Trẻ sơ sinh gắt ngủ là vấn đề ám ảnh của tất cả các bà mẹ bỉm sữa. Nếu trẻ bị gắt ngủ kéo dài có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho cả mẹ và bé. Vì vậy, đối với các chị em lần đầu làm mẹ thì thắc mắc trẻ mấy tháng hết gắt ngủ là vấn đề dễ hiểu. Nếu bạn đang gặp thắc mắc tương tự thì đừng bỏ qua bài viết sau đây của Healthblog.net nhé.
1. Trẻ mấy tháng hết gắt ngủ?
Gắt ngủ ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến mà bất kỳ người làm mẹ nào khi nuôi con nhỏ đều sẽ phải trải qua. Các nguyên cứu từ các giáo sư đến từ Đại học Tohoku (Nhật Bản) thu được kết quả là có đến hơn 50% các trẻ em thường xuyên quấy khóc và khó ngủ.
Thế thì câu hỏi đặt ra là trẻ mấy tháng hết gắt ngủ? Thông thường, trong ba tháng đầu đời sẽ là khoảng thời gian bé thường xuyên gắt ngủ dữ dội. Dưới một năm tuổi cũng là giai đoạn mà mẹ dễ bắt gặp tình trạng bé gắt ngủ và sẽ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do dẫn đến việc bé thường xuyên gắt ngủ dữ dội. Do đó, rất khó để đưa ra khoảng thời gian chính xác về thời điểm bé ngưng gắt ngủ. Bởi mỗi bé có một tính cách khác nhau và cũng sẽ được nuôi dưỡng trong một môi trường khác nhau nên mức độ quấy khóc khi buồn ngủ và thời gian hết gắt ngủ của các bé cũng sẽ khác nhau.
Vì vậy, thay vì tìm câu trả lời cho câu hỏi bé mấy tháng hết gắt ngủ thì các chị em nên tìm cách khắc phục và hạn chế tình trạng gắt ngủ ở bé thì tốt hơn.
2. Vì sao trẻ sơ sinh thường gắt ngủ?
Sau câu hỏi: “trẻ mấy tháng thì hết gắt ngủ”, câu hỏi thứ hai được nhiều chị em quan tâm đó chính là lý do vì sao trẻ em thường gắt ngủ? Việc tìm được các nguyên nhân khiến các bé thường xuyên quấy khóc và ngủ không ngon sẽ giúp mẹ có thể dễ dàng tìm được biện pháp để khắc phục hơn.
a. Bé gắt ngủ vì thần kinh bị kích thích
Vì hệ thần kinh của trẻ sơ sinh còn chưa hoàn thiện nên bé rất dễ bị kích thích và căng thẳng. Đó là lý do vì sao các bé cực kỳ nhạy cảm với thế giới bên ngoài. Chỉ một tiếng động nhẹ, bé cũng có thể bị giật mình và bật khóc nức nở khi đang ngủ. Trong những tháng đầu đời, các giấc ngủ của bé cũng thường rất ngắn và không sâu vì bé chưa thể thích nghi ngay với thế giới bên ngoài.
b. Bé quá buồn ngủ
Nếu bố mẹ không tinh ý trước các tín hiệu buồn ngủ của bé để kịp thời cho bé đi ngủ sớm. Khi quá buồn ngủ, các bé sẽ rất khó chịu và dẫn đến tình trạng quấy ngủ như khóc thét, la hét.
c. Bé ngủ chưa đủ giấc
Khi các bé không được ngủ đủ giấc, có thể vì một lý do nào đó khiến bé phải thức dậy khi đang còn muốn ngủ. Cũng giống như người lớn, bé sẽ cảm thấy rất khó chịu khi giấc ngủ của mình bị quấy rầy. Và dù đã thức dậy nhưng bé chẳng thể thoải mái chơi đùa. Chẳng bao lâu, bé rơi vào tình trạng gắt ngủ thì không có gì là quá khó hiểu.
d. Bé khó chịu trong cơ thể
Tương tự như người lớn, nếu trong cơ thể chúng ta không khỏe thì giấc ngủ khó sâu và dễ khiến chúng ta cảm thấy khó chịu với mọi thứ xung quanh. Với các bé cũng vậy, nếu bé có chỗ nào không khỏe trong thân thể thì các bé cũng sẽ quấy khóc nhiều hơn bình thường, đặc biệt là khi bé buồn ngủ. Vì vậy, nếu bé quấy khóc nhiều hơn bình thường thì đây cũng là một dấu hiệu cho thấy bé đang không khỏe và mẹ nên nhanh chóng tìm ra nguyên nhân nhé.
e. Điều kiện phòng ngủ không tốt
Trong quá trình tìm hiểu về trẻ mấy tháng hết gắt ngủ, các chị em sẽ nhận ra điều kiện phòng ngủ không đủ tốt cũng là một nguyên nhân khiến bé thường xuyên bị gắt ngủ. Chẳng hạn như khi bé ngủ, bạn để đèn quá sáng, phòng quá nóng hay quá lạnh hoặc có quá nhiều tiếng động ồn ào khiến bé không thể nào ngủ say được.
f. Giờ ngủ của bé không cố định
Nếu bố mẹ không tập cho bé cách tự ngủ và ngủ vào những giờ cố định, bé sẽ ngủ ở nhiều khung giờ khác nhau mà bạn không lường trước được. Do đó, bố mẹ khó nhận biết khi nào trẻ muốn ngủ để cho trẻ đi ngủ kịp lúc.
g. Thói quen ru ngủ của bố mẹ
Một trong những nguyên nhân khiến các bé hay gắt ngủ đó chính là thói quen ru ngủ của bố mẹ. Nhiều bố mẹ tập cho bé thói quen khi đi ngủ sẽ được bố mẹ ẵm trên tay, đung đưa hay vỗ về cho đến khi bé ngủ. Khi đã hình thành thói quen, bé sẽ dễ làm nũng và gắt ngủ nếu như không được bố mẹ thực hiện thói quen hằng ngày.
