Chăm sóc bé yêu luôn là một công việc khó khăn, đặc biệt là những lúc bé bị đau ốm thì bố mẹ lại càng vất vả hơn. Trong các bệnh thường gặp của bé, căn bệnh đau mắt luôn là nỗi lo hàng đầu. Khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ, mẹ phải làm gì để bé mau khỏi và không gặp phải các biến chứng nguy hiểm?
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ được hình thành do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, phế cầu, tụ cầu gây ra, hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc cấp. Đây là một căn bệnh phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất hay mắc vì các bé có hệ miễn dịch chưa ổn định.
Thời điểm trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ thường là bắt đầu từ mùa hè đến cuối mùa thu. Khi đó, thời tiết từ nắng nóng nhưng lại mưa nhiều, độ ẩm không khí cao và cũng là lúc giao mùa nên bệnh dịch rất dễ bùng phát.
Lúc chuyển mùa, cơ thể con người và nhất là những trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là những người nhạy cảm với thời tiết rất nên dễ bị mệt mỏi, sức đề kháng yếu nên dễ bị nhiễm bệnh. Vì thế, khi trẻ bị đau mắt đỏ, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý để chăm sóc sức khỏe cho con yêu.
Sức đề kháng của trẻ còn yếu nên dễ bị nhiễm bệnh đau mắt đỏ
Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị lây đau mắt đỏ nếu trong gia đình có người đang bị bệnh mà lại không cẩn thận, để bệnh lây lan trong quá trình chăm sóc cho bé. Việc để lẫn lộn đồ dùng như khăn mặt, quần áo của bé với đồ dùng của những thành viên khác, đặc biệt là người bị bệnh, đồng thời lại không rửa tay sạch sẽ khi vệ sinh, tắm rửa cho trẻ,… đều là nguyên nhân khiến trẻ bị mắc bệnh.
Một nguyên nhân nữa khiến trẻ bị đau mắt đỏ đó là do dị ứng với thời tiết hoặc thức ăn. Nhãn cầu của con người vốn được bao phủ bởi một màng mỏng bên ngoài còn gọi là kết mạc. Khi có một tác nhân kích thích màng này, mắt có thể bị kích ứng, trở nên ngứa, sưng tấy, đỏ và chảy nước.
Tình trạng này được gọi chung là viêm kết mạc hoặc đau mắt đỏ. Chính vì vậy, về mặt y khoa, trẻ bị dị ứng mắt cũng là một hình thức của bệnh đau mắt đỏ.
Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ có nguy hiểm không?
Nhiều bậc cha mẹ lo lắng không biết trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ có nguy hiểm không? Thực ra, bố mẹ cũng không nên lo lắng quá khi con bị đau mắt đỏ. Bởi lẽ, đây là một chứng nhiễm trùng thường gặp ở mắt của bé. Do lúc sinh ra mắt bé bị chất lỏng trong tử cung của mẹ như máu, dịch ối,… chảy vào mắt.
Cũng có nhiều trường hợp do bố mẹ vệ sinh kém gây ra. Thậm chí có nhiều bé bị rỉ đùn dính với lông mi bít chặt kín mi mắt bé. Nếu không được vệ sinh kịp thời, rỉ khô sẽ đóng tảng lại khiến bé rất khó khăn và bị đau khi mở mắt ra. Có trường hợp bé sơ sinh bị nhiễm trùng nặng, rỉ đùn có màu vàng, đặc quánh như mủ và tình trạng này kéo dài 3-5 ngày không khỏi khiến bé khó chịu vô cùng.
Những căn bệnh về mắt như: mắt đổ ghèn nhiều, viêm kết mạc mắt, viêm tắc tuyến lệ, đau mắt đỏ,… khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường dễ lây lan thành dịch. Nguy hiểm hơn, trẻ sơ sinh bị đau mắt nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, có nguy cơ suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa sau này.
Dấu hiệu nào giúp mẹ nhận biết trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ?
Để phòng chống bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh, bố mẹ cần nhận rõ những dấu hiệu như mí mắt bị sưng, sụp xuống, tròng mắt của bé chuyển sang màu đỏ. Đây là dấu hiệu thường thấy và dễ nhận biết nhất của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh.
