Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ nên cho trẻ uống vitamin A để trẻ phát triển tốt nhất, tránh được nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thị lực, suy giảm hệ miễn dịch,… Bởi lẽ, trong khẩu phần ăn uống của người Việt hàng ngày không thể đáp ứng đủ 100% nhu cầu về vitamin A cũng như các khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể. Vậy cho trẻ uống vitamin A thế nào cho đúng? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây!
Cho trẻ uống vitamin A có tác dụng gì?
Khi cho trẻ uống vitamin A (3 Dehydroretinol) là một vitamin tan trong dầu, có trong rất nhiều thực phẩm như trái cây, rau xanh, trứng, sữa nguyên kem, bơ, thịt… thì bố mẹ đã giúp con nâng cao sức đề kháng, thực hiện được nhiều chức năng, hoạt động của cơ thể. Cụ thể là:
Trẻ em uống vitamin A giúp cơ thể tăng trưởng nhanh hơn: vitamin A đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, giúp trẻ phát triển bình thường. Thiếu vitamin A trẻ sẽ bị chậm lớn, còi cọc và suy dinh dưỡng.
Trẻ em uống vitamin A giúp cơ thể tăng trưởng nhanh hơn
Tăng cường chức năng thị giác: Vitamin A giúp cho trẻ nâng cao chức năng thị giác, giúp cho mắt có khả năng nhìn rõ hơn, kể cả trong điều kiện ánh sáng yếu. Khi bị thiếu vitamin A, khả năng nhìn rõ của mắt sẽ bị giảm đi, đặc biệt là vào lúc trời gần tối, dân gian còn gọi là “quáng gà”.
Biểu hiện dễ thấy nhất ở trẻ thiếu Vitamin A là trẻ thường nhút nhát, thường chỉ ngồi một chỗ, nếu có đi lại thì cũng dễ bị ngã, dễ va chạm phải các đồ vật ở dưới đất,…
Tre em uong vitamin A giúp bảo vệ biểu mô: Khi bị thiếu vitamin A, cơ thể trẻ sẽ giảm sản xuất các niêm dịch, điều này khiến cho da bị khô, xuất hiện lớp sừng hóa,… Biểu hiện này thường thấy nhất là ở mắt trẻ: ban đầu sẽ bị khô kết mạc, sau đó bị tổn thương vùng giác mạc, lâu dần sẽ dẫn tới hậu quả là trẻ bị mù lòa hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp,…
Cho trẻ uống vitamin A sẽ tạo hệ miễn dịch cho cơ thể: Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Do đó, thiếu vitamin A sẽ làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể trẻ đối với các loại bệnh, làm cơ thể dễ tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng, đặc biệt là đối với các bệnh như sởi, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp, tiêu chảy,…
Thiếu vitamin A dẫn tới việc gia tăng nguy cơ tử vong cho các trẻ nhỏ. Đặc biệt, vitamin A còn làm tăng cường sức đề kháng cho trẻ trước các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp khác như: uốn ván, lao, đồng thời hỗ trợ phòng ngừa bệnh ung thư hiệu quả.
Những nguyên nhân nào gây thiếu vitamin A ở trẻ?
Vitamin A có ở trong thức ăn, khi đi vào trong cơ thể trẻ sẽ được hấp thu qua ruột và được dự trữ chủ yếu ở trong gan. Những nguyên nhân gây ra thiếu vitamin A ở trẻ bao gồm:
Khẩu phần ăn hàng ngày bị thiếu hụt vitamin A:
- Chế độ dinh dưỡng của trẻ không cân bằng, thiếu các thức ăn có chứa vitamin A và caroten (còn gọi là tiền vitamin A) như: cà rốt, cà chua, bí đỏ, đu đủ,…
- Bữa ăn của trẻ thiếu dầu mỡ cũng làm cho cơ thể bị giảm hấp thu hàm lượng vitamin A có trong thực phẩm (vì vitamin A thường tan trong dầu).
- Ở trẻ đang bú bị thiếu vitamin do bữa ăn của người mẹ bị thiếu hụt lượng vitamin A cần thiết, gây ảnh hưởng đến con.
