Updated at: 06-05-2020 - By: admin

Trong suốt thời gian “nằm cữ”, hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình, quấy khóc khi ngủ khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Vậy hiện tượng này bắt nguồn từ đâu, có biểu hiện và cách chữa trị như thế nào?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ

Trước hết, bố mẹ cần hiểu rằng trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa là biểu hiện bình thường. Bởi lẽ, các bé chưa làm quen với môi trường bên ngoài, đồng thời các tế bào thần kinh chưa biệt hóa. Khi đó, vỏ não và thể vân chưa phát triển và hoạt động dưới vỏ não vẫn chiếm ưu thế. Do đó, trẻ sẽ có các dấu hiệu múa vờn, rướn mình, vận động tay chân liên tục.

Đây cũng chính là phản ứng của vỏ não có xu hướng lan tỏa khi não bị kích thích. Hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình xuất hiện từ vài tuần tuổi tới 2 tháng tuổi, kết thúc khi trẻ được 3 – 4 tháng.

Trẻ hay vặn mìnhTrẻ sơ sinh hay vặn mình, quấy khóc bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân

Vậy nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình? Nguyên nhân dễ thấy nhất của hiện tượng này đó là do nơi ngủ của trẻ không được thoải mái, ấm áp. Nếu phòng ngủ của trẻ có quá nhiều ánh sáng hoặc tiếng ồn cũng khiến bé sơ sinh hay vặn mình ngủ không ngon giấc.

Cũng có khi trẻ bị đói cũng có biểu hiện đầu cựa quậy, vặn mình, uốn người,… Hơn nữa, việc trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn kèm theo mặt đỏ cũng không có gì đáng ngại vì đây là biểu hiện của việc bé đang rặn tiểu hoặc rặn ị mà thôi.

Đồng thời, môi trường xung quanh khiến bé không thoải mái như: tã bị ướt, vé tè dầm, quần áo quá chặt,… cũng khiến bé vặn mình. Ngoài ra, nếu bé gặp phải những tổn thương ngoài da do mẩn ngứa, nóng rát hoặc toàn thân bé bị côn trùng cắn cũng khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình là biểu hiện rất đỗi bình thường, bố mẹ không nên lo lắng quá vì hiện tượng này sẽ hết khi trẻ được 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh vặn mình nhiều kèm theo các biểu hiện ọc sữa, ra mồ hôi trộm, đánh hơi, gồng mình, quấy khóc nhiều thì đó là biểu hiện của chứng thiếu Vitamin D, canxi hoặc các bệnh về đường tiêu hóa cần phải đi gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và cách chăm sóc hợp lý nhé.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ có biểu hiện như thế nào?

Biểu hiện trẻ sơ sinh hay vặn mình và khó ngủ vô cùng đa dạng, có thể chia thành 2 nhóm như sau:

  •  Biểu hiện trẻ vặn mình sinh lý: Trẻ sơ sinh thường gồng người vặn mình, mặt đỏ bừng lên và kết thúc trong vài phút. Hiện tượng này thường bắt đầu từ khi mới sinh và đến tháng thứ 2, 3 thì dừng hẳn. Trẻ vẫn ăn ngủ tốt, hàng tháng lên cân bình thường thì không có gì đáng lo ngại.
  •  Biểu hiện trẻ vặn mình do bệnh lý: Hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi và ọc sữa, kèm theo các biểu hiện như ra mồ hôi trộm, ngủ không sâu giấc, hay giật mình quấy khóc,… thì có thể là do trẻ bị thiếu canxi hoặc hệ tiêu hóa không tốt.

Trẻ hay vặn mìnhTrẻ bị thiếu canxi hoặc hệ tiêu hóa không tốt cũng hay vặn mình

Những cách chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh đơn giản mà hiệu quả

Đối với những biểu hiện bệnh lý của trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ, các bố mẹ không nên sử dụng các mẹo dân gian để chữa cho trẻ một cách tùy tiện. Cần phải đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân, kịp thời có cách chữa trị và chăm sóc phù hợp nhất.

