Updated at: 29-03-2020 - By: admin

Do hệ tiêu hóa còn non yếu nên nhiều trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa, nôn trớ. Với hiện tượng này, cha mẹ không nên chủ quan mà cần phải chú ý quan sát cẩn thận. Bởi lẽ, triệu chứng này đôi khi còn có nguyên nhân từ việc bé bị thiếu canxi hay đang mắc phải một số bệnh lý về đường tiêu hóa.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa là hiện tượng gì?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa, gồng người, đỏ mặt,… là hiện tượng sinh lý khá bình thường của trẻ sơ sinh trong khoảng 3 tháng đầu. Việc vặn mình giúp cho bé thư giãn các cơ, có thể làm bé thoải mái hơn. Khi vặn mình, bé có thể kèm theo hiện tượng đỏ bừng mặt và nhăn mặt nhưng bé không khóc.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữaTrẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa là hiện tượng thường gặp

Với tình trạng nôn trớ, ọc sữa ở bé, các bậc cha mẹ cần biết rằng, đối với một cơ thể trưởng thành, trong kết cấu của hệ thống tiêu hóa luôn tồn tại một cái van ở trên cùng của dạ dày giúp đóng mở sao cho thức ăn không bị trào ngược từ trong dạ dày ra ngoài.

Nhưng đối với trẻ em, hệ tiêu hóa vẫn còn non yếu, các van này chưa phát triển và hoàn thiện hoạt động. Vì thế mỗi lần bé bú xong, ợ hơi thì ngoài không khí bé sẽ ợ kèm theo một chút sữa nữa.

Hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình và ọc sữa sẽ tự hết vào khoảng tháng thứ 6 khi bé đã bắt đầu ăn dặm. Lúc này, các van thực quản của bé cũng đã phát triển và vận hành một cách nhịp nhàng hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, khiến cho sức khỏe của bé bị ảnh hưởng thì cha mẹ cần chú ý để khắc phục kịp thời nhé.

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa?

 Vì sao trẻ hay vặn mình và gồng người?

Trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu tiên thường gặp phải hiện tượng vặn mình, gồng người và đỏ mặt tía tai,… nhưng chỉ xuất hiện trong vài ba phút rồi tự khỏi. Nhiều mẹ sẽ cho rằng đó chỉ là hiện tượng bình thường đối với trẻ sơ sinh vì bé vẫn ăn ngủ tốt và tăng cân đều.

Tuy nhiên, nếu hiện tượng gồng người, vặn mình đi kèm với một số biểu hiện khác như nôn trớ, thì đây thực sự là vấn đề bệnh lý nguy hiểm mà bé đang gặp phải.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữaTrẻ sơ sinh hay bị vặn mình, đỏ mặt tía tai có thể do thiếu vitamin D

Một số tác nhân khiến bé hay vặn mình, ưỡn người đỏ mặt, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như:

  • Do chỗ ngủ của bé không được thoải mái, bé nằm gối quá cao, phòng ngủ không thoáng khí.
  • Bé có thể vặn mình, ưỡn người, đỏ mặt và quấy khóc nếu bỉm tã của bé bị ướt vì điều này sẽ làm bé khó chịu.
  • Nhiệt độ trong phòng ngủ cũng là 1 trong những yếu tố quan trọng khiến bé hay vặn mình vì khó chịu.
  • Bé ăn hoặc bú quá no và đang bị đầy bụng, khó tiêu.
  • Nếu trong cơn vặn mình của trẻ sơ sinh thường kèm theo các dấu hiệu khó ngủ và ngủ ít, hay giật mình thức giấc giữa đêm, đổ nhiều mồ hôi, chậm tăng cân và rất khó tăng cân trong 3 tháng đầu sau sinh thì rất có thể trẻ đang bị thiếu hụt vitamin D.

