Tiêu chảy là một triệu chứng khá phổ biến của các bệnh nhiễm trùng. Nguyên nhân là do vi khuẩn, vi-rút, chế động dinh dưỡng không phù hợp. Tuy nhiên, bên cạnh những nguyên nhân đó, trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy còn liên quan đến việc sử dụng thuốc kháng sinh. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho các mẹ phát hiện sớm những dấu hiệu nguy hiểm, đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời để tránh hậu quả không mong muốn.
1. Rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh
Kháng sinh là loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị những bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh cũng làm thay đổi sự cân bằng tự nhiên, có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, trong đó trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy là chuyện thường gặp. Vì hệ vi khuẩn trong đường ruột, giúp tiêu diệt những vi khuẩn có hại, gây bệnh, ức chế sự phát triển của chúng. Khi sử dụng kháng sinh, chúng không chỉ diệt những loại vi khuẩn có hại, mang mầm bệnh nhưng chúng tiêu diệt luôn những vi khuẩn có lợi, giúp ích cho hệ tiêu hóa. Không những thế, trong đường ruột xuất hiện thêm những chủng vi khuẩn gây độc hại và nhờn với kháng sinh, những vi khuẩn này bình thường có rất ít hoặc hầu như không có trong đường ruột nhưng nay tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Hiện tượng này gọi là loạn khuẩn ruột.
Có nhiều chủng vi khuẩn có thể gây ra hiện tượng bé uống kháng sinh bị tiêu chảy nhưng vi khuẩn kỵ khí clostridium difficile là thủ phạm chính gây ra hầu hết các trường hợp viêm đại tràng giả mạc nặng. Tình trạng này hay gặp ở bệnh nhân trong các khoa hồi sức tích cực – nơi có nhiều chủng vi khuẩn kháng sinh và lượng kháng sinh được sử dụng với liều cao trong thời gian dài.
2. Dấu hiệu của trẻ bị tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh
Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy thường có những biểu hiện khá giống với tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Sau đây là những dấu hiệu của trẻ:
- Sau khi sử dụng kháng sinh khoảng 2 – 9 ngày, trẻ có biểu hiện sôi bụng, đau bụng, bụng trướng nhẹ
- Bé bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Thậm chí còn nhiều hơn những lúc bình thường (khoảng 15-20 lần/ngày)
- Tiêu chảy do kháng sinh làm phân lỏng, hoặc phân xanh, vàng lổn nhổn, có bọt, không thối hoặc phân sống, có lẫn thức ăn chưa tiêu, đôi khi lẫn máu.
- Mỗi lần đại tiện trẻ phải rặn và do tính chất axit của phân, vùng hậu môn của trẻ bị hăm đỏ.
Thông thường thì hiện tượng này xảy ra nhẹ, có thể hết vài ngày cho đến 2 tuần sau khi ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc tiếp tục sử dụng thuốc kháng sinh sẽ gây ra tình trạng ngày càng nặng hơn. Gây rối loạn hấp thu và rối loạn chuyển hóa, trẻ bị mất nước kèm rối loạn điện giải, sụt cân nhanh và có thể bị suy dinh dưỡng. Một số trường hợp tiêu chảy nặng gây viêm loét, thủng ruột.
3. Cần làm gì khi trẻ uống thuốc kháng sinh bị tiêu chảy?
Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Có lẽ đây là câu hỏi kèm với sự lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh khi thấy con mình có những triệu chứng tiêu chảy do uống kháng sinh. Dưới đây sẽ là một số cách chăm sóc trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy:
a. Tiếp tục dùng thuốc kháng sinh
Nếu trẻ bị tiêu chảy nhẹ, mẹ cần tiếp tục cho trẻ uống thuốc kháng sinh cho hết liều. Bởi vì nếu ngưng uống thuốc kháng sinh khi chưa hết liều, sẽ tăng nguy cơ kháng kháng sinh dẫn đến vi khuẩn kháng thuốc. Không tự ý dùng thuốc chống tiêu chảy vì các thuốc này có thể cản trở khả năng thải độc của cơ thể, gây ra nhiều biến chứng khó lường. Tốt nhất là nên tuân thủ chặt chẽ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
b. Cho trẻ uống nhiều nước
Khi bị tiêu chảy cơ thể dễ dàng mất nước. Để tránh tình trạng thiếu nước, mẹ cần cho bé uống nước thường xuyên. Nhưng khuyên các mẹ nên cho trẻ uống nước lọc thay vì cho trẻ uống nước trái cây,.. Vì có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy ngày càng nặng hơn.
c. Chú ý đến thức ăn dùng cho trẻ
Khi bé uống kháng sinh bị tiêu chảy, mẹ cần chăm sóc trẻ theo chế độ ăn đặc biệt. Thay vì cho bé ăn những thức ăn thường ngày, cần cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt, phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ, chẳng hạn như cháo, súp, cơm nát,… Kết hợp với các loại thịt, cá nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra, tiêu chảy làm trẻ bị mất nhiều nước, vì thế những loại rau củ có tác dụng giữ nước như cà rốt, củ cải đường, bí, chuối, cam,… cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho trẻ. Và điều quan trọng là mẹ nên bổ sung cho trẻ men vi sinh để thiết lập sự cân bằng trong hệ tiêu hóa.
d. Xử trí vùng hăm đỏ
Trong giai đoạn này, trẻ bị hăm đỏ vùng hậu môn hoặc vùng đóng bỉm do tiêu chảy. mẹ cần nhẹ nhàng ở khu vực này, sử dụng nước sạch để rửa, lau khô và thoa ít phấn em bé cho trẻ.
Trong trường hợp các bậc phụ huynh đã áp dụng tất cả những biện pháp trên nhưng không có tác dụng. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về vấn đề trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Hi vọng sẽ giúp ít cho các bậc phụ huynh để biết cách chăm sóc trẻ khi con mình gặp phải vấn đề này.