Updated at: 07-05-2020 - By: admin

Trong những năm tháng đầu đời, làn da của bé vốn mỏng manh, nhạy cảm và dễ bị kích ứng, gây nên những vết mẩn đỏ. Khi bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ, sau gáy sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu, khiến bé quấy khóc không ngừng. Chính vì vậy, cha mẹ cần biết cách chăm sóc, giữ gìn sạch sẽ để phòng bệnh cho trẻ.

Nguyên nhân nào khiến bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ, sau gáy?

Những vết nổi mẩn đỏ ở trên mặt, cổ và sau gáy của bé thường là những vùng da mỏng, có nếp gấp nên dễ bị ẩm ướt do mồ hôi khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và phức tạp. Trước khi tìm ra các phương pháp điều trị cho trẻ, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân, từ đó mới có hướng giải quyết phù hợp, triệt để nhất.

Thông thường, bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ, sau gáy do dị ứng với tác nhân bên ngoài như: sự thay đổi thời tiết, phấn hoa hoặc lông thú trong nhà,… Nếu môi trường sống ẩm mốc, không sạch sẽ cũng rất dễ khiến bé bị dị ứng.

Trong trường hợp trên cổ bé có những vết mẩn đỏ (còn gọi là vết cò mổ) do bẩm sinh thì không đáng lo ngại. Bởi lẽ, đến khi bé lớn lên, các vết này sẽ tự khỏi mà không cần đến bất cứ sự can thiệp nào cả.

Bên cạnh đó, bé bị nổi nhiều mụn đỏ quanh mặt còn do dị ứng với các loại thức ăn “lạ”. Đối với trẻ sơ sinh, chức năng tiêu hoá vẫn chưa ổn định nên nếu mẹ cho con bú mà ăn nhiều các thực phẩm dễ gây dị ứng như: hải sản, tôm, cua, đồ tanh,… cũng rất dễ khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ trên mặt, cổ và sau gáy.

Ngoài ra, nếu không chăm sóc cẩn thận, để cho bé bị côn trùng cắn hoặc là do sốt phát ban cũng khiến cho vùng da ở dưới cánh tay và cổ của bé mọc các mụn mẩn đỏ. Đối với các bé bị dị ứng với sữa bò, sữa mẹ hoặc bị khô da sẽ dẫn tới các vết chàm sữa, làm hình thành nên các nốt mẩn đỏ ở tay và chân, ngoài ra còn có thể mọc ở hai bên má, mặt, hoặc khắp người.

Bé Bị Nổi Mẩn Đỏ Trên Mặt Là Bị Bệnh Gì Vậy, Có Nguy Hiểm 1Chàm sữa cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt

Đôi khi, trẻ bị nổi mẩn đỏ trên mặt còn do yếu tố di truyền, tức là nếu cha mẹ có tiền sử hay mắc các bệnh về da như vảy nến, viêm da cơ địa thì đứa trẻ sinh ra cũng có nguy cơ cao nổi mẩn đỏ so với những đứa trẻ khác.

Hiện tượng mẩn đỏ do hăm da thường hay gặp ở các bé mập mạp, do bé có nhiều nếp gấp, ngấn ở cổ. Hơn nữa, cổ của bé còn rất yếu nên rất khó khăn để bé giữ vững cái đầu. Điều này sẽ khiến các nếp gấp da ở ngấn cổ cọ xát vào nhau, kết hợp với mồ hôi tiết ra dễ gây tổn thương cho da bé, từ đó hình thành hăm da và xuất hiện các nốt mẩn đỏ ở cổ, mặt, sau gáy.

Đồng thời, vùng cổ của bé là nơi ẩm ướt và dễ rơi vãi thức ăn, sữa mà không được chú ý lau sạch nên dễ tạo điều kiện cho nấm men Candida phát triển và gây ra các vết đỏ. Vào những ngày hè nắng nóng, vùng cổ của bé lại là nơi giữ mồ hôi, hay ẩm ướt đã tạo điều kiện để các gai nhiệt hình thành và phát triển, do đó dễ xuất hiện các dạng nổi mẩn do nhiệt và các mụn đỏ. Nếu không được điều trị sớm, đúng cách, các vết mẩn đỏ ở cổ có thể lan sang các vùng da khác như ngực, lưng, mặt, tai gây đau nhức, khó chịu cho bé.