Triệu chứng vặn mình, ưỡn người, đỏ mặt là do thiếu canxi máu sẽ thường gặp hơn ở những bé bị sinh non, chế độ dinh dưỡng kém. Những trẻ này thường xuyên có biểu hiện khác lạ như: dễ bị kích thích với âm thanh, thở khò khè, vặn mình hay nôn ói,…

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa, nôn trớ?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bé hay bị ọc sữa và hay nôn trớ. Ba nguyên nhân chủ yếu nhất đó là:

Do sai lầm trong cách chăm sóc trẻ và chế độ ăn uống:

  • Mẹ hay ép bé ăn hay bú sữa mẹ quá nhiều dẫn đến vượt ngưỡng.
  • Mẹ cho bé bú nằm hoặc chưa đúng tư thế, bé bú bình sai cách sẽ dẫn tới tình trạng hít quá nhiều không khí vào dạ dày.
  • Bé vừa ăn no xong, mẹ đã đặt bé nằm xuống ngay mà không thực hiện ợ hơi.
  • Mẹ quấn tã hoặc quần áo cho bé quá chặt.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữaBé hay bị ọc sữa có thể do sai lầm trong chế độ ăn uống

Các bệnh lý nội khoa:

  • Các bệnh lý nguy hiểm có liên quan đến hệ tiêu hóa như: tiêu chảy, lồng ruột, động ruột.
  • Bé bị viêm đường hô hấp trên hay các bệnh nhiễm trùng về thần kinh như viêm màng não mủ, viêm não.
  • Tình trạng tăng áp lực nội sọ do bị xuất huyết não vì giảm tỷ lệ Prothrongbin.
  • Hội chứng sinh dục thượng thận;
  • Bệnh rối loạn thần kinh thực vật, trào ngược dạ dày, co thắt môn vị.

Các bệnh lý ngoại khoa như:

  • Bé mắc phải các dị tật ở đường tiêu hóa: thoát vị hoành, hẹp phì đại môn vị, teo thực quản, hẹp tá tràng bẩm sinh,… Các nguyên nhân này sẽ dẫn đến tình trạng bé hay bị nôn trớ, ọc sữa trong ít ngày đầu khi mới sinh.
  • Bé bị bệnh tắc ruột, xoắn ruột với biểu hiện đi kèm với đó là tình trạng nhiễm trùng toàn thân, đại tiện bí, không thoát hơi được, khi đi ngoài trong phân có máu, bụng chướng, dịch dạ dày có màu nâu đen.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa có nguy hiểm không?

Trẻ bị ọc sữa, vặn mình, nôn trớ sau khi bú có thể do mẹ đã ép bé bú quá nhiều. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này đi kèm cả các triệu chứng khác thì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý.

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ, ọc sữa liên tục dù không bú hay ói ra rồi bú tiếp, bú xong lại ói thì rất có thể là do bé đang bị mắc các dị tật liên quan đến hệ tiêu hóa như hẹp tá tràng, hẹp thực quản.

Hiện tượng trẻ đang bú đột nhiên ói, đang bú bình thường tự nhiên khóc thét, ưỡn bụng, gồng mình, bụng có thể nổi phồng lên,… thường gặp ở trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi. Đây là những hiện tượng bệnh lý hết sức nguy hiểm và cha mẹ cần đưa bé ngay các đơn vị y tế có chuyên khoa Nhi để được cấp cứu và xử lý.

Với các trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ kèm theo giật mình, co giật, khóc thét trong lúc ngủ có thể là biểu hiện trẻ bị thiếu canxi. Mẹ cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống của bé sao cho phù hợp.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa, phải làm sao?

Đối với bé hay vặn mình, ưỡn người, đỏ mặt

  • Cha mẹ cần tạo một môi trường ngủ thật thoải mái cho trẻ, đảm bảo chỗ ngủ phải thoáng mát và đủ ánh sáng.
  • Cần kiểm tra quần áo, bỉm tã thường xuyên cho bé, mẹ nhé.
  • Nhiệt độ thích hợp đối với phòng ngủ của bé là từ 22 24°C.
  • Cho bé bú vừa đủ, không để bé quá đói và cũng không quá no.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé.
  • Nếu các biện pháp trên đều không có hiệu quả, bố mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay. Vì tình trạng nôn ói khi vặn mình quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Đối với bé bị ọc sữa, mẹ phải làm sao?

