Updated at: 13-09-2020 - By: admin

Trẻ sơ sinh khó ngủ không phải là vấn đề xa lạ gì đối với nhiều gia đình. Nhìn thấy con yêu khó ngủ và ngủ không ngon không khỏi khiến ba mẹ xót xa. Tuy nhiên, bạn lại chẳng biết nên giúp bé yêu ngủ ngon và lâu hơn như thế nào. Mời bạn đọc bài viết sau đây của Healthyblog.net vì biết đâu những gợi ý của chúng tôi sẽ thật sự giúp ích cho bạn.

Mẹ Lo Lắng Khi Trẻ Sơ Sinh Khó Ngủ Hãy Đọc Bài Viết Này 1

1. Tìm hiểu về vai trò của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh

Tại sao việc ngủ đủ và ngủ sâu lại quan trọng đối với trẻ sơ sinh? Hãy cùng tìm hiểu về giấc ngủ của trẻ sơ sinh trước để khám phá ra câu trả lời bạn nhé.

Giấc ngủ của trẻ nhỏ được chia thành hai chu kỳ:

  • ½ giấc ngủ nhanh (REM) là giấc ngủ nông.
  • ½ giấc ngủ chậm (Non-REM) với 4 giai đoạn: Buồn ngủ, ngủ lơ mơ, ngủ sâu và ngủ rất sâu.

Khi ngủ sâu và ngủ rất sâu, bé sẽ gần như nằm im và không hề cử động. Và chỉ khi ngủ rất sâu thì hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều để kích thích trẻ phát triển.

Giấc ngủ có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần lẫn trí tuệ của trẻ sơ sinh. Đó là lý do vì sao bé sơ sinh khó ngủ và ngủ ít, ngủ không sâu lại là một vấn đề quan trọng mà mẹ không nên chủ quan. Cùng xem qua ba tác hại chính của việc bé ngủ không đủ nhé:

  • Thứ 1, bé ngủ không đủ sẽ chậm phát triển về mặt thể chất vì hormone tăng trưởng ít tiết ra hơn. Bạn biết đây, trẻ ăn được ngủ được sẽ nhanh lớn hơn. Vì vậy, ngủ ít dễ khiến bé biếng ăn và giấc ngủ không đủ khiến bé chậm tăng trưởng.
  • Thứ 2, khi ngủ không đủ như nhu cầu, bé thường rất khó chịu, dễ mệt mỏi, ít chịu vui chơi và thường xuyên quấy khóc. Từ đó ảnh hưởng đến tinh thần, khả năng học hỏi của bé.
  • Thứ 3, ngủ ít cũng làm giảm khả năng phát triển trí tuệ của bé.

Không những thế, trẻ sơ sinh khó ngủ và hay giật mình cũng khiến người chăm sóc bé mệt mỏi vì phải dành nhiều thời gian cho bé.

Mẹ Lo Lắng Khi Trẻ Sơ Sinh Khó Ngủ Hãy Đọc Bài Viết Này 2

2. Gọi tên những nguyên nhân khiến bé yêu khó ngủ

Tại sao trẻ sơ sinh khó ngủ? Nếu mẹ đang có thắc mắc này thfi hãy cùng Healthyblog.net gọi tên những nguyên nhân khiến bé khó ngủ nhé.

a. Chế độ sinh hoạt hằng ngày của bé

Chế độ sinh hoạt hàng ngày của bé cũng chính là một yếu tố dẫn đến việc bé khó ngủ. Nếu bố mẹ không xây dựng cho bé thời gian ngủ cố định hàng ngày, bé cũng không biết phân biệt ngày hay đêm. Các bé không có khung giờ ngủ cố định sẽ thường ngủ ít hơn những bé khác.

Mặt khác, nhiều bé quen được bố mẹ ẵm bồng, dỗ dành khi ngủ. Hoặc bé được tập ngủ nôi, võng đung đưa nên khi không được ngủ trong môi trường quen thuộc thì bé rất khó ngủ.

b. Nguyên nhân bệnh lý

Nguyên nhân bệnh lý chính là yếu tố hàng đầu khiến cho trẻ sơ sinh khó ngủ. Trẻ khó ngủ, hay vặn mình, hay quấy khóc và dễ giật mình là dấu hiệu của trẻ bị thiếu canxi.