Ngoài ra, với những biểu hiện sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh hay giật mình khóc đêm các mẹ có thể thay tã bỉm loại êm ái, thoáng mát hoặc mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt để trẻ ngủ ngon hơn. Bởi lẽ, một trong số những lý do khiến cho bé khó chịu, khi ngủ bé thường hay vặn mình như: tã bỉm bị ướt, quần áo không thoải mái, chật chội,… từ đó, giấc ngủ không được sâu.

Đồng thời, mẹ cũng nên kiểm tra nhiệt độ phòng của bé thật kỹ lưỡng, không để bé quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi vì nhiệt độ phòng và vệ sinh giường chiếu cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Phòng quá lạnh hoặc quá nóng sẽ khiến trẻ hay vặn mình khi ngủ, giấc ngủ không sâu và hay quấy khóc.

Khi trẻ sơ sinh hay giật mình khóc thét, mẹ cần xoa dịu, ôm bé vào lòng và vuốt ve nhẹ nhàng. Làm như vậy bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn, an toàn và dễ chịu hơn, khi đó sẽ ngủ ngon hơn.

Các bậc cha mẹ hãy cố gắng nhẹ nhàng, bình tĩnh, đừng lo lắng hay căng thẳng quá. Bởi sự căng thẳng của mẹ cũng sẽ gây ảnh hưởng tới bé, khiến tâm trạng của bé “bất an” theo. Nếu trẻ quấy khóc, giật mình, các mẹ chỉ cần bế bé lên, dỗ dành nhẹ nhàng và để bé nghe tiếng của mẹ để cảm thấy an toàn và yên tâm ngủ ngon.

Trẻ hay vặn mìnhÔm ấp, vuốt ve nhẹ nhàng cũng là một cách trị vặn mình ở trẻ

Hơn nữa, tình trạng thiếu canxi từ khi mới sinh ra sẽ dễ khiến bé có hiện tượng gồng mình đỏ mặt, dễ quấy khóc, vặn mình và ngủ không ngon giấc. Việc bố mẹ cần làm lúc này là tắm nắng thường xuyên cho bé. Làm như vậy sẽ giúp bé có được lượng Vitamin D cần thiết để tiến hành tổng hợp canxi cho cơ thể.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thời điểm tắm nắng cho bé tốt nhất là vào lúc 7-9 giờ sáng lúc bình minh vừa lên. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh tốt nhất chỉ nên tắm nắng từ 10 – 15 phút mỗi ngày. Khi tắm nắng cho trẻ, bố mẹ cần chú ý tìm nơi ít gió, ấm áp. Những hôm trời lộng gió hoặc quá lạnh thì mẹ cần tránh cho cho bé ra ngoài tắm nắng để khỏi bị cảm nhé.

Thông thường đối với trẻ bú mẹ, chế độ dinh dưỡng của mẹ rất quan trọng. Người mẹ ăn thứ gì thì con sẽ ăn thứ đó, vì vậy để giúp con yêu có đủ dưỡng chất và canxi, vitamin, kẽm,… các mẹ hãy áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý.

Muốn vậy, các mẹ nên bổ sung những thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá hồi, cá ngừ, cá thu,… hay các loại cá nhỏ có thể ăn cả xương. Bên cạnh đó, các loại rau xanh, thịt, cá,… các mẹ cũng cần ăn đa dạng để trẻ sơ sinh phát triển tốt hơn.

Nếu đã áp dụng nhiều cách mà chứng vặn mình vẫn không đỡ, mẹ cần lưu ý đến các cảm xúc của con nhé. Bởi lẽ, hầu hết trẻ sơ sinh đều từng vặn mình. Đây cũng là 1 cách đơn giản để trẻ thư giãn các cơ bắp và các khớp xương khi đã phải nằm một chỗ quá lâu. Điều này cũng khá bình thường và phổ biến, nên mẹ chẳng cần lo lắng quá mức đâu.

