Updated at: 16-07-2020 - By: admin

Kiến thức nuôi con và chăm con luôn là những bài học quan trọng và cần thiết mà các bà mẹ không nên bỏ qua. Đặc biệt là đối với các chị em lần đầu làm mẹ, vì chưa có kinh nghiệm trong việc chăm nuôi trẻ nhỏ nên càng cần tìm hiểu các kiến thức trong lĩnh vực này để chăm con đúng cách. Trẻ mấy tháng bế xốc nách cũng là một trong trong số những kiến thức quan trọng mà các mẹ bỉm nên tìm hiểu.
Ở bài viết này, Healthyblog.net sẽ chia sẻ kinh nghiệm bế trẻ sơ sinh, trong đó có việc bế xốc nách bé cho các chị em đang chăm con.

Trẻ Mấy Tháng Bế Xốc Nách Được ? Kiến Thức Cho Mẹ 1

1. Sai lầm thường thấy của các bậc phụ huynh khi bế xốc nách trẻ sơ sinh

Rất nhiều ông bố bà mẹ chưa có kinh nghiệm thường mắc phải các lỗi sai lầm khi bế trẻ nhỏ. Những sai lầm này có thể gây tổn hại đến các bé vì cơ thể của trẻ sơ sinh vô cùng non nớt và chưa hoàn thiện. Sau đây là một số sai lầm thường gặp khi bố mẹ bế xốc nách con mà không hay biết:

  • Nhiều ông bố, bà mẹ có sở thích bế xốc nách bé và đưa lên cao để đùa giỡn với bé. Điều này có thể gây thích thú cho bé nhưng lại không hề tốt cho bé. Việc đưa bé lên cao rồi hạ xuống liên tục dễ khiến bé bị tuột khỏi tay bố mẹ. Mặt khác, việc đưa bé lên cao rồi hạ xuống có thể ảnh hưởng đến não của bé vì não trẻ sơ sinh còn mềm và màng não khá mỏng.
  • Tại sao nhiều người lại quan tâm đến câu hỏi: “Trẻ mấy tháng thì bế xốc nách“? Thật ra, việc bế xốc nách trẻ sơ sinh khi còn quá sớm có thể gây ảnh hưởng đến xương khớp của bé. Chưa kể đến việc với kiểu bế này, bạn không thể đỡ lấy đầu của bé và nếu để đầu bé ngã (vì bé chưa đủ sức để giữ vững đầu) có thể gây trẹo cổ.
  • Việc bế xốc nách trẻ nhỏ quá nhiều lần cũng không tốt vì tư thế bế này dễ khiến bé cảm thấy mệt. Do vậy, các chị em cũng không nên lạm dụng cách bế bé này để tránh khiến con yêu mệt mỏi nhé.

Như vậy, để tránh những ảnh hưởng tổn hại không muốn có thể xảy ra với bé yêu của mình, ngoài việc tìm hiểu trẻ mấy tháng bế xốc nách được thì các chị em cũng cần tìm hiểu thêm về cách bế trẻ sơ sinh đúng cho từng giai đoạn.

2. Cách bế trẻ sơ sinh cho từng giai đoạn

Thay vì chỉ tìm hiểu việc trẻ mấy tháng có thể bế xốc nách, Healthyblog.net sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách bế trẻ sơ sinh đúng cách trong từng giai đoạn.

Trẻ Mấy Tháng Bế Xốc Nách Được ? Kiến Thức Cho Mẹ 2

a. Bé dưới 3 tháng tuổi

Với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi thì mẹ tuyệt đối không nên bế xốc nách bé vì cơ thể và xương khớp bé còn rất non nớt. Việc bế xốc nách thẳng đứng bé trong giai đoạn ba tháng đầu có thể dẫn đến nguy cơ khiến bé bị vẹo cổ rất nguy hiểm.
Vậy thì ở giai đoạn này, cách bế nào là phù hợp cho bé?
Các chị em lưu ý khi bé dưới 3 tháng tuổi thì cách bế nằm ngang là phù hợp nhất nhé mẹ.
Cách bế ngang bé: Mẹ luồn một tay dưới cổ bé để đỡ lấy phần đầu cổ bé, sau đó luồn tay còn lại để đỡ phần lưng và mông bé. Mẹ cần chắc chắn rằng bé đã nằm vững trên đôi tay mình rồi mới từ từ nhấc bé lên nhé. Tuyệt đối không để bé ngửa đầu ra trong giai đoạn này vì có thể gây tổn hại đến bé.

