Updated at: 10-09-2020 - By: admin

Vì sức đề kháng yếu nên trẻ nhỏ rất dễ bị sốt vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi thấy bé bị sốt, điều mà bố mẹ quan tâm nhất chính là nhanh chóng hạ sốt cho con. Và sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ chính là lựa chọn phổ biến nhất của các bà mẹ trong trường hợp này. Tuy nhiên, trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ, mẹ cần giải quyết ra sao? Cùng Healthyblog.net khám phá mẹ nhé.

Hãy Đọc Bài Này Ngay Nếu Trẻ Uống Thuốc Hạ Sốt Mà Vẫn Không Hạ Sốt 1

1. Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt?

Sử dụng thuốc hạ sốt không còn là vấn đề xa lạ của nhiều bà mẹ bỉm sữa có con nhỏ. Tuy nhiên,”trẻ uống thuốc hạ sốt nhiều có hại không” lại là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm. Thật ra, việc lạm dụng thuốc hạ sốt có hại cho sức khỏe của bé nên mẹ chỉ sử dụng khi thật sự cần mà thôi. Thế thì trẻ sốt bao nhiêu độ thì có thể uống thuốc hạ sốt?

Sốt được chia thành các cấp độ như sau:

  • Sốt nhẹ: Từ 37,5 đến 38 độ
  • Sốt vừa: Từ 38,5 đến dưới 39 độ
  • Sốt cao: Từ 39 đến 40 độ
  • Sốt rất cao: Trên 40 độ

Cách kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé chính xác nhất là sử dụng nhiệt kế, mẹ không nên dùng tay để suy đoán vì cách này không chính xác.

Trẻ sốt nhẹ chưa nên dùng đến thuốc hạ sốt mà có thể hạ sốt bằng cách cho bé uống nhiều nước, mặc quần áo thoáng mát, tránh gió lùa trực tiếp. Bé sốt vừa đến sốt cao hoặc rất cao mới bắt đầu dùng thuốc để hạ sốt nhưng lưu ý cần cho bé uống thuốc đúng cách. Trường bé sốt cao đến rất cao, mẹ dùng thuốc để hạ sốt trước mắt và nên đưa bé đến cơ sở y tế để khám chữa.

Hãy Đọc Bài Này Ngay Nếu Trẻ Uống Thuốc Hạ Sốt Mà Vẫn Không Hạ Sốt 2

2. Nguyên nhân nào khiến trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ?

Phương pháp hạ sốt cho bé bằng thuốc xưa nay vốn được nhiều chị em tin dùng và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, nếu rơi vào trường hợp bé uống thuốc hạ sốt không đỡ thì đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé uống thuốc hạ sốt nhưng vẫn không hạ sốt, việc biết được nguyên nhân sẽ giúp mẹ sớm có biện pháp khắc phục. Sau đây là một vài nguyên nhân thường thấy:

  • Bé uống thuốc không đúng cách, uống chưa đủ liều so với nhu cầu thực sự của bé. Đa số các loại thuốc hạ sinh cho trẻ nhỏ sẽ tính theo cân nặng của các bé chứ không tính theo tuổi.
  • Bé bị nôn ọc sau khi uống thuốc nên có thể thuốc đã ra ngoài, không được giữ lại để có thể phát huy công dụng.
  • Bố mẹ quá lạm dụng thuốc hạ sốt khiến bé bị lờn thuốc.
  • Mẹ chỉ cho bé uống thuốc hạ sốt nhưng không chăm sóc trẻ bị sốt đúng cách cũng là nguyên nhân khiến bé dù đã uống thuốc mà không hạ.
  • Bé bị sốt cao, chỉ uống thuốc hạ sốt có thể không đủ tác dụng giúp bé hạ sốt.

Để hạ sốt cho bé bằng thuốc đúng cách, mẹ cần lưu ý:

  • Lựa chọn loại thuốc hạ sốt phù hợp cho bé trong từng lứa tuổi, trẻ sơ sinh được khuyến cáo nên dùng thuốc hạ sốt Hapacol (Paracetamol) vì loại thuốc này ít tác dụng phụ, an toàn cho trẻ nhỏ.
  • Bé từ sốt vừa có thể uống thuốc hạ sốt và cứ 4 đến 6 tiếng thì có thể uống lại thuốc cho đến khi hạ sốt.
  • Mẹ nên cho bé uống thuốc tùy theo cân nặng của bé để đủ liều cho một lần dùng.
  • Ngoài ra, khi bé đã hạ sốt thì mẹ nên ngừng không cho bé uống thuốc nữa, tránh uống nhiều
  • thuốc hạ sốt quá sẽ có hại cho sức khỏe.

3. Trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ phải làm sao?

Trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ, mẹ cần làm gì tiếp theo? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà các chị em đặc biệt quan tâm khi rơi vào trường hợp cho trẻ bị sốt uống thuốc không hạ. Thế thì, mẹ cần xem lại nguyên nhân nào khiến bé không hạ sốt dù đã uống thuốc?