Cha mẹ phải làm sao khi bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ, sau gáy?

Ngay khi phát hiện bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ, sau gáy, các bậc cha mẹ cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, từ đó đưa ra phương án khắc phục kịp thời tình trạng này.

Khi bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ do hăm da hoặc dính bẩn, cha mẹ cần tiến hành rửa sạch vùng da của bé thật nhẹ nhàng nhằm loại bỏ hết bụi bẩn, bã nhờn trên da. Lưu ý, nên rửa bằng nước ấm với các loại xà phòng phù hợp cho trẻ, không gây kích ứng da. Sau khi rửa xong, nhanh chóng thấm khô nước cho bé bằng khăn bông mềm.

Trẻ nổi mụn đỏNếu trẻ bị mẩn đỏ trên mặt, nên rửa bằng nước ấm và bôi dầu dừa

Nếu có điều kiện, cha mẹ có thể sử dụng dầu ô liu hoặc dầu dừa để bôi lên các vùng da bị mẩn đỏ giúp dưỡng ẩm cho bé. Tuy nhiên cần mua những tinh dầu tự nhiên, nguyên chất 100% ở những địa chỉ uy tín. Để an toàn hơn cho trẻ, các mẹ nên tự tay làm những loại tinh dầu này.

Trong trường hợp bé bị nổi mẩn đỏ do thời tiết quá nóng bức, mẹ cần làm mọi biện pháp để đảm bảo nơi ở, vui chơi của bé luôn được thông thoáng, mát mẻ. Nếu thấy cần thiết, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm cho không khí đỡ hanh khô.

Bên cạnh đó, nếu bé bị nổi mẩn đỏ do nhiễm nấm men thì cần tắm rửa cho bé và sử dụng các loại thuốc bôi kháng nấm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, cần vệ sinh, quét dọn thật sạch sẽ phòng ở của bé để vi khuẩn, nấm không có môi trường để sinh sôi, nảy nở.

Một điều cha mẹ cần lưu ý nữa đó là luôn mặc quần áo thoáng mát, mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt cho bé. Mặt khác, phải thường xuyên lau rửa và giữ cho vùng cổ luôn được khô thoáng, không bị ẩm ướt, không bị gập, ngấn.

Cách trị các vết mẩn đỏ ở cổ, mặt và sau gáy cho bé không cần dùng thuốc

Không phải lúc nào dùng thuốc cũng đem lại hiệu quả trị bệnh cao. Có những căn bệnh chỉ cần dùng các loại lá có sẵn trong vườn nhà để tắm cho bé đem lại kết quả như mong muốn, đồng thời lại tiết kiệm chi phí. Khi trẻ bị nổi mẩn ở mặt, cha mẹ có thể cho con tắm với những loại lá sau:

  •  Tắm lá trà xanh giúp bé hết mẩn đỏ: lá trà xanh không những có khả năng sát khuẩn, chống viêm mà còn giúp trị mẩn ngứa hiệu quả, bảo vệ làn da mỏng manh của các bé. Vì thế, mẹ hãy dùng lá trà xanh rửa sạch, vò nát rồi nấu nước tắm cho bé hàng ngày sẽ thấy hiệu quả rất rõ rệt.

Trẻ nổi mụn đỏCác loại lá tắm có thể giúp da mặt và cổ bé hết mẩn đỏ

  •  Bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ, hãy tắm sài đất: sài đất là loại thảo dược cực tốt cho bé, giúp kháng khuẩn, chống lở loét nên được dùng làm lá tắm giúp trị chứng nổi mẩn ngứa ở da bé rất tốt. Cách làm rất đơn giản, mẹ chỉ cần lấy 1 nắm to cây sài đất đem rửa sạch, nấu với nước cho sôi khoảng 15 phút rồi pha ra chậu cho con tắm hàng ngày là mẩn đỏ sẽ sớm lặn hết.
  •  Tắm lá khế giúp trị mẩn đỏ trên da cho bé: Lá khế vò nát cho vào nồi nước nấu lên rồi tắm cho bé sẽ giúp làm mát da, sát khuẩn và điều trị nổi mẩn đỏ, phát ban cực tốt. Mẹ hãy kiên trì cho bé tắm mỗi ngày với nước lá khế là con sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu, mẩn đỏ “bay đâu hết” ngay.
  •  Dùng mướp đắng trị mẩn đỏ trên mặt, cổ và gáy cho bé: Từ xa xưa, lá mướp đắng đã được biết đến như một vị thuốc mát lành. Mẹ hãy lấy 1 nắm lá, thân hoặc vài quả mướp đắng đem rửa sạch, vò nát rồi thêm nước sạch, nấu sôi khoảng 10 phút với lửa to. Nước mướp đắng bắc xuống, chắt lấy nước pha ra chậu rồi cho bé ngâm mình trong đó khoảng 15 phút, sau đó tắm lại bằng nước sạch. Tắm trong vài ngày như thế sẽ không còn dấu hiệu của các vết mẩn nữa.

