Updated at: 20-09-2020 - By: admin

Trẻ sơ sinh bị khô môi không phải là vấn đề hiếm gặp ngày nay. Trong quá trình chăm con, nếu nhận thấy bé có dấu hiệu bị khô môi thì mẹ cần sớm giúp bé khắc phục tình trạng này. Tuy không phải là vấn đề quan trọng nhưng khô môi có thể là triệu chứng của bệnh lý, mẹ tuyệt đối không nên xem nhẹ nhé.

Trẻ Sơ Sinh Bị Khô Môi Có Đáng Lo Ngại? Khắc Phục Như Thế Nào? 1

1. Những nguyên nhân nào dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị khô môi

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà trẻ sơ sinh rất hay bị khô môi. Mẹ hãy khoan nôn nóng tìm cách khắc phục cho trẻ bị khô môi. Việc biết được nguyên nhân khiến bé yêu rơi vào trường hợp này sẽ giúp mẹ có cách phục hiệu quả hơn. Thế thì đâu là nguyên nhân khiến bé bị khô môi?

a. Bé bị mất nước

Dấu hiệu cho thấy bé đang bị thiếu nước đó chính là môi khô. Nhiều chị em nghĩ rằng việc không cho bé uống nước chính là nguyên nhân khiến bé bị thiếu nước dẫn tới khô môi. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Bộ Y Tế Thế Giới thì trẻ em không cần phải uống nước trong 6 tháng đầu tiên nếu được bú mẹ hoàn toàn. Do đó, bé bị khô môi có thể vì bé đã ngậm bắt vú không đúng cách, do sữa mẹ không đủ cung cấp nước hoặc bé uống sữa công thức.

Mặt khác, tình trạng khô môi ở trẻ sơ sinh có thể do thói quen mút và liếm môi thường xuyên của các bé. Thói quen này sẽ khiến các bé bị mất nước nhiều hơn dẫn đến tình trạng khô môi.

b. Bé đang trong quá trình lột da

Bạn nhận thấy trẻ sơ sinh khô môi và cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, nếu bé đang trong giai đoạn lột da thì triệu chứng khô môi không phải là vấn đề đáng lo ngại. Vì hầu hết các trẻ sơ sinh đều sẽ bong tróc một ít da kèm theo khô môi.

c. Bé bị dị ứng

Vì làn da của trẻ sơ sinh còn rất non nớt và mỏng (chỉ bằng ⅕ làn da người lớn) nên da bé vô cùng nhạy cảm khi gặp phải các chất kích thích. Bé có thể bị kích ứng do sử dụng thuốc, do ngửi mùi thuốc lá, do mẹ dùng kem dưỡng da cho bé không phù hợp dẫn đến khô môi.

d. Bé bị thiếu dưỡng chất

Bé bị khô môi có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang bị thiếu chất. Thế thì trẻ bị khô môi thiếu chất gì? Nếu thiếu vitamin A và vitamin B sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng khô môi, thậm chí nứt nẻ môi.

e. Bé bị khô môi do thời tiết

Nếu để ý bạn sẽ nhận thấy nếu nằm máy lạnh quá lạnh lâu ngày hoặc thời tiết hanh khô sẽ khiến bé dễ bị khô môi hơn.

f. Bé đang mắc phải bệnh lý

Khô môi có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy bé đang mắc phải các bệnh lý. Chẳng hạn như bé khô môi, tay chân sưng, sốt, phát ban, mặt đỏ ngầu, mắt kết vảy,… thì có thể bé đang bị bệnh Kawasaki. Khi đó, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám. Tuy nhiên mẹ đừng lo lắng vì tình trạng này vốn rất hiếm gặp.

Bên cạnh đó, nếu bé bị sốt hoặc bị bệnh kiết lỵ thì rất dễ bị mất nước dẫn đến khô môi nên mẹ cần chú ý.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị khô môi. Việc biết được nguyên nhân sẽ giúp mẹ có cách ngăn ngừa và khắc phục khô môi hiệu quả cho bé.

Trẻ Sơ Sinh Bị Khô Môi Có Đáng Lo Ngại? Khắc Phục Như Thế Nào? 2

2. Trẻ sơ sinh bị khô môi có đáng lo ngại?

Trẻ sơ sinh có biểu hiện khô môi có đáng lo ngại?
Mẹ đừng quá lo lắng nhé, vấn đề khô môi ở trẻ sơ sinh không phải là vấn đề hiếm gặp. Vấn đề khô môi ở trẻ hoàn toàn có thể dễ dàng khắc phục. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng nên chủ quan vì nếu không sớm khắc phục chứng khô môi, môi bé có thể bị nứt nẻ không chỉ gây khó chịu mà còn khiến bé bị đau đớn.

Mặt khác, nếu trẻ bị khô môi là dấu hiệu của việc thiếu nước hay bệnh lý mà không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé. Thế nên mẹ đừng xem nhẹ việc này nhé.

