Updated at: 14-09-2020 - By: admin

Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ không phải là vấn đề hiếm thấy. Khi bị viêm da mủ, bệnh không chỉ gây khó chịu cho bé mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do đó, bố mẹ cần nắm được nguyên nhân, dấu hiệu, các phòng và điều trị bệnh này để giúp bé yêu nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Trẻ Sơ Sinh Bị Viêm Da Mủ, Mẹ Nên Làm Gì Là Tốt Nhất? 1

1. Bệnh viêm da mủ là gì?

Viêm da mủ là bệnh viêm da do làn da bị vi khuẩn hay các ký sinh trùng tấn công. Bệnh viêm da mủ được chia thành hai nhóm chính như sau:

Viêm da mủ do tụ cầu khuẩn

Viêm da mủ do liên cầu khuẩn

Bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh rất thường thấy ở trẻ nhỏ. Đây là bệnh do biến chứng xuất phát từ các bệnh viêm da thông thường. Bé bị bệnh viêm da không được chữa trị kịp thời hoặc đúng cách thì bệnh trở nặng thành viêm da mủ. Nếu bệnh viêm da mủ vẫn không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

2. Ảnh hưởng của bệnh viêm da mủ ở trẻ nhỏ

Bệnh viêm da mủ sẽ có những ảnh hưởng nào trên trẻ nhỏ chẳng may mắc bệnh này? Sau đây là một số tác động tiêu cực của bệnh viêm da mủ:

  • Bệnh gây đau đớn, ngứa ngáy khiến trẻ nhỏ vô cùng khó chịu.
  • Vì bé cảm thấy khó chịu, đau đớn nên sẽ thường xuyên quấy khóc, ngủ không ngon giấc, ăn uống kém hơn bình thường vì mệt mỏi.
  • Viêm da mủ là căn bệnh có ảnh hưởng đến thẩm mĩ của bé ở thời điểm hiện tại thậm chí là lâu dài nên bạn không biết cách chăm sóc, điều trị phù hợp cho bé.

Chính vì những ảnh hưởng nêu trên của bệnh viêm da mủ ở trẻ em có thể gây hại về mặt sức khỏe tinh thần, ảnh hưởng sức khỏe thể chất cũng như tính thẩm mĩ cho bé nên mẹ tuyệt đối không nên chủ quan hay xem thường căn bệnh này.

Trẻ Sơ Sinh Bị Viêm Da Mủ, Mẹ Nên Làm Gì Là Tốt Nhất? 2

3. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm da mủ

Theo thông tin đến từ Bệnh Viện Da Liễu thì bệnh viêm da mủ đang có xu hướng tăng cao trong thời gian gần đây. Tỷ lệ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc bệnh này chiếm đến 90%. Thế thì, nguyên do nào khiến cho tình trạng viêm da mủ xảy ra ở trẻ nhỏ phổ biến như vậy?

Làn da của trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng và vô cùng non nớt. Làn da của bé mỏng chỉ bằng ⅕ làn da người lớn. Do đó, làn da non nớt của trẻ sơ sinh rất dễ bị các vi khuẩn tấn công. Mặc khác, sức đề kháng của các bé còn rất yếu nên khả năng mắc bệnh viêm da cũng vì thế mà cao hơn. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị viêm da mủ:

  • Bé bị kích ứng da do mặc quần áo với các loại vải thô cứng hay áo quần chất liệu lạ như vải len, vải dạ dễ gây dị ứng.
  • Trẻ hay ra mồ hôi nhưng không được vệ sinh sạch sẽ cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm da.
  • Việc đóng tã thường xuyên khiến da bé bị ẩm ướt, không sạch và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
  • Nếu mẹ không tắm bé đúng cách, bé không được vệ sinh sạch sẽ cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm da mủ.
  • Trẻ tiếp xúc với khói bụi, hóa chất khiến da bị viêm. Bệnh viêm da không được điều trị đúng cách dẫn đến bệnh viêm da mủ.
  • Phòng ngủ quá bí bách, quá ngột ngạt cũng là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bé.

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, trẻ em bị bệnh, bị suy nhược hay bị còi sẽ có sức đề kháng kém và dễ bị mắc bệnh viêm da mủ hơn.

4. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da mủ

Viêm da mủ ở trẻ nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách có thể ảnh hưởng ngày càng nặng hơn. Do đó, mẹ cần sớm nhận biết bệnh viêm da mủ ở con nếu bé chẳng may mắc phải. Sau đây là một số dấu hiệu để nhận biết trẻ đang bị mắc căn bệnh về da này.

a. Đối với viêm da mủ do tụ cầu khuẩn

  • Ở đầu, trán, lưng, gáy hay cằm của bé, tại các chân lông có dấu hiệu sưng đỏ, sau đó chuyển sang mụn nhỏ. Mụn sẽ khô sau vài ngày và để lại vảy tiết trên da. Sau đó vảy tiết này sẽ bong ra. Thông thường, bệnh viêm nang lông nông này không để lại sẹo (đôi khi để lại sẹo nhỏ) nhưng gây ngứa ngáy khó chịu.
  • Nếu mẹ nhìn thấy lỗ chân lông của bé sưng tấy, nổi mụn đỏ cứng và nếu nặn có thể chảy mủ ra. Mụn có thể nổi thành từng đám hoặc nổi rải rác khắp nơi. Khi đó có thể bé đang bị viêm nang lông sâu. Vị trí thường bị là ở cằm, đầu, gáy của bé. Bệnh này sẽ khiến bé ngứa ngáy và khả năng nhiễm khuẩn cao hơn.
  • Bé nổi các mụn nhọt sưng to gây đau đớn. Khi đinh nhọt vỡ ra sẽ nhìn thấy nhiều ngòi. Đây là dấu hiệu cho thấy bé bị viêm nang lông. Một số bé có thể bị sốt khi bị viêm da mủ dạng này. Vị trí thường gặp là gáy, lưng, mông. Bệnh thường gây đau nhức rất khó chịu cho bé.

b. Đối với viêm da mủ do liên cầu

  • Bạn quan sát thấy trên da bé xuất hiện những bọng nước, sau đó trở thành bọng mủ đục. Mụn mủ nếu vỡ sẽ tiết dịch vàng, nếu nặn sẽ thấy máu màu đỏ tươi. Đây là một viêm da mủ gọi là chốc.
  • Chốc có thể xuất hiện ở toàn thân, dễ lây và có thể kèm theo sốt. Bé bị chốc rất ngứa ngáy, đau rát và khó chịu.
  • Viêm da mủ do liên cầu có thể là hăm kẽ. Dấu hiệu nhận biết là tại các vị trí như kẽ mông, kẽ cổ, kẽ bẹn,… xuất hiện các đám đỏ, vùng da rớm dịch. Bé sẽ cảm thấy rất xót và đau rát khi bị hăm kẽ.
  • Chốc mép cũng là một phần của viêm da mủ ở trẻ sơ sinh do liên cầu. Hai kẽ mép sẽ bị rớm dịch, đóng vảy vàng gây khó chịu và khiến bé gặp khó khăn khi bú.Trẻ Sơ Sinh Bị Viêm Da Mủ, Mẹ Nên Làm Gì Là Tốt Nhất? 3

5. Điều trị bệnh viêm da mủ ở trẻ em như thế nào?

Vì trẻ sơ sinh bị viêm da mủ gây ngứa ngáy và đau nhức khiến bé vô cùng khó chịu. Do đó, điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh chính là quan tâm hàng đầu của mẹ. Sau đây là một số vấn đề mẹ cần thực hiện để giúp bé yêu sớm thoát khỏi căn bệnh gây đau đớn này.

  • Nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám chuyên môn. Các bác sĩ sẽ kiểm tra, xét nghiệm để xác định bé bị viêm da mủ do nguyên nhân gì, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp. Thông thường, các bé sẽ được cho thuốc bôi và thuốc kháng sinh phù hợp cho từng vị trí bệnh của bé.
  • Tắm rửa sạch sẽ cho bé: Ngoài việc bôi thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Các chị em cũng sẽ được căn dặn vệ sinh sạch sẽ cho bé. Bởi cớ, khi không vệ sinh thân thể sạch sẽ, các vi khuẩn sẽ khiến bệnh viêm da của bé càng thêm nặng hơn.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm da cho bé cũng là cách giúp bé nhanh thoát khỏi căn bệnh viêm da mủ ở trẻ em.
  • Trẻ bị viêm da mủ cần kiêng các loại thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, thịt đỏ, sữa và các sản phẩm làm từ sữa, trứng, thức ăn nhiều dầu mỡ. Mẹ cũng nên tăng cường các món ăn giàu vitamin A, E, B và các loại cá giàu omega 3 vì những thực phẩm này sẽ giúp vết thương của bé nhanh hồi phục.
  • Cách li bé với các chất kích thích như: hóa chất, bụi bẩn, thuốc lá, nước có gas,…
  • Cho bé ngủ ở nơi thoáng mát, tránh để bé nằm ở nơi ẩm mốc. Mẹ cũng không nên mặc áo quần có các loại vải dễ gây kích ứng như len, dạ cho bé.

Chăm sóc và điều trị cho trẻ sơ sinh bị viêm da mủ đúng cách sẽ giúp bé nhanh chóng hồi phục. Ngoài ra, mẹ cũng nên phòng bệnh hơn trị bệnh cho bé nhé. Healthyblog.net kính chúc sức khỏe cho mẹ và bé.

 

Rate this post