Nếu đã áp dụng các loại lá tắm kể trên mà các vết mẩn đỏ trên da bé không thuyên giảm, thậm chí còn nghiêm trọng hơn thì bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị sớm, đúng cách.

Phòng ngừa tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ, sau gáy

Các vết mẩn đỏ ở cổ, mặt, gáy tuy không nguy hiểm đến tính mạng trẻ nhưng lại khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc làm cho cha mẹ lo lắng. Ông bà ta có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, trước hết cần phải giữ cho vùng da của bé sạch sẽ, khô thoáng để tránh tình trạng hăm da, mụn kê, mụn sữa,… cho bé.

Đồng thời, cha mẹ cần cắt móng tay cho bé thường xuyên để hạn chế tình trạng bé đưa tay lên gãi khi bị nổi mẩn, ngứa da, gây tổn thương cho da nặng hơn.

Trong thực đơn hàng ngày, cần chú ý đến chế độ ăn uống của cả mẹ và bé sao cho khoa học và hợp lý. Trong thời gian đang cho con bú, mẹ cần tránh những thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như hải sản, đậu phộng,… Ngoài ra, nếu thấy bé bị nổi nhiều mụn đỏ quanh mặt, mẹ cũng nên hạn chế các thức ăn quá mặn. Đồng thời, nhớ bổ sung đầy đủ nước cho bé nhé.

Trẻ nổi mụn đỏCần phải giữ cho vùng da của bé sạch sẽ để tránh hăm da

Cha mẹ cần cho bé nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, đúng giờ trong không gian yên tĩnh để gia tăng sức đề kháng cho sức khỏe cũng như làn da của trẻ. Tránh đặt bé nằm ngủ ở những nơi quá nóng hoặc ngột ngạt gây bức bí cho làn da.

Khi chọn chất liệu vải của quần áo trẻ sơ sinh sao cho có độ mỏng, nhẹ, mịn màng, thấm hút tốt và nếu được nên chọn chất liệu vải tự nhiên để không gây kích ứng da bé khi mặc. Đặc biệt, khi trẻ ăn, uống sữa xong, cần chú ý lau khô, sạch vùng da ở miệng và cổ để tránh rơi rớt thức ăn vào cổ bé gây hăm da.

Cha mẹ cần thường xuyên cắt móng tay, móng chân định kỳ cho bé, hạn chế để bé dùng móng tay gãi, cọ xát, cào xước vùng da đang bị nổi mẩn ngứa khiến cho tình hình càng trở nên trầm trọng hơn.

Khi tắm cho bé nên sử dụng loại sữa tắm có nguồn gốc thảo dược, dùng riêng cho bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ hay bất cứ ở vị trí nào để đảm bảo không có tính tẩy rửa mạnh và mùi hương phải nhẹ dịu, tránh quá nồng nặc.

Cuối cùng, cần nhớ rằng hiện tượng bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ, sau gáy sẽ không xảy ra nếu như cha mẹ biết cách phòng tránh đúng đắn. Nếu bé chẳng may bị nổi mẩn trên da, cần bình tĩnh tìm nguyên nhân và cách xử lý, không nên lo lắng thái quá.

Xem thêm:

Trẻ Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Bụng Và Lưng Do Đâu? Nguy Hiểm Không

Nguồn tham khảo

  • https://www.webmd.com/parenting/baby/baby-skin-rashes
  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/323172.php

 

4/5 - (1 vote)