Sinh con ra là lúc cha mẹ bắt đầu ngóng từng ngày, mong con lớn, biết cười, biết ăn, biết nói, biết gọi bố, gọi mẹ và rồi được bằng bạn bằng bè. Do vậy, trẻ mấy tháng biết nói là câu hỏi được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bởi ngôn ngữ phát triển thể hiện bộ não đang phát triển tốt. Sau đây, mời phụ huynh cùng tìm hiểu để biết những vấn đề liên quan đến phát triển ngôn ngữ trẻ và biết trẻ mấy tháng tuổi thì biết nói.
Trẻ mấy tháng biết nói?
Trẻ bao nhiêu tháng biết nói?
Từ khi lọt lòng cho đến khi biết nói, trẻ phải trải qua những mốc quan trọng để phát triển ngôn ngữ ở trẻ như sau:
- Giai đoạn từ 0 đến 3 tháng tuổi:
Từ khi vừa được sinh ra, bé chỉ phát ra được âm thanh bằng tiếng khóc, sau rồi phát ra âm thanh mà không phải khóc. Đến 3 tháng tuổi, bé bắt đầu biết cười, biết phản ứng nét mặt (cười, khóc, giật mình) và cử động thân thể. Ở giai đoạn này, bé sẽ có thể phát ra những âm thanh nhẹ khi được người lớn nói chuyện.
- Giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi:
Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu cố dùng âm thanh của mình. Trẻ có thể phát những âm thanh khi ở một mình như “a”, “ba”.. khi muốn thể hiện những cảm giác khác nhau của bé, bé cũng có thể ném đồ vật nhỏ đang cầm trên tay, hành động như muốn bắt chước những cử chỉ của người lớn.
Trẻ 8 tháng nói chuyện với thú bông
- Giai đoạn từ 6 đến 9 tháng tuổi
Thời gian này bé có thể phát nhiều âm hơn, âm thanh khác nhau lặp lại và kéo dài như “aa”, “ê ê”,“ma ma”, cười có tiếng rõ ràng. Khi này, chân tay liên tục tạo ra hành động hoặc những âm thanh như gây sự chú ý hoặc những việc trẻ không thích thay vì khóc. Bé có thể bắt chước hành động như vỗ tay, vẫy tay hoặc ê a khi có người nói chuyện với bé.
- Giai đoạn từ 9 đến 12 tháng tuổi:
Chuỗi âm thanh bé phát ra kéo dài hơn và có vẻ giống như tiếng nói của người lớn. Bé có những cử chỉ nét mặt như ho, nhăn mặt và thích bắt chước những hành động kết hợp âm thanh. Ở giai đoạn này, bé có thể phát âm để liên hệ với người lớn khi được nói chuyện, hỏi chuyện.
- Giai đoạn từ 12 đến 15 tháng tuổi:
Ở tuổi này, bé đã rất thích thú khi được nói chuyện, ngữ điệu của bé tốt hơn, có thể đưa đồ vật cùng với việc tạo âm thanh để cho người xung quanh chú ý đến bé. Ngữ điệu của bé làm mẹ có thể nhận biết như bé đang muốn hỏi hoặc trả lời gì đó.
- Giai đoạn từ 15 đến 18 tháng tuổi:
Ở tuổi này, trẻ có thể biết sử dụng những từ như “không”, “chào”, “ba ba”, phát ra âm thanh kèm những cử chỉ như vẫy tay hay với tay, nhoài người ra, bé cũng có thể ê a theo âm điệu những bài hát quen thuộc của trẻ nhỏ, kỹ năng bắt chước tốt và có thể lặp lại những từ cuối khi người lớn nói với trẻ.
- Giai đoạn từ 18 đến 24 tháng tuổi:
Ở giai đoạn này, trẻ có thể biết khoảng 25 từ thông dụng như các đồ vật, con vật dễ gọi như “bò”, “bê”, “bà”, “chào tạm biệt”, có thể hỏi hoặc từ chối. Bé đã có thể nói được cụm 2 từ và dùng từ không ngẫu nhiên.
- Giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi:
Đến giai đoạn này, trẻ đã có thêm được nhiều từ (khoảng 50 từ khi 2,5 tuổi và khoảng 200 từ khi đến 3 tuổi). Trẻ đã có thể kết hợp câu 2 3 từ hoặc nhiều hơn, có thể hiểu được “con”, “cháu”, “ông”, “bà”, có thể kể lại một chuyện gì đó với chủ đề đơn giản (như mách khi bị bắt nạt) và câu chuyện bé kể cũng dễ hiểu hơn.