b. Bé 3 tháng tuổi

Khi bé được 3 tháng tuổi, lúc này đầu bé đã cứng cáp hơn nhiều nên mẹ không cần phải thường xuyên đỡ phần đầu của bé nữa. Ở giai đoạn này, bé cũng thích khám phá thế giới xung quanh hơn và đây cũng là lúc mẹ cần thường xuyên trò chuyện với con yêu của mình. Do đó, mẹ có thể bắt đầu bế ngửa bé khi bé được 3 tháng tuổi.
Cách bế ngửa bé: Mẹ đưa một tay ra sau để đỡ đầu và cổ của bé, tay còn lại đỡ phần mông của bé.
Hoặc mẹ có thể bế quay mặt bé ra phía trước bằng cách dùng một tay để nâng giữ phần chân bé, tay con lại vòng quanh ngực của bé.

c. Bé từ 4 đến 6 tháng tuổi

Trẻ mấy tháng bế xốc nách?
Đây chính là giai đoạn mà bạn đã có thể bế xốc nách bé yêu của mình. Tuy nhiên, như đã chia sẻ ở lưu ý phía trên thì mẹ không nên bế xốc nách bé lâu, cũng không nên bế xốc nách thẳng đứng bé rồi đưa lên cao không an toàn nhé.
Ngoài ra, ở giai đoạn này thì tư thế bế bé nằm ngang hay nằm ngửa dường như không còn phù hợp nữa và các bé cũng không thích được bế như vậy. Do đó, mẹ có thể đổi sai tư thế bế vác vai con mỗi khi đưa bé đi chơi.
Cách bế vác vai: Một tay mẹ nâng đỡ phần mông bé, tay còn lại đỡ lấy phần đầu cổ bé sao cho bé quay mặt vào vai của mẹ. Mẹ có thể bế bé cao hơn vai một chút để bé có thể dễ dàng ngắm nhìn mọi thứ xung quanh nhé.
Mẹ cũng nên tìm hiểu thêm các tư thế bế bé khác sao cho bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi được bế nhé.

d. Bé trên 7 tháng tuổi

Trẻ 7 tháng tuổi đã tương đối cứng cáp và có thể tập ngồi được ở giai đoạn này. Mẹ có thể dễ dàng chọn nhiều tư thế bế khác nhau cho bé kể cả việc nghĩ đến việc bế cắp nách bé khi bé được 7 tháng tuổi. Tuy nhiên, mẹ cần hạn chế bế bé ở tư thế cắp nách vì có thể gây ảnh hưởng đến phần chân của bé cũng như tạo dáng xấu sau này. Việc bế cắp nách có thể áp dụng an toàn khi bé được một tuổi ở mức độ vừa phải mẹ nhé.

Trẻ Mấy Tháng Bế Xốc Nách Được ? Kiến Thức Cho Mẹ 3

3. Lưu ý khi bế trẻ

Như vậy là bạn đã biết được trẻ mấy tháng thì bế xốc nách rồi. Tuy nhiên, có một số lưu ý dành cho các chị em khi bế trẻ nói chung và bế xốc nách nói riêng:

  • Không nên lắc mạnh hay nhấc bổng bé lên cao trong khi bế vì có vừa không đảm bảo an toàn vừa có thể gây tổn hại đến não của bé.
  • Không nên bế xốc nách bé sau khi bé vừa ăn no.
  • Việc vừa bế vừa cho bé ăn và đung đưa rất dễ khiến bé bị ọc sữa hay nôn thức ăn ra ngoài.
  • Việc bế đứng sẽ gây áp lực lên cột sống của bé một lực lớn. Do đó, mẹ chỉ nên bế đứng trong khoảng thời gian ngắn và tối đa là 5 – 10 phút nhé.
  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi còn khá yếu, phần đầu của bé cũng chưa thể tự vững được nên mẹ luôn phải chú ý nâng đỡ phần đầu cổ bé mỗi khi bế.
  • Mẹ cần chú ý kiểm tra và cắt móng trước khi bế bé để tránh gây trầy xước đến làn da non nớt của bé.
  • Dù là khi bế hay đặt bé xuống thì mẹ cũng cần thực hiện một cách nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh khiến bé giật mình nhé.

Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề trẻ mấy tháng bế xốc nách sẽ thực sự giúp ích được cho các chị em đang quan tâm có được những kiến thức cần thiết để có thể chăm con yêu một cách tốt nhất.

 

Rate this post