Updated at: 21-04-2020 - By: admin

Khi bước vào giai đoạn mọc răng, hầu hết trẻ hay gặp phải các vấn đề về sức khỏe do quá trình hình thành răng gây nên đó là sốt mọc răng. Do vậy, phụ huynh cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức về chăm sóc trẻ và đề phòng những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ trong giai đoạn mọc răng. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ về vấn đề mọc răng ở trẻ và trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì mà phụ huynh nên biết.

Trẻ mọc răng uống thuốc gìTrẻ sốt mọc răng uống thuốc gì để nhanh hạ sốt và an toàn nhất

Nguyên nhân khiến trẻ sốt mọc răng

Mọc răng ở trẻ thường bắt đầu từ tháng thứ 6 và hoàn thành mọc răng khi trẻ lên 6 tuổi. Hầu hết trẻ bắt đầu vào giai đoạn mọc răng thường trở nên hay quấy khóc, lười ăn, lười bú do nướu bị sưng đau và ngứa ngáy.

Khi chuẩn bị mọc răng, có những trẻ bứt rứt, chịu nên thường cắn tay, cho tay vào miệng, đây có thể là cách để vi khuẩn, virus xâm nhập và tấn công vào cơ thể trẻ. Khi sinh vật lạ xâm nhập vào cơ thể, theo cơ chế phòng vệ tự nhiên ở trẻ sẽ gây ra phản ứng viêm làm cho thân nhiệt trẻ tăng lên khác thường gọi là “sốt mọc răng”.

Sốt mọc răng ở trẻ thường là sốt nhẹ và ít khi kéo dài nên không cần điều trị tích cực gì và ít ai để ý tới việc trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì hay trẻ sốt mọc răng có nên uống hạ sốt không.

Cách chăm sóc trẻ sốt mọc răng

Sốt mọc răng thường chỉ là sốt nhẹ nhưng có thể gây ra rất nhiều mối phiền toán cho trẻ như cáu kỉnh, không chịu chơi, chán ăn, lười bú, mất ngủ, chậm lớn. Một số trường hợp đặc biệt trẻ có thể sốt cao và kéo dài dai dẳng hơn bình thường do sức đề kháng của trẻ yếu, bị thiếu chất dinh dưỡng do lười ăn khi mọc răng thì tình hình càng trở nên căng thẳng.

Để giảm bớt những khó chịu cho bé khi mọc răng và hạn chế những phát sinh do sốt mọc răng gây ra, bố mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây:

  • Thường xuyên dùng khăn ẩm lau người cho trẻ
  • Chơi cùng bé, âu yếm, ôm ấp bé nhiều hơn để giúp bé đỡ bị căng thẳng
  • Cho trẻ mặc quần áo mỏng, rộng rãi nhưng kín để tránh gió cho trẻ nhỏ
  • Không để bé mặc quần áo ướt mồ hôi
  • Cho trẻ ngậm hoặc nhai vú silicon sạch để xoa dịu nướu bị ngứa
  • Lưu ý thường xuyên lau dãi, lau khô mồ hôi để không bị vi khuẩn xâm nhiễm lên da bé
  • Khuyến khích trẻ uống nước lọc, nước ép trái cây hoặc bú mẹ để bù nước cho bé

Trẻ mọc răng uống thuốc gìCho bé uống nhiều nước để giảm stress và hạ nhiệt cơ thể khi sốt mọc răng

  • Nếu nhiệt độ cơ thể bé không giảm mà càng tăng cao lên. Khi bé sốt cao trên 38,5oC đối với bé dưới 3 tháng tuổi và sốt cao trên 39oC đối với bé trên 3 tháng tuổi thì đây là lúc mẹ phải đưa bé đến gặp bác sĩ để hỏi về đề trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì rồi đấy.

Trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì? 

 Trẻ sốt mọc răng có nên uống thuốc không? theo chuyên gia về sức khỏe khuyến cáo, với những trẻ sốt mọc răng ở dạng sốt nhẹ thì không nên uống thuốc hạ sốt hoặc giảm đau. Bởi vì, bản chất của sốt mọc răng ở trẻ là phản ứng tự nhiên của cơ thể, nó là dấu hiệu hệ miễn dịch đang hoạt động mạnh để giúp cơ thể tự chống lại bệnh tật của cơ thể.