Chứng vặn mình sẽ tự biến mất sau vài tuần hoặc tối đa là 3 tháng. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh hay vặn mình cũng có thể là một cách để bé “thể hiện cảm xúc” như bé đói và mệt, bé ướt tã, bé bị đau, bé khó chịu, bé không thoải mái,… hay đơn giản là muốn được ôm ấp, vỗ về. Chính vì vậy, mỗi khi thấy bé sơ sinh hay vặn mình ngủ không ngon giấc thì mẹ hãy thử “đọc vị” biểu hiện này, từ đó khắc phục ngay những nguyên nhân làm bé khó chịu.

Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh hay vặn mình đi gặp bác sĩ?

Có rất nhiều bố mẹ thường tin vào những mẹo chữa dân gian và áp dụng để chữa cho con mình mà không biết chính xác nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp chữa vặn mình được truyền miệng từ dân gian như xông hơi, tẩy lông trên lưng bé, chườm nóng, đắp lá,… rất được ưa chuộng.

Tuy nhiên, những bé sơ sinh có làn da cực kỳ non nớt cho nên các mẹ cần lưu ý rằng, tuyệt đối không sử dụng bất kỳ “mẹo” chữa vặn mình nào có thể gây ảnh hưởng đến bé nhé. Việc lấy lá trầu không chà lưng cho bé cũng cần tránh thực hiện, vì dễ dẫn đến những ảnh hưởng có hại với làn da mỏng manh của con.

Nếu bạn thật sự cảm thấy lo lắng vì chứng vặn mình đến đỏ mặt của con, hãy đến bác sĩ thay vì chọn những cách đắp lá hay chườm nóng không khoa học.

Khi trẻ gặp hiện tượng hạ canxi máu với biểu hiện là tăng kích thích thần kinh cơ, ngủ không yên giấc, hay giật mình, khi đó trẻ rất dễ bị kích thích tinh thần.

Khi trẻ có biểu hiện vặn mình, ọ ẹ, mẹ cần kiểm tra da của bé xem có bị viêm đỏ, loét hay nổi mẩn gì không. Đồng thời, trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt kèm thêm các biểu hiện như đổ mồ hôi trộm, rụng tóc, và chậm lên cân, nôn mửa, hay nấc, quấy khóc,… thì cần phải đưa đi gặp bác sĩ ngay.

Trẻ hay vặn mìnhNếu thấy trẻ hay giật mình hoảng hốt thì cần phải đưa đi khám ngay

Đặc biệt, các mẹ hãy chú ý tới những vùng da có nếp gấp nằm ở bẹn, vùng kín, phần bắp tay, chân gần khuỷu, cổ của bé,… xem bé có bị viêm nhiễm, hăm đỏ, lở loét hay không. Nếu tình trạng trẻ giật mình, quấy khóc kèm theo nổi mẩn đỏ, hăm tã quá nhiều thì cha mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay để được hỗ trợ và tìm ra những hướng điều trị phù hợp nhất.

Đặc biệt, nếu trẻ hay vặn mình kèm các biểu hiện sốt cao, bỏ bú thì cha mẹ tuyệt không được tự ý bôi các loại thuốc dân gian cho trẻ mà phải đưa đến bệnh viện khám. Tình trạng da bé bị các tổn thương nhẹ như muỗi đốt, côn trùng cắn,… mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám để có biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời, giúp trẻ dễ chịu và ngủ ngon hơn.

Đối với tất cả những biểu hiện bệnh lý của trẻ sơ sinh hay vặn mình, bố mẹ không được tự ý chữa trị cho bé bằng những mẹo vặt dân gian mà phải đưa trẻ đi khám ở các cơ sở y tế hoặc bệnh viện. Còn đối với những biểu hiện sinh lý kèm theo tình trạng quấy khóc kéo dài và nếu trẻ chậm lớn, không lên cân thì cũng nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và biện pháp xử lý phù hợp nhất.

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Bị Tiêu Chảy Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Phòng

Nguồn tham khảo:

  • https://www.babycenter.com/0_baby-milestone-rolling-over_6504.bc

 

5/5 - (1 vote)