3. Những ảnh hưởng tiêu cực của việc bé gắt ngủ kéo dài
Bé mấy tháng hết gắt ngủ? Khi tìm hiểu về vấn đề này, các chị em cũng cần biết đến những ảnh hưởng của chứng gắt ngủ kéo dài của bé.
a. Đối với bé
Nếu bé nhà bạn gắt ngủ trong một thời gian dài sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất lẫn trí tuệ của bé như:
- Bé chậm tăng cân.
- Giảm phát triển chiều cao.
- Ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của bé đối với thế giới xung quanh.
- Bé dễ bị bệnh hơn các trẻ khác.
b. Đối với mẹ
Không chỉ đối với bé mà chứng gắt ngủ ở trẻ sơ sinh cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ. Cụ thể như:
- Bé thường xuyên phải thức để dỗ cho bé ngủ dễ khiến mẹ thiếu ngủ, ảnh hưởng sức khỏe.
- Tiếng quấy khóc của bé có thể khiến mẹ bị căng thẳng, stress thậm chí là bị trầm cảm sau sinh.
- Mẹ không còn thời gian để làm những công việc khác, đời sống sinh hoạt bị ảnh hưởng vì thường xuyên bị bé quấy khóc.
Không những thế, việc bé quấy khóc cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của những người xung quanh.
4. Mẹo chữa chứng gắt ngủ ở trẻ sơ sinh
Như đã chia sẻ ở trên, việc trẻ mấy tháng thì hết gắt ngủ có ảnh hưởng từ cách bố mẹ nuôi dưỡng bé. Nếu các chị em sớm biết cách chữa chứng gắt ngủ cho bé thì bé sẽ hết gắt ngủ sớm và có thể ngủ ngon hơn. Sau đây là một vài cách chữa chứng gắt ngủ ở trẻ sơ sinh:
a. Nhận diện tín hiệu buồn ngủ của bé và cho bé ngủ kịp lúc
Để bé khóc gắt ngủ, mẹ cần tinh ý nhận diện được tín hiệu buồn ngủ của bé để cho bé đi ngủ kịp lúc. Tránh để bé rơi vào trường hợp quá buồn ngủ gây khó chịu và quấy khóc. Vì vậy, mẹ cần theo dõi thời gian ngủ trung bình của trẻ em để dễ nhận biết khi nào bé muốn ngủ.
Bên cạnh đó, khi buồn ngủ, bé sẽ có một vài biểu hiện như ngáp, mắt lờ đờ, dịu mắt, gãi tai,…
b. Thiết lập thời gian ngủ cố định, đều đặn cho bé mỗi ngày khi bé còn nhỏ
Ngay từ những tháng đầu đời của bé, các chị em cần giúp bé thiết lập một khung thời gian ngủ cố định và đều đặn mỗi ngày. Ban đầu khi bé chưa quen bạn có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, một khi bé đã quen với thời gian biểu rồi thì sẽ không còn quấy khóc nữa mà có thể tự ngủ đúng giờ.
c. Tạo môi trường ngủ thuận lợi cho bé
Tạo môi trường ngủ thuận lợi chính là một trong những cách giúp điều trị chứng gắt ngủ, giúp con yêu ngủ ngon hơn. Vì vậy, mỗi khi bé đi ngủ thì mẹ đừng quên điều chỉnh ánh sáng phòng, nhiệt độ và vị trí cho bé nằm sao cho bé có thể thoải mái nhất khi đi ngủ nhé.
d. Tắm nắng cho bé buổi sáng
Tắm nắng buổi sáng cho bé yêu không chỉ giúp bé tránh được bệnh vàng da, giúp xương chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó, việc tắm buổi sáng cũng góp phần giúp bé yêu ngủ ngon hơn.
e. Bổ sung thực phẩm giúp bé ngủ ngon hơn
Mẹ cũng nên bổ sung các thực phẩm an thần cho mình, qua đó, khi bé bú cũng có thể ngủ ngon hơn. Một số thực phẩm có chức năng giúp an thần rất tốt cho chị em sau sinh như nước lá Đinh Lăng, canh lá chùm ngây,… hoặc các loại thuốc tây y dành cho bé có tác dụng xoa dịu giấc ngủ.
Trẻ mấy tháng hết gắt ngủ? Bạn đã có được câu trả lời về nguyên nhân cũng như cách chữa trị chứng gắt ngủ ở trẻ nhỏ. Chúc bạn có thể áp dụng thành công để luôn nhìn thấy bé yêu ngủ ngon và lớn khỏe mỗi ngày.