Mắt bé khi ngủ dậy thường có nhiều ghèn (gỉ) màu xanh hoặc vàng, đặc. Khi mắc bệnh, mắt bé trở nên đỏ, khó chịu, mí mắt bé rất khó mở ra, thậm chí còn bị dính vào nhau. Hơn nữa, các bé thường bị chảy nước mắt mặc dù không hề có bụi dính vào.
Ở các bé bị bệnh nặng, mẹ sẽ thấy có màng trong mắt bé. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn trầm trọng, bé có triệu chứng phồng mí mắt hoặc rất nhạy cảm với ánh sáng. Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ có thể kèm theo triệu chứng sốt nhẹ, có hạch ở góc hàm, quấy khóc, chảy nước mũi,…
Vậy, khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ phải làm sao? Việc chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ đối với bố mẹ chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Đặc biệt, phải thật cẩn thận khi chăm sóc những vùng xung quanh mắt của bé.
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ chưa bao giờ là một việc dễ dàng
Cách chữa đau mắt đỏ hiệu quả cho trẻ sơ sinh không cần dùng thuốc
Trẻ nhỏ khi mới sinh rất dễ bị lây nhiễm chất bẩn hay vi khuẩn có hại vào mắt. Bởi vậy, khi mới lọt lòng, trẻ thường được bố mẹ nhỏ thuốc phòng bệnh vào mắt như dung dịch nitrat bạc. Tuy nhiên, nitrat bạc cũng không trừ diệt được một số vi trùng như trùng bệnh nấm chlamydia, cho nên trẻ thường được nhỏ thêm thuốc kháng sinh như cycline.
Một trong những biện pháp khắc phục tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh phổ biến, hiệu quả nhất là sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) có bán sẵn tại các hiệu thuốc tây. Nước muối sinh lý sẽ có khả năng làm dịu mắt của bé cũng như làm sạch các tạp chất do nhiễm trùng gây ra nhờ vào tính năng khử trùng dạng nhẹ.
Một phương pháp chữa đau mắt đỏ an toàn, hiệu quả cho trẻ tại nhà đó là dùng khoai tây tươi. Thực tế, khoai tây tươi có khả năng hoạt động tương tự như một loại thuốc giảm đau tự nhiên sẽ giúp giảm kích ứng cho mắt bé.
Bố mẹ có thể dùng khoai tây để điều trị đau mắt đỏ cho trẻ sơ sinh như sau: Rửa sạch khoai tây rồi gọt vỏ, dùng dao sắc cắt một lát mỏng. Đặt một lát khoai tây lên mí mắt bị nhiễm trùng của bé, sau vài phút lấy ra.
Hoặc bố mẹ cũng có thể nghiền khoai tây và đắp lên mắt trẻ (giống như đắp mặt nạ) trong 5–10 phút. Có thể lặp lại nhiều lần sẽ có hiệu quả bất ngờ. Lưu ý, bố mẹ nên sử dụng khoai tây tươi sống để đắp cho trẻ.
Sử dụng khoai tây tươi để đắp khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ
Bên cạnh đó, mật ong nguyên chất cũng được nhiều người sử dụng mật ong như một liệu pháp thiên nhiên để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ hay bị nhiễm trùng mắt. Bố mẹ có thể tiến hành dùng mật ong trị đau mắt cho bé theo các bước như sau:
Lấy 1/4 chén mật ong nguyên chất và một lượng nước ấm vừa phải đem hòa với nhau. Sau đó, sử dụng ống nhỏ giọt tiệt trùng, nhỏ nhẹ nhàng từ 1–2 giọt mật ong lên mỗi mí mắt của trẻ, để như vậy khoảng 10 – 15 phút rồi rửa sạch, lau khô. Làm như vậy vài lần, mắt trẻ sẽ giảm đau, giảm sưng và hết ghèn.
Đồng thời, bố mẹ cũng biết rằng sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bên cạnh đặc tính nuôi dưỡng trẻ với nhiều dưỡng chất tuyệt vời, sữa mẹ còn có khả năng kháng khuẩn và chữa được bệnh. Với sự xuất hiện của colostrum và kháng sinh có trong sữa non, sữa mẹ sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, trị được chứng bệnh đau mắt đỏ.
