Updated at: 10-09-2020 - By: admin

Giấc ngủ có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé yêu. Bất cứ cha mẹ nào cũng đều mong muốn nhìn thấy con yêu có được những giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, bạn nhận thấy bé nhà mình ít ngủ và thường quấy khóc. Thế thì việc trẻ sơ sinh ngủ ít liệu có đáng lo ngại hay không? Mời mẹ cùng Healthyblog.net tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết sau đây nhé.

Giải Pháp Tốt Nhất Cho Mẹ Khi Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ít 1

1. Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào là ít?

Để có thể xác định được bé nhà mình có thực sự đang ngủ ít hay không, mẹ cần biết thời gian ngủ trung bình của bé bao nhiêu là đủ. Tùy theo từng độ tuổi mà thời gian ngủ của các bé cũng sẽ có sự khác nhau. Trẻ càng lớn thì thời gian ngủ sẽ càng ít đi.

Theo Học Viện Giấc ngủ Hoa Kỳ thì thời gian ngủ đủ cho các bé ở từng độ tuổi như sau:

  • Trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi: 14 – 17 giờ
  • Trẻ từ 4 – 12 tháng tuổi: 12 – 16 giờ
  • Trẻ từ 1 – 2 tuổi: 11 – 14 giờ
  • Trẻ từ 3 – 5 tuổi: 10 – 13 giờ
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: 9 – 12 giờ
  • Trẻ từ 13 – dưới 18 tuổi: 8 – 10 giờ

Như vậy, dựa vào khung giờ trên, mẹ có thể nhận biết bé nhà mình có đang ngủ ít hay không. Nếu bé nhà bạn chính là một trẻ sơ sinh ngủ ít thì mẹ nên có biện pháp khắc phục cho bé.

Giải Pháp Tốt Nhất Cho Mẹ Khi Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ít 2

2. Nguyên nhân khiến bé ít ngủ?

Xác định được nguyên nhân khiến bé ít ngủ sẽ giúp mẹ sớm đưa ra được giải pháp khắc phục hiệu quả. Sau đây là một số lý do dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày.

a. Điều kiện phòng ngủ không tốt:

Nếu điều kiện phòng ngủ không đủ tốt cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Do vậy, mẹ nên kiểm tra lại xem thử điều kiện phòng ngủ của bé có đang quá tối quá, quá sáng, quá ẩm thấp hay quá nóng hay không? Những tác động trên cũng có thể khiến bé ngủ ít hơn bình thường.

b. Tác động từ môi trường:

Trẻ sơ sinh đột nhiên ngủ ít cũng có thể do gặp phải những tác nhân từ môi trường xung quanh. Nếu gia đình bạn có nhiều người đến thăm và thường xuyên gây ra những tiếng động khiến bé giật mình hay quá nhiều âm thanh ồn ào khiến bé không thể ngủ ngon được.

c. Bé ngủ ít vì đói:

Đói cũng là một nguyên nhân khiến bé ngủ không ngon giấc và thường xuyên quấy khóc. Vì dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất nhỏ nên các bé thường phải bú rất nhiều lần trong ngày. Nếu mẹ để cho bé ngủ trong tình trạng bụng đói thì các bé không thể ngủ sâu và lâu được.

d. Tã hay áo quần của bé bị ẩm ướt:

Nếu bạn mặc đồ ẩm ướt, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu. Cũng vậy, trẻ sơ sinh ngủ ít quấy khóc cũng có thể do áo quần hay tã của bé bị ẩm ướt khiến bé cảm thấy bức bối, khó chịu và không thể ngủ ngon được.

e. Bé bị thiếu canxi:

Bé ngủ ít, thường quấy khóc và dễ giật mình là một trong những dấu hiệu cho thấy bé đang bị thiếu canxi. Thế nên nếu bé nhà bạn đang bị thiếu canxi thì bé sẽ ít ngủ hơn bình thường.

f. Bé ngủ ít do bệnh lý:

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ít cũng có thể do bé đang bị bệnh như cảm, sốt, ho, sổ mũi,… Khi bị bệnh, cơ thể bé mệt mỏi và rất khó chịu nên bé cũng thường ngủ không ngon giấc và dễ quấy khóc hơn.

Do đó, mẹ cần xem xét thử xem bé nhà mình ít ngủ là do nguyên nhân nào để từ đó đưa ra những giải pháp xử lý phù hợp, hiệu quả.

Giải Pháp Tốt Nhất Cho Mẹ Khi Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ít 3

3. Trẻ sơ sinh ít ngủ có ảnh hưởng gì không?

Mẹ thắc mắc vì không biết trẻ sơ sinh ngủ ít có ảnh hưởng gì không? Có thể nói, giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh rất quan trọng và nó có ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Bởi cớ, khi bé ngủ thì các tế bào và hormone tăng trưởng được sản sinh nhiều để giúp bé phát triển từ thể chất cho đến trí tuệ. Vì vậy, việc ít ngủ kéo dài nhiều tháng có thể ảnh hưởng đến cân nặng và khả năng phát triển trí tuệ của bé, khiến bé kém thông minh do không được ngủ đủ giấc.

