Tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ luôn là một vấn đề lớn đối với bất kỳ bậc phụ huynh nào. Bởi lẽ, mất ngủ không chỉ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ mà còn khiến mẹ mệt mỏi, khó chịu, dễ bị trầm cảm sau sinh. Vậy, tình trạng này do đâu mà ra, làm sao để cho bé dễ ngủ hơn?
Nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh khó ngủ?
Trẻ sơ sinh chưa quen với môi trường bên ngoài nên thường không ngủ xuyên đêm được. Trong 1-2 tháng đầu đời, bé sẽ ngủ từ 12 -18 tiếng mỗi ngày và không theo một quy luật nào cả. Chỉ đến khi được 6 tuần tuổi trở đi bé mới bắt đầu ngủ theo nếp. Từ 3 đến 6 tháng tuổi bé có thể ngủ theo thời gian nhất định do mẹ tạo ra. Khoảng 9 tháng tuổi, 80% các bé bắt đầu ngủ cả đêm.
Trong những tuần đầu sau sinh, nếu trẻ sơ sinh khó ngủ và hay giật mình thì mẹ có thể tìm hiểu các nguyên nhân để kịp thời khắc phục, giúp trẻ ngủ ngon hơn.
– Bé sơ sinh khó ngủ do bị thiếu canxi: Ở các bé bị thiếu canxi, còi xương cũng sẽ có dấu hiệu chậm mọc răng, rụng tóc hình vành khăn, hay ra mồ hôi trộm và khó ngủ. Hơn nữa, nếu bé không chịu ngủ mà quấy khóc, mẹ có thể xem bé bị đói hoặc cảm thấy khó chịu ở chỗ nào không. Đôi khi tã ướt, bé bị ốm, tâm trạng bị xao động, kích thích cũng khiến bé mất ngủ.
Bé sơ sinh khó ngủ có thể do bị thiếu canxi
- Phòng ngủ quá yên tĩnh: Việc tạo không gian yên tĩnh, tránh tiếng ồn cho giấc ngủ của con là cần thiết. Tuy nhiên, nếu không gian quá yên tĩnh đến nỗi lặng như tờ, không một tiếng động thì cũng không phải là tốt.
Bởi lẽ trên thực tế, nhiều bé sẽ ngủ ngon hơn nếu trong phòng có những âm thanh phát ra đều đều như tiếng quạt máy, tiếng nhạc nhẹ nhàng, du dương,… Bên cạnh đó, mẹ có thể để đèn ngủ cho bé nếu bé cảm thấy thoải mái với ánh sáng dịu nhẹ.
- Mẹ bỏ qua những thói quen trước khi ngủ của con: Khoảng 1 tiếng trước khi muốn bé đi ngủ, mẹ bắt đầu tập cho bé thói quen ngủ. Với các trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi thì 6 đến 7 giờ tối là lúc thích hợp để ngủ. Thói quen trước khi ngủ không những giúp cho bé được thư giãn, thoải mái trước khi nằm vào nôi mà còn là cách giúp cho tình cảm mẹ con gắn kết hơn bao giờ hết.
Trước khi cho trẻ lên giường ngủ, mẹ nên tắm nước ấm cho bé rồi bế con về phòng ngủ và mở nhạc nhẹ nhàng. Mẹ cũng có thể đọc sách và cho bé bú trong vòng tay mẹ. Đến khi bé sắp buồn ngủ, mẹ có thể đặt bé lên giường ngủ.
- Nguyên nhân trẻ sơ sinh khó ngủ còn do mẹ cho bé lên giường không đúng lúc. Bởi lẽ, trẻ sơ sinh thường có dấu hiệu buồn ngủ vào những giờ nhất định trong ngày. Mẹ có thể theo dõi, ghi lại những dấu hiệu buồn ngủ của con, từ đó thiết lập lịch ngủ phù hợp cho từng bé. Quan trọng là, mẹ nên đặt bé xuống giường một cách nhẹ nhàng khi bé bắt đầu buồn ngủ chứ không phải là khi bé đã ngủ say.
- Trẻ sơ sinh khó ngủ vào ban đêm do mẹ bỏ qua dấu hiệu cho thấy bé cần ngủ
Trẻ sơ sinh sẽ phát đi tín hiệu cho thấy bé đang rất mệt mỏi và cần được ngủ. Vài dấu hiệu thường gặp ở trẻ buồn ngủ như: dụi mắt, ngáp dài, gắt ngủ, lười vận động, cau có, bẳn gắt và ít quan tâm đến xung quanh.