Vitamin A đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của trẻ
Trẻ thiếu vitamin A do mắc các bệnh nhiễm khuẩn: Khi bị mắc các bệnh tiêu chảy, viêm nhiễm đường hô hấp, sởi, giun đũa,… thì nhu cầu về vitamin A của cơ thể sẽ tăng lên rất cao để tái tạo lại các biểu mô, tạo thành các kháng thể để chống lại bệnh tật. Nếu bị các bệnh này trong suốt một thời gian dài thì vitamin A trong cơ thể trẻ sẽ bị thiếu hụt trầm trọng và trẻ cần được bổ sung lại kịp thời.
Cơ thể không thể hấp thu được nhiều vitamin A: Khi trẻ mắc phải một số bệnh về đường tiêu hóa kéo dài thì sẽ kéo theo khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể, trong đó có vitamin A sẽ bị suy giảm đi rất nhiều.
Lượng dự trữ vitamin A ở trong cơ thể trẻ không còn: Nếu thức ăn hàng ngày không cung cấp đủ nhu cầu vitamin A mà cơ thể trẻ cần cần thì cơ thể sẽ huy động toàn bộ vitamin A được dự trữ từ trong gan. Tuy nhiên, tới thời điểm lượng vitamin A dự trữ cũng hết, không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của cơ thể thì sẽ xảy ra tình trạng trẻ bị thiếu vitamin A.
Các đối tượng trẻ em dễ bị thiếu vitamin A
Tre uong vitamin A khi nao? Trẻ em dưới 3 tuổi là đối tượng dễ bị thiếu vitamin A nhất. Do trẻ đang lớn nhanh nên cần được bổ sung hàm lượng lớn vitamin A. Ở tuổi này, việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ khiến cho trẻ có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin A rất cao.
Khi trẻ dưới 5 tuổi đã từng mắc các bệnh như: suy dinh dưỡng nặng, sởi, viêm đường hô hấp cấp, tiêu chảy kéo dài,… thì sẽ có nguy cơ cao bị thiếu vitamin A. Do đó, nếu mẹ đang thắc mắc trẻ uống vitamin A đến mấy tuổi thì câu trả lời là dưới 5 tuổi nhé.
Trẻ uống vitamin A khi nào? Trẻ sơ sinh còn đang bú mẹ, nếu chế độ ăn uống của mẹ bị thiếu vitamin A thì nguy cơ trẻ bị thiếu hụt vitamin A là rất cao. Đặc biệt, nếu trẻ không được bú mẹ đầy đủ thì nguy cơ thiếu vitamin A lại càng cao.
Cho trẻ uống vitamin A như thế nào cho hiệu quả?
Cho trẻ uống vitamin A trực tiếp
Các đối tượng nguy cơ thiếu vitamin A (bà mẹ, trẻ em) nên được bổ sung vitamin A liều cao để giải quyết tận gốc tình trạng khô mắt, tránh gây ra hậu quả mù ở trẻ.
Cách cho trẻ uống vitamin A như sau:
Đối với trẻ em từ 6 – 12 tháng tuổi: Giữ viên nang vitamin A bằng ngón trỏ và ngón cái, dùng kéo cắt phần đầu núm của viên nang, bóp và đếm số giọt trong 1 viên nang. Cho trẻ uống từ 3 – 4 giọt vitamin A (khoảng nửa viên) là đủ. Cuối cùng, mẹ hãy cho trẻ uống thêm 1 thìa nước để tráng miệng.
Đối với trẻ em từ 12 – 23 tháng tuổi: Giữ viên nang vitamin A bằng ngón trỏ và ngón cái, dùng kéo cắt bỏ đầu núm viên nang, bóp hết dịch vitamin A (khoảng 6 8 giọt) vào miệng trẻ. Cuối cùng là cho trẻ uống thêm 1 thìa nước để tráng miệng.
Đối với trẻ em từ trên 24 tháng tuổi trở đi: Cho trẻ nhai hoặc nuốt luôn viên nang vitamin A rồi sau đó cho trẻ uống nước.