Căn cứ vào những mốc phát triển về ngôn ngữ ở trẻ bình thường, phụ huynh sẽ có thể biết trẻ mấy tháng biết nói tới mức nào và so sánh, đối chiếu với con mình để biết bé biết nói khi nào và tình trạng phát triển ngôn ngữ của bé nhà mình có gì bất thường hay không.
Trẻ biết nói khi nào và cần lưu ý những dấu hiệu nào?
Trẻ mấy tháng biết nói? Khi trẻ ở giai đoạn từ 12 đến 24 tháng tuổi, phụ huynh cần lưu ý khi trẻ có những dấu hiệu như: không sử dụng điệu bộ, cử chỉ như vẫy tay chào khi 12 tháng tuổi; thích dùng cử chỉ tay để giao tiếp khi đã 18 tháng tuổi, khó khăn trong việc hiểu những yêu cầu đơn giản như câu hỏi “con uống nước không”, “lấy cho mẹ cái chổi”…
Khi trẻ đến giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi, phụ huynh nên cho trẻ đi khám ở cơ sở y uy tín nếu trẻ có dấu hiệu như:
- Không thể tự phát ra âm thanh hoặc cụm từ mà chỉ có thể bắt chước âm thanh hoặc cử chỉ hành động.
- Chỉ có thể phát một số âm hoặc từ lặp đi lặp lại, không thể trò chuyện ngoài những nhu cầu thiết yếu của trẻ.
- Trẻ không thể thực hiện đúng hoặc không tuân thủ những chỉ dẫn, hướng dẫn đơn giản từ người lớn.
- Trẻ có giọng nói bất thường, nói ngọng nhiều, giọng ồm ồm hoặc the thé hoặc âm thanh như giọng mũi hoặc như những tiếng con vật trong phim.
- Những từ bé phát ra rất khó hiểu hoặc không thể hiểu được. Bình thường trẻ em mấy tuổi biết nói? cha mẹ có thể hiểu được một nửa số từ trẻ nói ra khi trẻ 2 tuổi và người lạ cũng có thể hiểu được những từ trẻ nói khi trẻ lên 4 tuổi.
Trẻ biết nói sớm có thông minh không?
- Một số trẻ phát triển ngôn ngữ rất nhanh so với những giai đoạn trên khiến bé biết nói sớm hơn và nói nhiều hơn. Khi này, nhiều phụ huynh lại đặt câu hỏi “trẻ nhanh biết nói có thông minh không?”. Ngoài việc phát triển ngôn ngữ theo những giai đoạn độ tuổi, trẻ có thể phát triển ngôn ngữ sớm hơn do cách chăm sóc hoặc do những nhu cầu học hỏi của bé, rất khó để nói trẻ biết nói sớm có thông minh không. Cụ thể là nhà khoa học Albert Anhxtanh đã không thể nói chuyện cho đến khi ông 3 đến 4 tuổi mà vẫn thông minh xuất chúng.
Trẻ biết nói sớm thường ham học hỏi
- Dấu hiệu dự đoán một đứa trẻ thông minh như: ngợm hơn những trẻ khác, trí nhớ siêu tốt, thích hỏi. Trẻ thích hỏi, thích tìm hiểu sẽ khiến bé nhanh biết nói, nói được nhiều hơn và nhanh hơn những trẻ cùng lứa và đây cũng là lý do để trẻ biết nói sớm.
- Trẻ mấy tháng biết nói được xem là biết nói sớm? Khi trẻ thích hỏi, thích tìm hiểu nhiều hơn thì có thể phát triển ngôn ngữ nhanh hơn các giai đoạn phát triển thông thường. Do vậy, trẻ nói nhanh hay không còn phụ thuộc vào giai đoạn nào bé thích hỏi, thích tìm hiểu nhiều hơn.
- Nguyên nhân khiến trẻ chậm biết nói
Việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ có thể theo từng mốc tuổi nhưng trẻ mấy tháng biết nói còn phụ thuộc vào một trong số những nguyên nhân sau không:
- Lưỡi hoặc vòm miệng có vấn đề
- Tai trẻ không chuẩn, không rõ hoặc có vấn đề liên quan đến thính giác
- Bé ít có cơ hội giao tiếp, tiếp xúc với người xung quanh, vốn từ quá ít
- Chậm nói do bị biến cố tâm lý nào đó.