Nếu mẹ bỏ qua giai đoạn “vàng” khiến trẻ dễ đi vào giấc ngủ này, cơ thể bé sẽ không còn tiết ra chất melatonin để dịu lại nữa. Thay vào đó, tuyến thượng thận của bé sẽ tiết ra hormone cortisol gây căng thẳng thần kinh và khiến bé không được thư giãn.
Trẻ sơ sinh thường có dấu hiệu buồn ngủ vào những giờ nhất định trong ngày
- Tại sao trẻ sơ sinh khó ngủ? Vì mẹ đã để bé quá phụ thuộc vào mẹ để ngủ, nếu không có mẹ sẽ không ngủ được. Chúng ta đều biết rằng đến khoảng 3 giờ sáng, khi đã hoàn toàn kiệt sức mà bé lại thức thì bạn sẽ làm mọi thứ để dỗ bé con ngủ lại.
Những việc mẹ thường làm lúc này là bế bé và đong đưa, đi lại, xoay vòng, ru ngủ, ôm ấp, hát, xoa lưng cho bé,… Khi được 3 đến 4 tháng tuổi, những thói quen này sẽ “tập hư” khiến bé hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ mới chịu ngủ.
- Việc cho bé ngủ giường quá sớm cũng khiến cho trẻ sơ sinh khó ngủ. Mẹ lưu ý không nên chuyển bé sang giường ngủ trước khi bé biết đi và trèo ra ngoài nôi được hoặc trước khi bé được 2 tuổi. Bởi lẽ, một bên cũi có thể được dùng để làm rào cản thay cho thanh chắn giường khi bé chưa hiểu hoặc không vâng lời mẹ.
- Thói quen bạ đâu ngủ đó cũng khiến cho trẻ sơ sinh khó ngủ ngủ không sâu giấc. Mẹ thường đặt bé ngủ ở bất kì vị trí nào mà có thể khiến cho bé dễ đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, việc di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác không gây mất ngủ mà chỉ làm cho bé có cảm giác ngủ chứ không thực sự rơi vào giấc ngủ ngay.
Tốt nhất, trong thời gian tập luyện để hình thành thói quen ngủ cho con, mẹ nên hạn chế cho bé nằm bất kỳ nơi nào. Không nên “phá lệ” để bé thức khuya hơn mọi ngày, chỉ vì bạn đang bận việc hoặc đi chơi.
Mẹ nên hình thành thói quen ngủ đúng giờ cho bé
Hơn nữa, việc bố mẹ để cho bé tự lựa chọn thời gian ngủ cũng là một thói quen xấu cần bỏ càng sớm càng tốt. Nhiều người thường cho rằng bé sơ sinh chỉ cần ngủ được là tốt rồi, bé ngủ càng lâu càng tốt và thoải mái vì đỡ phải dỗ dành.
Tuy nhiên, cần biết rằng đồng hồ sinh học sẽ bắt buộc bé phải dậy từ sáng sớm dù cho bé ngủ trễ vào tối hôm qua như thế nào. Điều này có nghĩa là, nếu mẹ để bé ngủ trễ hơn mọi ngày tức là mẹ đang làm cho con mệt hơn vào ngày mai vì làm như vậy con sẽ không ngủ đủ giấc của mình.
Bên cạnh đó, bố mẹ phải hết sức tinh tế trong việc phát hiện ra nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh khó ngủ và hay giật mình. Thật ra, bé có thể khó chịu về những lí do hết sức nhỏ nhặt như quần áo quá thô ráp, ngứa ngáy, bức bối, chăn nệm không được êm ái hoặc đơn giản là bé không thích cách bố mẹ bế bé…
Khi trẻ sơ sinh khó ngủ, mẹ phải làm sao?
Giấc ngủ ngon và sâu chính là nền tảng giúp bé phát triển khỏe mạnh và thông minh, lanh lợi. Trong những năm tháng đầu đời, bộ não của trẻ hoạt động rất mạnh mẽ, liên tục phát triển để tạo ra những kết nối thần kinh mới.