Không chỉ là phương pháp truyền miệng trong dân gian, các sĩ cũng khuyến nghị các bậc cha mẹ nên dùng sữa mẹ để chữa đau mắt đỏ cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ được dùng như một lớp “thuốc” thoa ngoài da cho trẻ. Mẹ hãy vắt sữa ra vài giọt và thoa lên cả hai mí mắt của bé sơ sinh từ 2–3 lần mỗi ngày.
Cha mẹ nên dùng sữa mẹ để chữa đau mắt đỏ cho trẻ sơ sinh
Cách thoa cũng rất đơn giản, mẹ có thể nhỏ trực tiếp hoặc đựng sữa mẹ trong ly rồi dùng ống nhỏ giọt lên mí mắt bé. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thoa đều lên cả hai mắt cho bé. Làm như vậy sẽ tránh được tình trạng lây nhiễm từ mắt bị bệnh sang mắt khỏe mạnh.
Bố mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ?
Nếu chẳng may trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ, bố mẹ nên nhỏ mắt cho bé hàng ngày. Trong trường hợp này, nước muối sinh lý 0,9% là lựa chọn an toàn nhất cho các bé sơ sinh. Bố mẹ nên nhỏ mắt cho bé ít nhất là 3 lần/ngày vào các buổi sáng, trưa, tối trước hoặc sau khi ngủ để tránh gỉ mắt tiết ra dầy, cộm gây ngứa ngáy cho bé.
Bên cạnh đó, mẹ cần dùng bông gòn hoặc giấy ẩm thấm muối sinh lý hoặc nước sạch để lau sạch ghèn ở mắt cho bé. Cho trẻ nằm nghiêng sang một bên, rồi mới tiến hành lau ghèn cho bé để tránh ghèn rơi lại vào trong mắt. Mẹ nên lau sạch ngay khi ghèn còn ướt, không để đến khi ghèn đóng khô, cứng lại mới lau vì như vậy bé sẽ bị đau.
Đồng thời, mỗi khi chăm sóc trẻ, bố mẹ cần rửa tay sạch sẽ, lau khô. Đặc biệt trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt cho bé, mẹ cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Tuyệt đối không để trẻ dùng chung đồ với các thành viên khác trong gia đình để tránh lây nhiễm bệnh.
Các đồ dùng của trẻ như khăn, gối, quần áo cần được giặt sạch bằng xà phòng và nước sạch, phơi ngoài nắng hàng ngày để tiệt trùng. Mặt khác, khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ, nếu không có việc gì cần thiết, bố mẹ không nên đưa bé đến những nơi đông người.
Bố mẹ cần lưu ý, khi trẻ sơ sinh bị lây đau mắt đỏ, tuyệt đối không xông mắt cho trẻ bằng những nguyên liệu như lá trầu không. Bởi lẽ, đôi mắt của trẻ sơ sinh vốn rất nhạy cảm, hơi nóng từ lá trầu có thể khiến cho trẻ đau mắt càng nặng hơn. Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp trên được 5 ngày mà tình trạng đau mắt đỏ của trẻ vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí, mắt trẻ ngày càng đỏ và sưng hơn, có màng mắt, rỉ mắt có màu vàng đậm hoặc xanh, bé sốt cao, quấy khóc liên tục,… thì bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ tuy là một căn bệnh thông thường, có thể khỏi trong một vài ngày nhưng cũng rất dễ gây nguy hiểm cho bé nếu không được chăm sóc kỹ. Bố mẹ hãy nhớ đảm bảo việc vệ sinh và điều trị cho bé đúng cách để bé không gặp phải các biến chứng nhé.
Nguồn tham khảo:
- https://eva.vn/lam-me/cach-cham-soc-khi-tre-so-sinh-bi-dau-mat-do-giup-be-nhanh-khoi-c10a326909.html
- https://www.marrybaby.vn/benh-tre-em/benh-dau-mat-o-tre-so-sinh
- https://www.babycenter.com/0_pinkeye-conjunctivitis-in-babies_10875.bc