Updated at: 21-04-2020 - By: admin

Sau khi sinh bé thì mối bận tâm của cha mẹ sẽ chuyển thành những cột mốc quan trọng trong cuộc đời con. Trẻ biết lật khi nào? Bé chưa biết ngồi có nên cho ăn dặm? Trẻ mấy tháng biết ngồi? Khi nào con biết đi? là điều ông bố bà mẹ nào cũng quan tâm, nhất là khi quá trình của bé nhà mình đang có vẻ như chậm hơn “con nhà người ta”.

Trẻ Mấy Tháng Biết NgồiTrẻ mấy tháng biết ngồi?

Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh:

“3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò bước đi” là kinh nghiệm ông bà để lại về những cột mốc trong quá trình phát triển của một đứa trẻ. Tuy nhiên điều này không đúng một cách chính xác với mọi đứa trẻ vì còn phụ thuộc vào thể trạng, tính tình của trẻ hoặc sự hỗ trợ mà bé nhận được từ khi còn ở trong bụng mẹ cho đến những năm tháng lớn lên sau này.

Thông thường trẻ có thể bắt đầu biết lật/ lẫy từ tháng thứ 3 4 vì lúc này trẻ đã khá cứng cáp, các cơ xương phát triển khỏe mạnh nên hoàn toàn sẵn sàng cho kỹ năng quan trọng này.

Bắt đầu từ lúc này, trẻ cũng có thể tự ngồi trong khoảng 10s20s mà không cần đến sự trợ giúp của bố mẹ hay người chăm sóc. Tuy nhiên bé dễ dàng ngã khi bị mất thăng bằng. Để an toàn hơn, mẹ nên ngồi phía sau và vòng tay xung quanh người bé hoặc mẹ ngồi xếp chân và cho bé ngồi vào trong lòng mình hướng về phía trước. Như vậy, bé có thể dựa vào người mẹ và dù bé có nghiêng ngả bên nào, mẹ cũng có thể dễ dàng đỡ con.

Việc trẻ học ngồi diễn ra sau đó cho đến tháng thứ 67, thông thường trẻ có thể ngồi vững từ tháng thứ 8. Trẻ có thể ngồi được xem như đã chuyển sang một giai đoạn hoàn toàn mới vì trẻ đã có thể tự dùng tay để tiếp xúc, cầm nắm khám phá thế giới một cách tự do, thoải mái hơn, có thể quan sát mọi thứ xung quanh bằng một góc nhìn khác, rộng lớn và đa dạng hơn so với những gì mắt trẻ có thể nhìn thấy khi nằm ngửa hoặc nằm sấp.

Trẻ biết lật khi nào?

Trẻ Mấy Tháng Biết NgồiTrẻ từ 3-4 tháng tuổi đã biết lật/ lẫy

Tùy vào tốc độ phát triển của từng bé, thông thường trẻ từ 34 tháng tuổi đã biết nằm sấp và lật/ lẫy, có những trẻ sinh thiếu tháng hoặc thiếu cân sẽ biết lật/ lẫy chậm hơn. Thời gian đầu, bé chỉ có thể chuyển từ tư thế nằm sấp sang nằm ngửa. Tuy nhiên, sau một thời gian “kiên trì luyện tập” và khi hệ xương của bé vững hơn, bé có thể tự mình lật sấp, chuyển từ tư thế nằm ngửa sang tư thế nằm sấp.

Điều này chứng tỏ phần thân trên của bé đã cứng cáp hơn so với lúc mới chào đời. Những bé mảnh dẻ, “thon gọn” thường biết lật sớm hơn so với những bé tròn trịa, bụ bẫm.

Bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể nhận ra trẻ bắt đầu nhận thức về việc tập lẫy với một số biểu hiện như:

Khi trẻ được bố mẹ đặt nằm sấp thì trẻ hay tự ngẩng đầu dậy, đồng thời có thể tự dùng hai tay để chống xuống sàn nhà và đỡ phần ngực lên cao không chạm vào sàn nhà. Điều này thể hiện cơ ngực cũng như cơ lưng của trẻ đã đủ cứng cáp và có khả năng chịu lực.

Cũng trong lúc đặt bé nằm sấp, trẻ có các cử động với hai tay về phía trước hoặc hươ sang hai bên, có thể trẻ đang cố rướn về phía có đồ chơi và trẻ muốn cầm nắm. Khi bố mẹ đặt trẻ nằm ngửa trở lại thì sẽ thấy trẻ hướng hai chân lên phía trên hoặc nhấc bàn chân lên đung đưa qua lại và dùng tay để kéo lấy chân của mình hoặc nắm lấy chân mình đưa vào miệng.