Đồng thời, bé sẽ liên tục nhận thức và ghi lại các thông tin mới về thế giới xung quanh. Khi bé ngủ, các thông tin này sẽ được bộ não xử lý, phân loại, lưu trữ để dùng trong tương lai. Chính vì thế, trong những tháng mới chào đời, bé cần ngủ đủ và sâu giấc để tích trữ năng lượng, từ đó giúp cơ thể và não bộ phát triển toàn diện.
Khi các bé sơ sinh khó ngủ sẽ dẫn đến việc chậm lớn, trí não kém thông minh. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên tiến hành các biện pháp dưới đây để giúp bé ngủ ngon hơn.
Trước hết, mẹ cần dạy cho bé phân biệt được ngày và đêm. Trẻ sơ sinh vốn ngủ rất nhiều, trung bình 16 giờ một ngày. Điều đầu tiên để giúp bé ngủ xuyên đêm và không quấy khóc là mẹ cần dạy cho bé phân biệt được ban ngày và ban đêm.
Ban ngày, mẹ có thể đánh thức bé dậy nhiều lần để bú sữa. Còn ban đêm thì mẹ nên tạo bầu không khí yên tĩnh, thoáng đãng để bé ngủ ngon. Đồng thời, mẹ cần tránh kích thích bé hoặc gây ồn ào để giúp bé hiểu được ban đêm là thời gian để ngủ.
Mặt khác, mẹ cần cho bé ngủ ngay khi bé có tín hiệu buồn ngủ. Mẹ cần học các dấu hiệu buồn ngủ của bé như mắt lờ đờ, im lặng, dụi mắt, quấy khóc, ngái ngủ. Khi bé có biểu hiện muốn đi ngủ mẹ nên đặt bé vào nôi, cũi hoặc giường ngay để bé chìm vào giấc ngủ.
Mẹ cần cho bé ngủ ngay khi bé có tín hiệu buồn ngủ
Đồng thời, mẹ cũng cần hạn chế thời gian ngủ ngày của bé, bởi nếu bé đã ngủ quá nhiều vào ban ngày rồi thì ban đêm bé sẽ khó ngủ hơn. Ban ngày mẹ nên cho bé ngủ khoảng từ 2 – 2,5 tiếng rồi đánh thức bé dậy. Giữa các cữ ngủ mẹ nên cho bé ăn để giữ cho bé tỉnh táo một chút. Sau đó mới cho bé ngủ tiếp.
Trẻ sơ sinh khó ngủ phải làm sao? Việc cho bé ngủ đúng giờ mỗi ngày là rất quan trọng, mẹ cần kiên trì rèn luyện để hình thành thói quen ngủ lành mạnh. Trước giờ ngủ của bé, mẹ có thể có các thói quen như kể chuyện, hát ru hay mở nhạc thính phòng du dương để bé hiểu đã đến giờ đi ngủ. Các thói quen trước khi ngủ này sẽ góp phần giúp bé ngủ dễ dàng hơn ngay cả khi bé đã lớn lên.
Khi bé bắt đầu buồn ngủ, mẹ nên đặt bé xuống giường để tạo cho bé thói quen tự lập, ngủ một mình. Mẹ không nên để bé ngủ trên tay mình rồi mới “lừa” xuống giường vì như sẽ tạo thói quen xấu cho bé. Mẹ có thể bắt đầu động tác này khi bé được 6 hoặc 8 tuần tuổi để hình thành thói quen tốt cho sau này.
Mẹ nên thay tã cho bé để tạo cảm giác khô thoáng, mát mẻ trước khi bú vào ban đêm. Như vậy, mẹ sẽ không đánh thức bé dậy nhiều lần khi bé đang thiu thiu ngủ. Khi bé tỉnh dậy, lúc này tã cũng đã ướt, mẹ cũng nên thay tã cho bé lần nữa để đảm bảo bé luôn được sạch sẽ.
Trên đây là một số biện pháp giúp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ giúp các bậc cha mẹ phần nào vơi bớt gánh nặng khi chăm con mới sinh. Giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, cha mẹ nào cũng muốn con mình ăn tốt, ngủ khỏe để phát triển tốt.
Xem thêm:
Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cụt, Nguyên Nhân, Cách Phòng, Xử Lý Từ BS
Nguồn tham khảo:
- https://www.parentingscience.com/infant-sleep-problems.html