 Trẻ sốt mọc răng có nên uống kháng sinh không? Việc dùng thuốc khi trẻ mọc răng sốt nhẹ sẽ có thể giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch, giảm khả năng tự chống lại bệnh tật của cơ thể và có thể gây ra nhiều biến chứng nếu dùng thuốc không đúng cách.

Trẻ mọc răng uống thuốc gìTrẻ sốt mọc răng uống thuốc gì

 Trường hợp trẻ mọc răng sốt cao có thể gây co giật hoặc tổn thương não (ít gặp) đối với trẻ sơ sinh, về lâu về dài cũng sẽ có khiến em bé sụt cân và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của trẻ trong tương lai. Do vậy, phụ huynh nên hỏi bác sĩ chuyên khoa nhi để được tư vấn về trẻ sốt mọc răng có nên uống thuốc hạ sốt không?

Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt trên 38,5oC hoặc trẻ lớn hơn 3 tháng tuổi bị sốt trên 39oC thì cha mẹ nên tìm đến ngay với bác sĩ để bé được thăm khám kỹ lượng và tư vấn trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì cho đúng. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc tây bên ngoài để cho bé uống bởi vì những dược sĩ chỉ có chuyên môn về thuốc chứ không được thể khám và chẩn đoán bệnh cho bé chính xác được.

 Trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì là điều mà nhiều mẹ đang có con nhỏ rất quan tâm. Thuốc hạ sốt có thể dùng cho trẻ nhỏ phải có mùi thơm và không đắng, có thể vị ngọt để giúp trẻ dễ uống và có thành phần Panadol hoặc Acetaminophen hoặc Ibuprofen có tác dụng giảm đau, hạ sốt.  Lưu ý tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi vì hoạt chất của thuốc sẽ làm tăng nguy cơ bị hội chứng Reye – gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Ngoài ra, Cha mẹ cũng để ý nên tránh xa những thuốc chứa belladonna và những gel bôi chứa benzocaine bởi vì chúng giảm đau nhức hiệu quả nhưng lại có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm với trẻ em.

Để biết được trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì tốt và không có hại cho trẻ cả hiện tại và lâu dài, phụ huynh nên bớt chút thời gian cho trẻ đến cơ sở chăm sóc sức khỏe uy tín để được tư vấn và kê đơn.

Bé sốt mọc răng khi nào cần đi bệnh viện khám?

Bé quấy khóc, khó chịu hay sốt nhẹ khi mọc răng thì mẹ không có gì phải lo lắng mà cũng chưa cần phải quan tâm đến việc trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì. Mẹ chỉ cần chú ý chăm sóc bé, lau khăn ấm, giữ vệ sinh và cho bé ăn uống đầy đủ, đúng cách là ổn. Tuy nhiên, nếu bé xuất hiện kèm theo một số biểu hiện bệnh lý khác thì mẹ phải để ý và cho bé đi khám ngay tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa.

Những biểu hiện bệnh lý có thể là bé sốt kéo dài liên tục trên 24 tiếng; triệu chứng sốt kèm các vấn đề tiêu chảy, nôn, hoặc phát ban, nổi mẩn khắp người; sốt kèm ho và sổ mũi; bé sốt cao trên 38oC đối với bé dưới 3 tháng tuổi và trên 39oC đối với bé trên 3 tháng tuổi; hoặc sốt kèm khóc quấy dữ dội và liên tục kéo dài, không thể dỗ dành để làm dịu sự khó chịu của bé.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sốt mọc răng tại nhà

Khi sốt mọc răng thì bé trở nên thay đổi tính nết, khó tính, khó ăn, không chịu bú, dễ khóc và khó dỗ dành. Do vậy, để chăm sóc trẻ sốt mọc răng, việc quan trọng không phải chỉ chăm chú tìm hiểu vấn đề trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì mà chỉ cần chú ý những việc đơn giản như sau để hỗ trợ bé trải qua quá trình mọc răng dễ dàng hơn:

Cho bé ăn theo sở thích, lưu ý bổ sung thêm trái cây chín, rau xanh (nấu chín) vào chế độ dinh dưỡng cho bé và chia nhỏ các bữa ăn để bé dễ ăn.