Cho trẻ uống vitamin A ở đâu? Cha mẹ có thể đưa trẻ tới các trung tâm y tế ở xã, phường để cho trẻ uống vitamin A bổ sung. Nếu vì lý do nào đó, bố mẹ không có điều kiện đưa trẻ tới các trung tâm y tế thì cán bộ y tế sẽ tới tận nhà để cho trẻ uống vitamin A theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Cho trẻ uống vitamin A thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt
Có thể bổ sung vitamin A bằng việc cho trẻ ăn một số thực phẩm chứa vitamin A thông dụng như: đường, sữa, dầu thực vật,… Đây là giải pháp gián tiếp nhưng lại mang đến hiệu quả cao trong việc cung cấp hàm lượng vitamin A cần thiết cho trẻ.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho các mẹ bầu, mẹ sau sinh, đang cho con bú đầy đủ vitamin A. Khi trẻ ăn dặm, cần phải có đầy đủ 4 nhóm chất gồm có: chất đạm, tinh bột, chất béo và vitamin.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, carotein cho cơ thể như: rau có màu xanh đậm như: rau muống, rau xà lách, rau ngót, rau dền, rau diếp,…, các loại củ quả có màu đỏ hoặc vàng như: gấc, dưa hấu, bí đỏ, hồng, xoài, đu đủ,…
Tăng cường cho trẻ ăn các loại củ quả có màu đỏ hoặc vàng, mẹ nhé
Vitamin A chỉ tan trong dầu, cho nên trong chế độ ăn uống của trẻ cần có dầu mỡ thì trẻ mới có thể hấp thu được vitamin A.
Tiêm chủng để phòng bệnh cho trẻ đầy đủ, đều đặn và đúng lịch, đặc biệt là tiêm phòng bệnh sởi.
Đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ bằng cách giữ gìn vệ sinh nhà cửa để phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm cũng như các ký sinh trùng ở đường ruột.
Cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn ít nhất là trong 6 tháng đầu, kéo dài cho đến khi trẻ được 24 tháng.
Trẻ uống vitamin A có tác dụng phụ không?
Nếu bổ sung quá nhiều vitamin A sẽ dẫn tới tình trạng thừa vitamin A. Điều này có thể gây ra nhiều tác hại khó lường như:
- Thay đổi về làn da: Trẻ bị vàng da, ngứa và tăng sự nhạy cảm đối với ánh nắng mặt trời;
- Thay đổi thị lực ở trẻ nhỏ (có thể xuất hiện tình trạng “nhìn đôi”);
- Móng, tóc khô giòn, dễ gãy;
- Đau xương, yếu xương;
- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn;
- Khó tăng cân, suy dinh dưỡng;
- Suy giảm về vị giác;
- Bệnh về nha chu;
- Dễ bị kích thích;
- Mệt mỏi, uể oải;
- Thay đổi bất thường về tâm thần.
Trẻ uống vitamin A dễ gây tác dụng phụ, nên bổ sung bằng ăn uống
Do đó, bố mẹ cần tuân thủ những lưu ý khi cho trẻ uống vitamin A như sau:
Mỗi viên nang vitamin A có chứa khoảng từ 6 – 8 giọt dịch. Nếu cắt sát đầu núm thì bố mẹ có thể bóp ra được đầy đủ 6 – 8 giọt, nếu cắt ở giữa đầu núm thì chỉ còn được khoảng 6 giọt.
Theo dõi sức khỏe của trẻ sau khi uống vitamin A thật kỹ lưỡng trong vòng 2 ngày để xử trí kịp thời các trường hợp gặp phải tác dụng phụ.
Kết luận
Tùy từng vào giới tính, độ tuổi cũng như giai đoạn phát triển mà cơ thể trẻ cần hàm lượng vitamin A cần thiết. Do đó, cha mẹ cần cho trẻ uống vitamin A một cách hợp lý, đúng liều, tránh tình trạng trẻ bị thừa hoặc thiếu vitamin A.
Nguồn tham khảo:
- https://hellobacsi.com/thuocvathaoduocaz/thuoc/vitamina/
- https://www.vinmec.com/vi/tintuc/thongtinsuckhoe/nenuongvitaminkhinao/
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3936689/