Đầu tiên, khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ, bố mẹ nên giữ bình tĩnh. Không được bế xốc trẻ lên mà phải để bé nằm nghiêng sang một bên. Sau đó mới nhẹ nhàng bế trẻ lên và lấy khăn để lau miệng cho trẻ.

Trong trường hợp bé bị ọc sữa lên mũi, bố mẹ cần vệ sinh mũi, cổ họng cho bé bằng nước muối sinh lý theo trình tự: vệ sinh miệng và họng trước, mũi sau.

Đồng thời, mẹ có thể áp dụng những cách sau:

  • Nếu bé bú bình, mẹ hãy làm đặc sữa và nên dùng loại bình có núm vú nhỏ. Tránh cho bé ăn sữa bằng thìa vì lúc này lượng không khí bé nuốt vào rất lớn, gây ọc sữa sau mỗi bữa ăn.
  • Thực hiện ợ hơi sau khi bú cho bé thật kỹ.
  • Tránh tuyệt đối việc cho bé nằm bú. Nên cho bé bú khi được bế với một độ dốc tương đối. Cần cho bé ngồi thẳng, có độ dốc để sữa xuôi xuống sau khi ăn.
  • Với những bé hay bị vặn mình, ưỡn người đỏ mặt và ọc sữa, nhất là hiện tượng co giật xảy ra nhiều trong lúc ngủ thì cha mẹ cần xem lại thực đơn dinh dưỡng của bé nhé.
  • Đối với những trẻ sơ sinh hay vặn mình, ọc sữa khi ngủ do giường ngủ của bé không thoải mái thì bố mẹ cần điều chỉnh lại môi trường ngủ cho bé sao cho phù hợp. Bởi lẽ, bé không được ngủ đủ giấc sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trí não và thể chất sau này.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữaBố mẹ cần điều chỉnh lại môi trường ngủ cho bé sao cho phù hợp

Mẹ có thể thử một số phương pháp dân gian khi trẻ mới bị ọc sữa như sau:

  • Dùng gừng tươi: thái gừng thành lát mỏng, bố và mẹ lần lượt mỗi người ngậm từng lát. Sau đó, bố sẽ hà hơi vào vùng ngực, cổ, bụng và rốn của bé. Mẹ thì hà hơi vào vùng lưng và sau gáy của bé. Thực hiện trong vòng 3 ngày, mỗi lần hà hơi 36 cái thì sẽ trị khỏi được tình trạng ọc sữa cho bé.
  • Dùng đọt tre: Khi trẻ bị nôn trớ, bố mẹ hãy tìm những đọt tre bỏ vào ấm nước đun sôi rồi để nguội, sau đó đem cho bé uống thay cho nước lọc hàng ngày. Theo dân gian thì nên dùng con trai 7 đọt, còn nếu con gái là 9 đọt.

Nếu đã tiến hành các biện pháp trên nhưng vẫn không khắc phục được, thậm chí bé còn bị nôn trớ nhiều hơn thì cha mẹ nên cho bé đến khám bác sĩ ngay để biết rõ tình trạng sức khỏe của bé, từ đó, đưa ra các giải pháp phù hợp.

Kết luận

Chắc hẳn các bậc cha mẹ đã biết mình phải làm gì khi trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa. Đây có thể là một dấu hiệu bệnh lý, vì vậy cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để nhận được sự tư vấn và lời khuyên hữu ích từ bác sĩ chuyên khoa nhé.

Nguồn tham khảo:

  • https://www.kidsplaza.vn/blog/tre-so-sinh-hay-van-minh-va-oc-sua-non-tro-nguyen-nhan-va-cach-tri.html
  • https://sokitium.com/be-hay-van-minh-do-mat-va-oc-sua-me-phai-lam-gi/
  • https://www.babycentre.co.uk/x554826/my-baby-frequently-vomits-whats-causing-this

 

Rate this post