Nấc cụt là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Triệu chứng này hay xảy ra vào bất cứ thời điểm nào và gặp ở mọi lứa tuổi. Đối với người lớn, nấc cụt khá là khó chịu. Vậy còn với trẻ sơ sinh bị nấc thì sao? Bé có cảm thấy khó chịu không? Nếu nấc cụt nhiều có làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé hay không và hướng giải quyết vấn đề này như thế nào? Các mẹ có con nhỏ hãy tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé.
Nấc cục là một triệu chứng có thể xảy đến với trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị nấc vì nguyên nhân gì?
Hiện tượng nấc cụt thường xảy ra bất chợt, khó có thể biết trước. Đối với các em bé sơ sinh, tình trạng nấc cụt có thể xuất hiện khi bé ăn, bé chơi đùa hay sự thay đổi của thời tiết. Tuy vậy, các chuyên gia đều xác định nguyên nhân phần lớn khiến trẻ nấc là do người lớn.
- Vì trẻ còn nhỏ và yếu nên cơ thể rất dễ bị nhiễm lạnh. Chính vì vậy, việc ủ ấm thường xuyên là rất cần thiết. Nhưng để giữ ấm tốt cho bé, ba mẹ cũng cần tìm hiểu và thực hiện cho đúng. Việc ủ ấm sai cách có thể dẫn đến tình trạng không hay khác, chẳng hạn như nấc cụt. Khi ủ ấm không đúng, các khí ở bên trong cơ thể sẽ bị trào ngược ra gây nên nấc cụt.
- Một lý do khác cũng làm cho trẻ dễ dàng bị nấc cụt chính là cách uống sữa hằng ngày. Khi bé uống quá nhiều sữa, lượng sữa dư thừa được đưa vào trong cơ thể có thể ngưng tụ lại do dạ dày của bé không thể tiêu hóa được hết. Lâu dần, hệ tiêu hóa của bé sẽ trở nên suy yếu và không thể tiêu hóa được tốt như lúc đầu. Hơn nữa, nếu sữa bé uống vào là sữa lạnh thì khí trong cơ thể sẽ bị ngừng trệ, không thể lưu thông. Điều này làm cho lượng khí tăng giảm không đều gây nên hiện tượng trào ngược khí. Cũng từ những việc làm này, bé sẽ hay bị nấc cụt.
- Bên cạnh đó, việc bé uống sữa quá nhanh hay mẹ cho bé uống sữa liền ngay khi bé mới khóc xong đều có thể làm cho bé nghẹt thở và nấc cụt.
Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc?
Cũng như người lớn, trẻ sơ sinh cũng có thể bị nấc. Hiện tượng nấc thường xảy ra ngẫu nhiên ở bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, khoảng thời gian mà bé dễ bị nấc nhất là trong 3 tháng đầu sau khi sinh. Vì nhiều lý do mà trẻ có thể sẽ thường xuyên bị nấc cụt. Trong số đó, phải kể đến hoạt động của cơ hoành. Khi hoạt động co thắt của cơ quan này xảy ra không kiểm soát và hay ngắt quãng, lượng khí mà bé hít vào sẽ đột nhiên bị ngưng lại và làm cho thanh môn bị đóng kín. Từ đó, bé sẽ xuất hiện tình trạng nấc cụt.
Bên cạnh đó, triệu chứng nấc cụt cũng là một loại phản xạ từ khi bé còn trong bụng mẹ. Để giúp cho các cơ hô hấp được vận hành một cách tốt nhất sau khi bé chào đời, phản xạ của thần kinh phế vị cần được tạo thành. Cho nên, bé sinh ra sẽ hay bị nấc. Nếu mẹ thấy rằng bé chỉ nấc trong 2-3 phút và xảy ra vài lần mỗi ngày thì có thể yên tâm vì đây là điều hoàn toàn bình thường.