Trẻ thích nghiêng người và bắt đầu thích tư thế nằm nghiêng, đây là dấu hiệu quan trọng cho thấy trẻ đã bắt đầu muốn tập lẫy/ lật. Khi nhận thấy có đồ chơi hay đồ vật có màu sắc ở gần mình, trẻ có khuynh hướng xoay người hoặc huơ tay về phía đó. Vì thế, khi thấy tất cả những dấu hiệu này thì bố mẹ hãy hỗ trợ trẻ bằng các bài tập lẫy để giai đoạn này diễn ra nhẹ  nhàng và vui vẻ với cả bé và bố mẹ.

Lúc này, nếu muốn cho bé ngồi, mẹ có thể thực hiện một số bài tập luyện cơ xương và cổ, nâng đầu cho trẻ. Tuy nhiên, thời điểm tập ngồi cho bé thích hợp nhất là khi trẻ 6 tháng tuổi bởi vì phần khung xương trên của bé mới thật sự vững vàng nên bố mẹ hãy cứ tận hưởng từng giai đoạn lớn lên của con một cách chậm rãi nhé nếu bé vẫn đang trong tiến trình phát triển bình thường.

Trẻ bao nhiêu tháng biết ngồi?

Trẻ Mấy Tháng Biết NgồiTháng thứ 8 trẻ có thể ngồi một cách vững vàng rồi.

Một số bé có thể biết ngồi ở tháng thứ 6 8, nhưng cũng có những trẻ biết ngồi khi vừa qua tháng thứ 4. Đa phần trẻ tự học ngồi từ tháng thứ 4 thứ 7. Bắt đầu từ tháng thứ 4, cơ cổ và đầu cũng như xương sống của bé sẽ phát triển nhanh và cứng cáp để nâng đỡ cơ thể.

Điều kiện để trẻ có thể ngồi vững là các cơ cổ, lưng, xương sống phải cứng cáp và bé phải có khả năng nâng được phần đầu của mình. Bố mẹ nên kiểm tra cấu trúc xương của bé trước khi tập cho bé ngồi. Ít nhất bé đã có thể giữ thẳng được cổ và đầu, thì bố mẹ mới nên cho bé tập ngồi nhé!

Ban đầu, bé sẽ nâng phần đầu hoặc hướng mắt nhìn lên trên hoặc phía trước, đó là bài tập đầu tiên trong lúc bé đang nằm sấp. Tiếp theo bé sẽ tìm cách chống người lên bằng hai tay và giữ ngực không chạm đất.

Đến khi được 5 tháng tuổi, bé có thể ngồi trong giây lát mà không cần bố mẹ hỗ trợ. Tuy nhiên, vẫn cần có người ở gần bên để giúp bé không nghiêng ngày và ngồi được lâu hơn hoặc bố mẹ có thể đặt gối xung quanh bé để tránh trường hợp bé bị ngã. Chẳng bao lâu sau, bé sẽ học cách giữ thăng bằng trong khi ngồi bằng cách nghiêng người về phía trước và dùng một hoặc cả hai tay để chống xuống sàn.

Ở thời điểm 7 tháng tuổi, bé có thể ngồi thẳng mà không cần dùng tay chống, lúc đó trẻ đã có thể dùng hai tay để khám phá mọi thứ xung quanh và bé bắt đầu học cách xoay người, rướn người hoặc trườn, với tay để lấy thứ bé muốn trong khi ngồi.

Đến 8 tháng tuổi, đa phần các bé phát triển đúng trình tự như vậy đã có thể ngồi một cách vững vàng rồi!

Trẻ Mấy Tháng Biết NgồiBố mẹ cần hỗ trợ bé trong giai đoạn tập ngồi

Quá trình tập ngồi là một cột mốc phát triển quan trọng của bé sơ sinh, liên quan đến sự phát triển của cả cơ thể từ hệ thống xương sống, đầu, cổ và tay chân cùng chuyển động và nâng đỡ.

Lúc này cũng là giai đoạn bé có thể chuyển sang ăn dặm và có những thay đổi trong cảm nhận, cảm xúc. Vì vậy, bố mẹ nên hết sức lưu ý đến việc tập ngồi đúng cách cho trẻ tránh dẫn đến thương tổn cột sống.

Vậy, mẹ đã biết cách tập ngồi cho bé đúng chưa? Mẹ có thể tập cho con các bài tập cơ bản sau để hỗ trợ cho quá trình học ngồi của con nhanh hơn:

Mẹ nên lưu ý từ những lần tập ngồi đầu tiên của bé nếu nhận thấy tay bé không đủ sức chống đỡ khi nhoài người về phía trước thì mẹ chưa vội cho bé tập ngồi. Từ tháng thứ 4, bố mẹ nên cho trẻ nằm sấp lên tấm thảm mềm dưới sàn nhà hoặc trên bụng, ngực của mẹ.