Trẻ mấy tháng biết nói? Trẻ chậm nói phải làm thế nào?
Trẻ mấy tuổi biết nói? Khi trẻ 2 tuổi chưa biết nói từ 2 âm trở lên và không thích dùng ngôn ngữ để diễn tả những điều mình muốn; hoặc những trẻ 3 tuổi chưa biết nói những câu đơn giản từ 3 đến 4 âm trở lên và không thể kể được những sự việc đơn giản như khi bị mắng, bị bắt nạt, bị ngã… thì có thể bé đã chậm nói.
Khi cảm nhận thấy khả năng phát triển ngôn ngữ ở trẻ chậm hơn so với tuổi, phụ huynh cần để ý và giúp trẻ tập nói nhanh hơn bằng những cách sau:
- Khi trẻ từ 6 tháng tuổi, mẹ hãy tìm đọc cho trẻ nghe những câu chuyện có nội dung đơn giản, ngộ nghĩnh, có những hành động, cử chỉ để trẻ có thể bắt chước, những hình ảnh hay vật dụng để trẻ có chạm tay vào.
Cho trẻ thực hành để trẻ nhanh biết nói
- Đặc biệt, với những trẻ 15 tháng chưa biết nói, mẹ nên chơi với trẻ nhiều hơn, hạn chế cho bé chơi các thiết bị điện tử, điện thoại và những món đồ chơi công nghệ thông minh.
- Khi trẻ 16 tháng chưa biết nói thì cha mẹ cần phải để ý xem những biểu hiện đi kèm như bé có chú ý nghe được những hướng dẫn của người lớn không. Trẻ 16 tháng tuổi biết nói những gì? Đối với với những trẻ phát triển ngôn ngữ bình thường thì ở giai đoạn này, bé đã có thể nói được 2 đến 3 từ liên tiếp như “pa pa”, “ma ma”, “con bò”, “con gà”…
- Mẹ hãy thường xuyên để ý và giải thích những hiện tượng, sự việc xảy ra xung quanh bé để bé có thêm vốn từ, đặc biệt là đối với những trẻ 17 tháng chưa biết nói hoặc hoặc nói rất hạn chế so với tuổi do hạn chế vốn từ.
- Đối với trẻ 18 tháng chưa biết nói phải làm sao? Thông thường bé ở giai đoạn từ 18 đến 24 tháng tuổi, bé đã có vốn từ kha khá, có thể nói được tên của các con vật nuôi trong nhà.
- Nhiều mẹ tỏ ra rất lo lắng khi trẻ 19 tháng chưa biết nói gì nhiều, đến khi trẻ 20 tháng chưa biết nói những từ đơn giản như “uống nước”, “con đái”, “chào”, “bye bye” và đến khi trẻ 21 tháng chưa biết nói tên những con vật dễ phát âm như “con bò”, “con gà”. Mẹ hãy kiểm tra xem có phải bé chậm nói do ít tiếp xúc với môi trường không và hãy giúp bé bổ sung vốn từ bằng cách nói chuyện nhiều với bé, cho bé lặp đi lặp lại, hát cho bé nghe những bài hát đơn giản dành cho trẻ nhỏ, chỉ cho bé tên các con vật, đồ vật sẵn có trong nhà…
Kết luận
Vấn đề học nói ở trẻ nhỏ tuy có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất ở trẻ nhưng có thể là một trong những cản trở khả năng học hỏi và phát triển trí tuệ của trẻ. Do vậy, phụ huynh không nên quá lo lắng vấn đề trẻ mấy tháng biết nói. Tuy nhiên, nếu bé có biểu chậm nói bất thường thì cha mẹ nên chú ý cho bé đi khám để phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Hãy sớm “tìm tiếng nói về cho con” để con tìm hiểu những thú vị xung quanh con và để con phát triển toàn diện cha mẹ nhé!.
Tài liệu tham khảo
https://viknews.com/vi/giadinh/daycon/tremaythangbietnoi.html
https://www.vinmec.com/vi/tintuc/thongtinsuckhoe/dauhieudienhinhcanhbaotrechamnoi/
https://vn.theasianparent.com/tremaythangbietnoi
https://www.parents.com/toddlerspreschoolers/development/growth/whendotoddlersstarttalking/