Trẻ sơ sinh bị nấc và trớ
Vì cơ hoành và cơ liên sườn bị co thắt không tự chủ và ngắt quãng liên tục khiến cho thanh môn đột ngột đóng kín lại nên đã tạo nên hiện tượng nấc cụt. Với các trẻ sơ sinh, tần số nấc cụt có thể có thường từ 4-60 lần trong một phút. Trường hợp này còn xảy nhiều hơn khi bé bú xong sữa. Vì vậy, tình trạng nôn trớ ở các bé do nấc sẽ hay xuất hiện. Việc trớ sữa ra như vậy không những làm cho bé thấy khó chịu mà sức khỏe của bé còn có thể bị ảnh hưởng.
Bé thường dễ bị nôn trớ vì nấc cụt sau khi uống sữa
Hơn nữa, nếu nấc cụt nhiều và thường xuyên bị trớ sữa, cơ thể bé có thể sẽ bị thiếu nhiều dưỡng chất quan trọng. Vốn dĩ chứng nấc cụt gây ra không ít phiền toái, khó chịu ở người lớn chúng ta. Nên có thể dễ hiểu nếu nhiều bố mẹ có suy nghĩ rằng con mình khi bị nấc chắc chắn sẽ có cảm giác y như vậy. Nhưng thực tế thì hoàn toàn khác, bé thường không bị ảnh hưởng nhiều bởi những cơn nấc cụt thế này và vẫn có thể ngủ ngon bình thường. Hiếm có trường hợp nào cho thấy hơi thở của bé gặp vấn đề khi nấc.
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không?
Vấn đề nấc cụt căn bản là hiện tượng tự nhiên, hoàn toàn bình thường của con người. Nó chỉ xảy ra khi cơ hoành hoạt động co thắt không đều và không kiểm soát làm cho thanh môn đột nhiên đóng lại. Ngay cả ở trẻ sơ sinh, cách vận hành này cũng giống như vậy. Hơn nữa, khoảng thời gian mà bé nấc chỉ xảy ra vài lần trong một ngày, mỗi lần như vậy cũng chỉ từ 2 đến 3 phút. Do đó, sức khỏe của bé vẫn được ổn định, giấc ngủ của bé cũng không bị gián đoạn hay bị làm phiền gây tỉnh giấc. Tuy nhiên, nếu bé bị nấc cụt quá nhiều có thể gây nên không ít khó chịu làm cho bé quấy khóc và hay bị trớ sữa sau khi bú. Vì vậy, để giúp bé nhanh hết nấc, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng các cách chữa hợp lý.
Trẻ sơ sinh bị nấc nhiều
Tùy vào từng bé mà cơn nấc có thể xảy ra nhiều hoặc ít và ở những thời điểm khác nhau. Nhưng tất cả trường hợp đều có một điểm chung là không hề nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. Đây thực chất chỉ là một hiện tượng vô cùng bình thường. Nhiều mẹ có thể chưa biết nấc cụt vốn xuất hiện từ khi bé chưa chào đời và kéo dài suốt những tháng đầu sau sinh. Những cơn nấc đều là những phản xạ tự nhiên của hệ thần kinh giúp hệ hô hấp được hoạt động trơn tru. Thông thường, sau khi uống sữa hay nhiệt độ bị thay đổi đột ngột, tư thế thay đổi đều dẫn đến tình trạng nấc cụt ở trẻ. Số lần mà trẻ nấc cụt thường là vài lần trong một ngày, mỗi lần xảy ra vài phút. Nhưng cũng có thể nhiều hơn tùy vào thể trạng của mỗi bé sơ sinh.
Trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có sao không?