Cho bé uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây để hạ nhiệt cơ thể, giảm sốt, giảm stress, giúp bổ sung thêm lượng vitamin và khoáng chất cho bé, giúp bé nhanh khỏi sốt.

Tạo cho bé niềm vui bằng cách chơi cùng bé, cho bé chơi đồ chơi, hoặc âu yếm, ôm ấp để bé không bị stress hoặc hoảng sợ khi bị sốt.

Đặc biệt, mẹ hãy chú ý đo nhiệt độ để kiểm tra thân nhiệt của bé nhiều lần trong ngày. Nếu phát hiện bé sốt cao thì phải chườm khăn ấm cho bé hạ sốt hoặc dán miếng dán hạ sốt. Nếu không bé hạ mà nhiệt độ cơ thể bé cứ sốt cao kéo dài thì phải cho bé đến trung tâm y tế hoặc cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Mỗi gia đình có con nhỏ nên trang bị ít nhất một chiếc nhiệt kế hoặc súng bắn nhiệt độ mini, một ít miếng dán hạ số và thuốc hạ sốt dành cho cho trẻ nhỏ để dùng khi cần thiết.

Chuyện trẻ con ốm vặt là bình thường và mỗi trẻ phải trải qua những giai đoạn phát triển để lớn lên. Nhưng mỗi khi chuyển qua một giai đoạn mới thường khiến cho bé gặp phải những trở ngại về sức khỏe và tâm lý, và đó là khi cha mẹ cần phải tìm hiểu và dùng tới những kiến thức có được để giúp con trẻ lớn lên và phát triển toàn diện.

Thực phẩm dành cho trẻ sốt mọc răng

Các cụ có câu “có thực mới vực được đạo” quả không sai. Khi nhà có trẻ sốt mọc răng, các mẹ càng phải lưu ý hơn về chế độ ăn uống giúp trẻ đủ dinh dưỡng để chống chịu với những ngày đau nướu và tăng khả năng miễn dịch trong cơ thể trẻ.

Trẻ mọc răng uống thuốc gìCho trẻ ăn đa dạng để tăng sức khỏe giúp bé nhanh khỏi sốt khi mọc răng

 Mẹ lưu ý chuẩn bị cho bé những món ăn đảm bảo đủ 4 nhóm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể trẻ.

  • Chất bột đường: có nhiều trong gạo, bắp, khoai lang, các loại ngũ cốc
  • Chất đạm: có trong cá, thịt, trứng, đậu nành, đậu xanh, các hạt họ đậu
  • Chất béo: nên sử dụng các loại chất béo từ thực vật như dầu đậu nành, dầu mè, dầu sachi.
  • Vitamin và khoáng chất: có nhiều trong các loại trái cây, rau ăn lá, nước ép các loại rau, củ, quả.

Việc chế biến món ăn cũng phải cẩn thận, tỉ mỉ hơn, chế biến những món ăn thay đổi khẩu vị để kích thích trẻ ăn ngon, nấu loãng hơn bình thường để trẻ dễ nuốt mà không cần nhai vì trẻ đang đau nướu. Có thể xay cháo cho mịn để trẻ dễ nuốt.

Cách cho trẻ ăn: nên chia ra thành nhiều bữa, tuyệt đối không cáu gắt hay quát nạt khi cho trẻ ăn để tránh tình trạng trẻ sợ hãi, khóc và stress hơn, trẻ không muốn ăn.

Kết luận

Trẻ đến giai đoạn mọc răng thì sẽ phải mọc răng và sốt mọc răng là chuyện hầu hết các bé đều phải trải qua để lớn lên. Do vậy, phụ huynh cũng không nhất thiết phải làm cho vấn đề này trở nên căng thẳng. Chỉ cần cha mẹ nắm được những kiến thức cơ bản về những mốc phát triển quan trọng của trẻ như giai đoạn mọc răng và vấn đề trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì hay chăm sóc trẻ đúng cách để để giúp con luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Chúc bạn thành công.

Tài liệu tham khảo

https://mom.vn/tresotmocrangnenlamgi/

https://phurangsu.vn/tresotmocrangbaolauthikhoi.html

http://giaotrinhhay.com/tresotmocrangmayngaynenuongthuocgidenhanhkhoi/

https://flo.health/beingamom/yourbaby/babyhealthandsafety/teethingfever

 

5/5 - (1 vote)