Ngoài ra, nếu bé bị cảm, bị ho, sổ mũi hay những căn bệnh khác như viêm mũi họng, béo phì, mộng du khiến bé khó thở và phải tập thở bằng miệng khi ngủ thì giấc ngủ của bé cũng không sâu.

c. Nguyên nhân sinh lý

Giấc ngủ REM của trẻ sơ sinh chiếm đến 50%, hơi thở và nhịp tim của bé cũng nhanh hơn người lớn. Đó là lý do vì sao trẻ sơ sinh thường rất dễ bị giật mình mỗi khi ngủ. Vì vậy, giấc ngủ của bé cũng ngắn và khó ngủ sâu hơn.

d. Sự tác động của môi trường

Các tác động của môi trường xung quanh cũng có ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của bé. Chẳng hạn như có quá nhiều tiếng động ồn ào khiến bé giật mình và khó tập trung ngủ được. Hoặc điều kiện phòng ngủ không tốt như phòng quá sáng, quá tối, quá nóng hay quá lạnh. Phòng ẩm thấp hay ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào mặt bé. Chỗ nằm của bé cứng, không thoải mái,… những nguyên nhân này cũng sẽ khiến bé sơ sinh khó ngủ.

e. Nguyên nhân khác

Một số lý do khiến trẻ khó ngủ có thể do bé đói, tã hay quần áo ẩm ướt khiến bé khó chịu và không thể ngủ ngon được.

Mẹ Lo Lắng Khi Trẻ Sơ Sinh Khó Ngủ Hãy Đọc Bài Viết Này 3

3. Bí quyết giúp xua tan tình trạng khó ngủ ở bé

Trẻ sơ sinh khó ngủ phải làm sao? Nếu bạn đang thắc mắc điều này thì câu trả lời của bạn đó chính là xem xét bé khó ngủ vì nguyên nhân nào và khắc phục nguyên nhân đó.

a. Xây dựng thời gian ngủ cho bé

Mẹ cần giúp bé phân được đem và ngày. Ngoài ra, nếu bé được xây dựng một chế độ ngủ quen thuộc hàng ngày thì bé sẽ dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Vì vậy, mẹ nên học cách xây dựng cho bé một chế độ ngủ hợp lý. Khi bé quen với chế độ ngủ được xây dựng thì bé sẽ dễ ngủ, ngủ ngon và thậm chí là tự đi ngủ khi đến giờ.

b. Giúp bé điều trị bệnh

Nếu bé khó ngủ, ít ngủ là do yếu tố bệnh lý thì mẹ cần giúp bé điều trị bệnh. Mẹ cũng cần tăng cường canxi để bé có thể ngủ ngon hơn. Mặt khác, đối với trẻ nhỏ thì canxi là một khoáng chất vô cùng quan trọng trong sự hình thành một khung xương khỏe mạnh và phát triển chiều cao cho bé.

c. Giúp bé thư giãn

Để khắc phục yếu tố sinh lý khiến trẻ sơ sinh khó ngủ, mẹ có thể giúp bé thư giãn để có thể ngủ ngon hơn. Chẳng hạn như massage là một biện pháp giúp bé ngủ ngon và sâu hơn đã được nhiều bà mẹ áp dụng thành công. Bên cạnh đó, âm nhạc cũng giúp bé được thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Ngoài ra, một số bé lại thích được dùng túi ủ hay mẹ có thể dùng gối, khăn dằn bụng giúp bé ngủ sâu hơn nhé.

d. Tạo điều kiện ngủ cho bé cách tốt nhất

Để bé yêu có thể dễ ngủ và ngủ lâu hơn, mẹ nên tạo điều tiện tốt nhất cho bé khi đi ngủ. Hạn chế làm ồn với các tiếng động mạnh khiến bé thức giấc. Mẹ cũng nên xem xét điều kiện phòng ngủ để bé có thể thoải mái và ngủ một cách ngon giấc nhé.

e. Giúp bé no và sạch khi đi ngủ

Khi no bụng và sạch sẽ, bé sẽ ngủ ngon và lâu hơn. Vì vậy, mẹ cần chú ý để sớm bắt được tín hiệu buồn ngủ của bé để kịp thời cho bé bú no và đi ngủ. Tránh trường hợp để bé quá buồn ngủ không bú được vì như vậy bé sẽ ngủ không được lâu.

Mẹ cũng nên lau mồ hôi, thay bỉm và áo quần sạch sẽ để bé thoải mái trong lúc đi ngủ nhé.

4. Một vài lưu ý khác dành cho mẹ

Để cải thiện giấc ngủ cho con nhưng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, mẹ nên lưu ý một số điểm sau đây:

  • Không tùy tiện cho bé uống các loại thuốc giúp ăn nhiều, ngủ ngon nếu chưa được sự cho phép của bác sĩ.
  • Khi bé thức giấc, nếu đói thì các bé sau khi được cho bú no sẽ tiếp tục ngủ.
  • Áp dụng các phương pháp cải thiện giấc ngủ cho bé theo cách dân gian thì mẹ cần cân nhắc kỹ vì những phương pháp này chưa được kiểm chứng khoa học.
  • Tốt nhất không tập thói quen được bồng ngủ, đung đưa hay vỗ vai khi ngủ cho bé vì nếu không được đáp ứng như thói quen, bé sẽ rất khó ngủ.

Bé sơ sinh khó ngủ, nguyên nhân và giải pháp đã được Healthyblog.net chia sẻ. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ thật sự hữu ích cho các mẹ bỉm sữa đang chăm con nhỏ nhé.

 

Rate this post