Vì nấc nhiều có thể ảnh hưởng tới việc ăn uống hằng ngày của bé, làm cho bé hay bị nôn trớ nên nhiều mẹ có đôi phần lo lắng. Tuy nhiên, mọi người cần biết rằng nấc cụt không gây hại mà chỉ là một hiện tượng hoàn toàn bình thường mà bé nào cũng sẽ trải qua. Nấc cụt và hệ hô hấp có liên quan đến nhau. Mục đích có sự xuất hiện của nấc cụt chỉ là giúp cho bé hô hấp tốt hơn. Cho nên, các mẹ có thể an tâm rằng sức khỏe của bé vẫn được ổn định. Dù vậy, nấc suốt thì có thể làm cho bé khó chịu và làm đảo lộn sinh hoạt. Do đó, mẹ nên tìm hiểu hoặc tham khảo từ các chuyên gia, bác sĩ để có được hướng trị nấc thích hợp, hiệu quả.
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt phải làm sao?
Dù chứng nấc cụt không gây nên điều gì nghiêm trọng hay nguy hiểm tới tính mạng của bé nhưng nó vẫn có thể kéo theo không ít phiền toái và khó chịu. Ở mức độ thường xuyên hơn, trẻ có thể quấy khóc liên tục. Vì vậy, mẹ sẽ cần một số giải pháp giúp bé đỡ nấc:
- Việc ăn quá no bụng là một trong những lý do khiến bé dễ nấc. Cho nên, sau khi bú sữa xong, mẹ nên bế bé theo hướng thẳng dậy và cho phần cằm của bé tựa vào vai. Khi đã có được tư thế phù hợp, mẹ bắt đầu vuốt nhẹ lưng cho bé. Chú ý là nên làm liên tục như vậy cho đến khi bé đã hết nấc thì mới dừng lại. Cách làm này có thể tạo cảm giác dễ chịu cho bé và nhanh hết bị nấc.
Sau khi cho bé bú sữa xong, mẹ nên vuốt nhẹ lưng để bé tiêu hóa dễ dàng hơn và không bị nấc
- Nếu bé đã lớn hơn và có chút cứng cáp, mẹ có thể dùng sữa hoặc nước để cho bé uống. Uống thành từng ngụm nhỏ khoảng 8 lần với bé trai và 9 lần với bé gái. Đây là một cách làm dân gian mà nhiều người hay sử dụng.
- Ngoài ra, giờ giấc cho bé ăn cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng nấc cụt của trẻ. Để bé hạn chế được chứng nấc cụt này, mẹ không nên đợi đến khi bé quá đói mới cho bé ăn và cũng không nên để bé bú sữa quá no. Các khoảng thời gian cho bé ăn uống trong ngày cần được chia ra hợp lý, mỗi bữa không nên cách nhau quá xa.
- Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thay đổi tư thế bú sữa của bé. Để tránh bé bú quá nhanh, không kịp nuốt hay bị sặc, mẹ cần nâng đầu bé lên hoặc kê thêm khăn cho cao hơn một chút ở phần đầu.
- Thêm nữa, để tránh cho khí lọt vào cổ họng của bé quá nhiều gây nấc cụt, bình sữa cho bé sử dụng cần có phần đầu núm thích hợp, không nên quá to hay quá nhỏ.
- Mát xa cũng là một giải pháp hữu hiệu giúp bé hết nấc cụt. Với cách làm này, mẹ cần để bé đứng thẳng, dựa vào người mình. Sau đó, dùng tay mát xa từ phần dưới lưng lên đến vai một cách nhẹ nhàng, chậm rãi. Động tác này thực hiện liên tục trong một vài phút cho đến khi bé hết nấc.
Mẹo chữa trẻ sơ sinh bị nấc
Chứng nấc cụt căn bản không phải là bệnh và không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Cho nên, việc điều trị nấc không cần phải uống thuốc. Thay vào đó, mẹ có thể tham khảo một số mẹo hay, có hiệu quả cao dưới đây để giảm các cơn nấc cụt cho bé:
Uống nước hoặc bú sữa
Mẹ lấy nước sôi để nguội múc từng muỗng nhỏ cho bé uống hoặc có thể cho bé bú sữa nhưng phải đảm bảo cho bé uống từ từ, chậm rãi. Nếu không bé có thể bị sặc hoặc nghẹt thở.