  • Nếu do bé bị nôn trớ sau khi uống thuốc hoặc uống chưa đủ liều, mẹ có thể cân nhắc cho bé uống thêm.
  • Nếu bé bị lờn thuốc, mẹ có thể áp dụng các phương pháp hạ sốt khác cho bé.
  • Nếu mẹ chưa chăm sóc trẻ hạ sốt đúng cách, mẹ cần xem thử mình có mắc sai lầm nào trong quá trình chăm sóc trẻ bị sốt không để sớm điều chỉnh.
  • Nếu bé bị sốt cao quá mà thuốc hạ sốt không đủ mạnh để giúp bé hạ sốt, mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến trạm y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Tùy từng nguyên nhân khiến cho bé uống thuốc hạ sốt không đỡ mà mẹ nên có cách xử lý kịp thời. Tuy nhiên, mẹ cần chăm sóc trẻ bị sốt đúng cách để giúp bé nhanh hạ sốt, sau đây là những lưu ý dành cho mẹ:

  • Mẹ nên mặc áo quần thoáng mát cho bé, đặt bé nằm ở phòng thoáng gió nhưng tránh để gió lùa trực tiếp vào bé.
  • Không nên vây quanh bé quá đông người vì có thể khiến bé bị khó thở.
  • Trẻ bị sốt cần được bổ sung nhiều nước vì bé rất dễ bị mất nước trong giai đoạn này.
  • Mẹ nên lau người cho bé bằng nước ấm, tránh tắm bé khi đang bị sốt hay chườm và lau người bằng nước lạnh.
  • Mẹ không nên ủ kín, đắp nhiều chăn cho bé vì đây cũng là một nguyên nhân khiến bé sốt cao hơn.
  • Mẹ nên lựa chọn thức ăn, nước uống phù hợp giúp bé hạ sốt và nhanh chóng hồi phục.
  • Tuyệt đối không nặn chanh vào miệng và mắt bé vì có thể khiến bé bị bỏng rát.

Như vậy, ngoài việc cho bé uống thuốc thì mẹ cũng cần chăm sóc trẻ bị sốt đúng cách. Thực hiện chăm sóc đúng sẽ góp phần giúp bé hạ sốt nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều.

Hãy Đọc Bài Này Ngay Nếu Trẻ Uống Thuốc Hạ Sốt Mà Vẫn Không Hạ Sốt 3

4. Một số cách hạ sốt cho bé khác mà mẹ cần biết

Nếu trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp hạ sốt khác để giúp bé yêu nhanh hạ sốt. Sau đây là một số gợi ý dành cho mẹ:

a. Sử dụng miếng dán hạ sốt

Miếng dán hạ sốt cũng là một phương pháp hạ sốt cho bé vừa tiện lợi lại vừa hiệu quả nếu được nhiều chị em tin dùng. Phương pháp này cũng rất an toàn cho trẻ sơ sinh nên mẹ có thể an tâm áp dụng cho bé. Chỉ cần ra tiệm thuốc tây là mẹ đã có thể dễ dàng tìm mua được các miếng dán hạ sốt rồi.

b. Massage bằng tinh dầu

Massage toàn thân bé bằng tinh dầu là một cách hạ sốt cực kỳ hiệu quả nhưng lại ít ai biết đến. Nhiều chị em đã áp dụng thành công phương pháp này để hạ sốt cho con nên mẹ có thể thử hạ sốt cho bé theo cách này nhé.

c. Hạ sốt với lá diếp cá

Hạ sốt cho bé bằng cách đắp lá diếp cá cũng là một phương pháp được dân gian tin dùng. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản, mẹ chỉ cần lấy một nắm lá diếp cá, rửa sạch rồi giã nát. Sau đó đắp lên trán bé và dùng băng gạc để cố định lại. Sau 20 đến 30 phút thì tháo bỏ và dùng khăn ấm lau sạch trán cho bé.

d. Hạ sốt bằng gel lô hội

Một trong những cách hạ sốt cho bé đó chính là giúp bé làm giảm thân nhiệt. Gel lô hội vốn mát, sử dụng để hạ sốt cho bé cực kỳ hiệu quả. Mẹ dùng gel lô hội để thoa và massage cho bé. Sau đó lau người bé sạch bằng nước ấm, kết quả sẽ đến nhanh chóng.

Khi sử dụng các phương pháp hạ sốt dân gian, mẹ nên cân nhắc kỹ vì những phương pháp này chưa có kiểm chứng khoa học. Áp dụng sai cách có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

Khi trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ, Healthyblog.net mong rằng với những chia sẻ nêu trên sẽ giúp mẹ sớm có biện pháp khắc phục để giúp bé yêu chóng khỏe nhé.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rate this post