, chống lại một số bệnh như E.coli, khuẩn liên cầu, khuẩn Salmonella,…
- Immune Alpha có thể giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm, giảm các triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp, giúp tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng .
Ngoài việc bổ sung thì trẻ cũng cần tránh một số loại thực phẩm có vị chua, đồ ăn uống lạnh ảnh hưởng đến nướu còn yếu của trẻ, trẻ cũng nên giảm ăn các thức ăn có hàm lượng photpho cao như ngũ cốc, rau củ khiến răng giòn, dễ vỡ, hại men răng, có thể thay thực đơn cho trẻ bằng những thực phẩm khác nhé!
Trẻ chậm mọc răng khám ở đâu?
Ba mẹ cần cho trẻ đi khám nha khoa định kỳ
Ba mẹ nên cho trẻ đi khám nha khoa sớm khoảng 1 tuổi, khi trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên để đảm bảo cho trẻ có quá trình phát triển răng tốt nhất. Ngoài ra, ba mẹ nên đưa trẻ tới gặp nha sĩ ngay nếu trẻ bị đau nhức răng, sưng đau nướu, xuất huyết lưỡi và đau vùng xương hàm, miệng xuất hiện vết loét rộng.
Trẻ chậm mọc răng nên uống thuốc gì? Ba mẹ không nên tự cho con uống thuốc vì việc mọc răng chậm không phải là vấn đề nghiêm trọng, hoặc trong trường hợp cần sử dụng thuốc vì các bệnh khác thì cần có đơn của bác sĩ.
Bé chậm mọc răng có phải thiếu canxi?
Trẻ chậm mọc răng thường do thiếu canxi để phát triển các mầm răng. Nhưng tỷ lệ hấp thu canxi trong thức ăn liên quan đến tỷ lệ của chất khoáng khác là photpho. Khi tỷ lệ phốt pho quá cao, sự hấp thụ canxi sẽ giảm đi. Một chất nữa cần thiết cho sự hấp thụ canxi là vitamin D. Vì vậy có thể bé nhà bạn đang dư lượng photpho vì ăn nhiều rau củ, ngũ cốc hoặc thiếu lượng vitamin D cần thiết dù trẻ vẫn uống sữa hay bú mẹ đầy đủ.
Kết luận
Trẻ chậm mọc răng không còn là nỗi lo nếu như ba mẹ biết được nguyên nhân và có cách can thiệp kịp thời. Ba mẹ cần cho trẻ đi khám nha khoa định kỳ để phát hiện sớm các nguy cơ gây hại khiến trẻ chậm mọc răng. Nha sĩ có thể tìm hiểu nguyên nhân về bé hoặc về gia đình của bạn để đưa ra lời khuyên thích hợp nhất nhé!
Nguồn tham khảo:
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nao-duoc-goi-la-cham-moc-rang/
https://vipteen.com.vn/be-cham-moc-rang.html
http://www.ctkidsdentist.com/ps-what-causes-a-delay-in-teething.php