Lấy tay bịt lại lỗ tai hay hai cánh mũi của trẻ
Với cách làm bịt lỗ tai, bạn dùng hai ngón tay để bịt lại trong 30 giây. Làm liên tục như vậy đến khi bé đã hết nấc thì dừng lại. Một phương pháp bạn cũng có thể thử là khép hai cánh mũi. Cách này cần thực hiện đồng thời khép cánh mũi với bịt miệng của bé trong vài giây. Liên tục như vậy trong 10-15 lần, trẻ sẽ dứt được cơn nấc cụt. Ngoài ra, bạn cũng có thể gãi lên môi hoặc mang tai để trị nấc cho bé.
Vỗ nhẹ lưng
Việc vỗ nhẹ lưng chính là giúp bé ợ hơi nhanh hơn sau khi ăn, ngăn chặn được cơn nấc hình thành. Vì thế, mỗi khi trẻ uống sữa xong, mẹ có thể vỗ từng vào lưng bé. Để đảm bảo tính hiệu quả, động tác thực hiện cần dứt khoát và nhẹ nhàng.
Ăn đường
Để đánh lừa được hệ thần kinh thực quản và giảm nấc, vị ngọt của đường sẽ rất hữu hiệu. Nhưng cách làm này chỉ có thể dùng cho những bé đã được 2 tuổi trở lên. Còn những bé nhỏ hơn thì không nên áp dụng.
Ăn mật ong
Không chỉ có đường, mật ong cũng là một thực phẩm giúp bé nhanh hết cơn nấc. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh và những bé dưới 1 tuổi thì không thể ăn mật ong vì dễ bị ngộ độc. Vì thế, chỉ những bé đã lớn mới có thể sử dụng mật ong trị nấc.
Đổi tư thế uống sữa của bé
Việc thay đổi tư thế bú bằng cách kê cao đầu một chút sẽ giúp lượng khí bé nuốt vào được ít hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần kiểm tra đầu núm của bình sữa xem thử nó có quá to hay bị rách không. Phần núm vú to có thể làm tăng lượng không khí tràn vào.
Thực hiện thao tác ợ hơi cho trẻ
Bé thường sẽ bị đầy hơi khí sau khi bú sữa no. Tình trạng đầy hơi có thể làm cho bé bị nấc cụt. Cho nên, mẹ có thể giúp bé ợ hơi, nhanh tiêu bằng cách vỗ lưng nhẹ nhàng một vài phút. Đảm bảo rằng bé sẽ tiêu hóa tốt hơn, ợ được và không bị nấc.
Uống nước từ hạt cây hồi
Phương pháp này chỉ có thể sử dụng cho những bé đã lớn. Mẹ có thể rắc ít hạt hồi vào một chén nước đã đun sôi rồi đợi 15 phút. Đến khi nước nguội bớt có thể uống được thì lấy cho bé uống.
Với những bé lớn hơn, mẹ có thể dùng hạt cây hồi pha thành nước cho bé uống để giảm nấc
Kết luận
Nấc cụt không phải là một căn bệnh nguy hiểm hay gây ra những tác động xấu đến sức khỏe mà nó chỉ là một hiện tượng bình thường có thể tự hết. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh thì có thể kéo dài lâu hơn nhưng không hề quá nghiêm trọng. Nhưng để giúp cho trẻ sơ sinh bị nấc có thể giảm bớt tình trạng, mẹ vẫn có thể thực hiện các biện pháp như trên. Như vậy thì mẹ sẽ yên tâm và bé cũng được thoải mái hơn.
Xem thêm:
Trẻ Sơ Sinh Bị Ho, Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Phòng, Lời Khuyên Từ BS
Nguồn tham khảo
- https://www.marrybaby.vn/su-phat-trien-cua-tre-so-sinh/mach-me-cach-chua-nac-cho-tre-so-sinh
- https://gonhub.com/tre-so-sinh-bi-nac-cut.html
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/321932.php?sr
- https://www.babycentre.co.uk/x1048439/how-can-i-get-rid-of-my-newborn-babys-hiccups