3. Khắc phục tình trạng khô môi ở bé như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị khô môi phải làm sao? Đây là lúc Healthyblog.net cùng mẹ tìm ra cách khắc phục tình trạng khô môi thường thấy ở trẻ nhỏ. Cách trị khô môi cho bé không khó, mẹ cùng tìm hiểu nhé.

a. Bổ sung nước cho bé

Như đã đề cập ở trên, một trong những nguyên nhân chính khiến bé bị khô môi đó chính là do thiếu nước. Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, mẹ có thể cho bé bú sữa mẹ thường xuyên hơn. Mặt khác, sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể tốt cho bé. Vì vậy, mẹ có thể thoa sữa mẹ lên môi bé cũng giúp điều trị tình trạng khô môi cực hiệu quả.

Trẻ trên 6 tháng đã bắt đầu ăn dặm và tập uống nước. Do đó, mẹ có thể cho bé uống thêm nước để chữa khô môi. Đặc biệt là trong giai đoạn bé bị sốt hay bị bệnh kiết lỵ, tiêu chảy thì càng cần bổ sung nước mẹ nhé.

b. Dưỡng ẩm cho môi

Ngoài cách bổ sung nước cho bé nêu trên, mẹ cũng có thể kết hợp các cách dưỡng ẩm để làm mềm môi bé, tránh tình trạng nứt nẻ môi gây đau đớn. Mẹ có thể dưỡng ẩm môi cho bé bằng các cách sau đây:

  • Sử dụng vaseline là một cách quen thuộc để dưỡng ẩm da cho bé một cách an toàn. Mẹ có thể thoa một ít vaseline lên làn môi của bé trước khi bé đi ngủ để khắc phục tình trạng khô môi. Các thành phần của vaseline vốn rất lành tính nên được nhiều chị em tin dùng để khắc phục khô môi ở trẻ sơ sinh.
  • Tinh dầu dừa cũng là một gợi ý mà mẹ có thể nghĩ đến để trị khô môi cho bé. Bạn biết đấy, tinh dầu dừa giúp dưỡng ẩm da tốt không chỉ cho người lớn mà cả trẻ nhỏ nên bạn hoàn toàn có thể an tâm thực hiện cho bé nhé. Thoa một ít dầu dừa lên môi bé nhiều lần trong ngày sẽ nhanh chóng đạt hiệu quả điều trị khô môi.
  • Khi môi bạn bị khô, bạn có thể sử dụng son dưỡng môi để dưỡng ẩm cho môi. Hiện nay, trên thị trường cũng có một số loại son dưỡng ẩm cho môi được sản xuất dành riêng cho bé. Mẹ có thể tìm mua một loại tốt, có uy tín để dùng cho bé nhé.

c. Sử dụng máy tạo độ ẩm

Thêm một cách trị khô môi ở trẻ nhỏ đó chính là sử dụng máy tạo độ ẩm. Máy tạo độ ẩm sẽ giúp giữ không khí ở nhiệt độ thích hợp, tránh tình trạng thời tiết hanh khô gây nứt nẻ môi ở trẻ nhỏ.

Với các cách khắc phục cho trẻ bị khô môi nêu trên, mẹ chắc chắn có thể giúp bé yêu sớm khắc phục tình trạng khô môi thường gặp. Trường hợp bé bị khô môi kéo dài trị không khỏi kèm các triệu chứng khác, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra để đảm bảo an toàn cho bé nhé.

Trẻ Sơ Sinh Bị Khô Môi Có Đáng Lo Ngại? Khắc Phục Như Thế Nào? 3

4. Phòng bệnh khô môi cho bé như thế nào?

  • Để phòng tình trạng trẻ bị khô nứt môi, mẹ nên thực hiện các việc sau đây nhé:
    Thứ 1, giữ ấm cho cơ thể bé chính là cách phòng khô môi hiệu quả. Khi thời tiết lạnh khô hay các bé thường nằm máy lạnh rất dễ bị khô môi, vì vậy, mẹ lưu ý tránh để bé quá lạnh và nên mặc ấm cho bé khi đi ngủ nhé.
  • Thứ 2, cung cấp đủ nước cho bé bằng cách cho bé bú mẹ thường xuyên. Nếu bé đã ăn dặm hay có uống sữa công thức thì nên được uống nước với lượng vừa phải để tránh khô môi.
  • Thứ 3, cung cấp thêm nhóm thực phẩm giàu vitamin B, A và kẽm để bé không bị khô môi. Nếu bé đang bú mẹ thì mẹ cũng cần bổ sung các thực phẩm này.

Tin rằng với các cách phòng tránh nêu trên, nếu mẹ chủ động phòng khô môi cho con từ sớm thì bé sẽ không rơi vào tình trạng khô môi khó chịu này.

Healthyblog.net rất vui khi được chia sẻ với mẹ các thông tin về vấn đề trẻ sơ sinh bị khô môi. Mong ước những kiến thức chúng tôi mang lại thực sự giúp ích cho các chị em trong quá trình làm mẹ và chăm con tốt nhất.

 

Rate this post