Ngoài ra, việc ngủ ít cũng sẽ khiến bé cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, dễ cáu gắt và không thích vui chơi hơn. Từ đó, khả năng vận động và quan sát của bé cũng bị ảnh hưởng.

Trẻ ít ngủ không chỉ đem đến những ảnh hưởng cho bản thân bé mà chính bố mẹ hay những người xung quanh cũng sẽ bị ảnh hưởng nhất định. Bé thường quấy khóc khiến mẹ mất nhiều thời gian hơn để cho bé ngủ, mẹ cũng dễ bị căng thẳng hơn khi chăm bé ít ngủ nhưng lại hay quấy khóc.

Mẹ đã biết được câu trả lời cho câu hỏi “trẻ sơ sinh ngủ ít có sao không?” Thế thì, mẹ cần sớm khắc phục tình trạng ít ngủ của bé để bé yêu có thể phát triển cách nhanh chóng.

4. Giải pháp cho mẹ khi trẻ sơ sinh ít ngủ

Rơi vào trường hợp trẻ sơ sinh ngủ ít, mẹ nên xử lý ra sao? Sau đây là một số giải pháp dành cho mẹ để giúp bé yêu có thể ngủ ngon và sâu hơn.

  • Mẹ cần quan sát để sớm nhận ra tín hiệu buồn ngủ của bé như dịu mắt, ngáp, mắt lờ đờ,… Khi thấy bé đã buồn ngủ, mẹ nên mặc áo quần thoải mái cho bé, mẹ có thể dùng tã để tránh trường hợp bé tỉnh giấc vì ẩm ướt do tè dầm trong khi ngủ. Mẹ nên kiểm tra xem tã của bé có quá nặng không? Nếu tã bé đang mặc đã khá đầy thì mẹ nên thay tã mới để bé có thể ngủ ngon hơn.
  • Cho bé bú no để có thể ngủ ngon hơn là điều cực kỳ quan trọng. Nếu mẹ không sớm bắt được tín hiệu buồn ngủ của bé, bé có thể ngủ khi đói hoặc quá buồn ngủ để bú no. Và khi ngủ đói, bé rất khó để ngủ sâu giấc.
  • Trường hợp bé đang ngủ đột nhiên quấy khóc, mẹ có thể kiểm tra xem bé có bị con gì cắn không.
  • Nếu không, mẹ có thể cho bé bú để bé no và tiếp tục ngủ.
  • Kiểm tra điều kiện phòng ngủ có đủ tốt chưa? Tránh để bé nằm phòng quá nóng, quá kín hay quá lạnh vì chúng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến bé ngủ ít hơn bình thường.
  • Hạn chế tiếng ồn, âm thanh lớn dễ khiến bé giật mình trong khi ngủ vì điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà cũng không tốt cho sức khỏe của bé.
  • Nếu trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình, bé cũng hay lạnh bàn tay và bàn chân thì đây là dấu hiệu cho thấy bé đang bị thiếu canxi và sắt. Khi đó, mẹ nên bổ sung canxi cho bé qua chế độ ăn, qua thuốc hay qua việc tắm nắng để bé được cung cấp đủ canxi.
  • Trường hợp bé bị ít ngủ do bệnh lý thì mẹ chỉ cần giúp bé nhanh khỏi bệnh, chóng hồi phục sức khỏe thì bé sẽ lại ngủ nhiều thôi.

Ngoài những biện pháp nêu trên, để giúp bé dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn, mẹ cũng nên thực hiện những việc sau đây:

  • Tập cho bé thói quen ngủ và thức dậy theo giờ. Khi bé biết phân biệt ngày đêm, biết ngủ theo giờ không chỉ dễ cho mẹ trong việc cho bé đi ngủ mà còn giúp bé tự ngủ khi tới khung giờ quen thuộc và ngủ ngon, ngủ nhiều hơn.
  • Giúp bé thư giãn trước khi ngủ như nghe nhạc, đọc sách cho bé.
  • Massage là một phương pháp giúp bé yêu có thể ngủ ngon giấc hơn và nhiều lợi ích khác mà mẹ nên thực hiện.

Giấc ngủ ngon của con yêu chính là điều mà tất cả những người ba mẹ mong chờ. Healthyblog.net tin rằng với trường hợp trẻ sơ sinh ngủ ít, mẹ xử lý theo những cách trên sẽ giúp cải thiện giấc ngủ, giúp bé yêu say giấc và ngủ nhiều hơn hiệu quả.

 

Rate this post