Thông thường tư thế này khiến bé không thoải mái vì bị chèn ép phần bụng và bé chưa chủ động điều khiển được phần đầu, hai tay hay cơ thể mình. Bố mẹ có thể dùng đồ chơi để giúp bé tập nâng phần đầu và cổ bằng cách đưa các vật có màu sắc trước và phía trên đầu bé để bé ngước nhìn theo.

Đến giai đoạn trẻ có thể dùng hai tay để nâng đầu và ngực lên khỏi sàn nhà nghĩa là đã hoàn thành phần tập cổ và đầu. Tiếp theo, cần cho bé ngồi dựa lưng vào đệm hoặc để người bé dựa vào mẹ nhằm luyện tập cơ lưng và giúp bé quen với tư thế ngồi.

Khi mới tập ngồi bé có thể lắc lư và có thể ngã sau vài phút, bố mẹ cần chèn gối mềm xung quanh để giữ an toàn cho bé. Trong lúc ngồi, bố mẹ có thể tập xoay đầu, cổ cho bé bằng cách dùng đồ chơi treo phía trước hoặc di chuyển để bé hướng mắt theo. Lúc này, bé có thể còn dùng tay để giữ thăng bằng nên chưa thể với theo hay nắm đồ chơi cho đến khoảng tháng thứ 8. Lúc này, bé đã tự mình ngồi vững vàng và ngồi lâu, mẹ nên chơi cùng bé hoặc đặt đồ chơi xung quanh bé.

Một bài tập khác là mẹ hãy giúp bé lăn tròn nhé, mẹ chỉ cần đặt bé nằm ngửa rồi nhẹ nhàng đẩy bé hoặc nâng khăn, thảm phía dưới lưng bé nằm để đẩy người bé sang một bên, thực hiện nhiều lần cho đến khi bé có thể nhận biết cách tự cuộn người. Đây cũng là một động tác quan trọng giúp bé xoay người và ngồi dậy sau này.

Một lưu ý nhỏ là không cho bé dùng dụng cụ hỗ trợ ngồi quá nhiều vì trẻ không học được cách tự vận động hay giữ thăng bằng, gây khó khăn cho các quá trình học bò và đi sau này của bé. Bố mẹ cũng cần để mắt đến con trong hầu hết các tháng này để tránh bé bị té, ngã. Khi di chuyển bằng xe hơi, không nên cho trẻ ngồi trên ghế xe hơi thay vào đó là ghế dành riêng cho trẻ.

Trẻ chậm biết ngồi có sao không? Nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng khi trẻ 9 tháng chưa biết ngồi hay trẻ 10 tháng chưa biết ngồi. Nếu bé vẫn phát triển theo đúng trình tự các giai đoạn nhưng không nhanh và “đúng ngày đúng tháng” như trẻ khác thì bố mẹ cũng không nên quá lo lắng vì mỗi bé có một tốc độ phát triển khác nhau, các bé sinh non hoặc sinh ra bị còi xương, thiếu cân, suy dinh dưỡng sẽ chậm biết ngồi hơn những trẻ khác. Tuy nhiên nếu bé mãi vẫn chưa có những dấu hiệu chuyển sang giai đoạn mới thì nên đưa bé đi khám.

Ngược lại bố mẹ cũng không nên tập ngồi cho bé quá sớm khi não và các cơ quan hoạt động chưa phát triển toàn diện có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Những tháng đầu cột sống của trẻ còn quá yếu ớt nhưng phải chống đỡ cả phần thân trên sẽ dễ gây đau lưng hoặc nghiêng vẹo cột sống về sau. Vì vậy, chọn thời điểm thích hợp để tập ngồi cho bé là điều quan trọng.

Kết luận

Ở những tháng đầu của trẻ sơ sinh, mỗi một lần bé cười, lật, ngồi, bò đều là những dấu ấn quan trọng của bé cũng như của bố mẹ. Bài viết hy vọng giúp bố mẹ đã tìm ra đáp án cho câu hỏi “Trẻ mấy tháng biết ngồi?” để mỗi ngày đồng hành cùng con lớn lên đều là những ngày vui và đáng nhớ.

Nguồn tham khảo:

https://www.marrybaby.vn/nuoidaycon/tremaythangbietngoi#cachluyentapchobengoi

https://www.marrybaby.vn/nuoidaycon/5biquyetdaybetapngoi

https://www.healthline.com/health/parenting/whencanbabiessitup#TOC_TITLE_HDR_1

 

5/5 - (1 vote)