Updated at: 21-04-2020 - By: admin

Chàm sữa là một bệnh phổ biến ở lứa tuổi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Về căn bản, bệnh chàm không gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của bé. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp trẻ mắc phải có thể bị các biến chứng nếu điều trị và chăm sóc sai cách. Vậy mẹ nên làm gì khi thấy chàm sữa ở trẻ sơ sinh? Hãy xem qua những thông tin trong bài phân tích này.

Trẻ bị đau mắtTình trạng chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Thế nào là hiện tượng chàm sữa ở trẻ sơ sinh?

Chàm sữa trẻ sơ sinh hay còn được biết đến với tên gọi khác là lác sữa, viêm da cơ địa hoặc eczema. Thông thường, những trẻ mới được 3 tháng tuổi cho đến khi đã đủ 24 tháng tuổi thường dễ bị bệnh chàm. Loại bệnh chàm ở trẻ sơ sinh này là một dạng bệnh ngoài da, không phải là bệnh truyền nhiễm và cũng sẽ không làm cho sức khỏe của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng hay gặp nguy hiểm. Dù vậy, tính chất của chàm sữa là khả năng dễ tái phát.

Khi trẻ đã từng bị một lần có thể sẽ gặp lại về sau. Không những thế, việc chăm sóc của cha mẹ cũng sẽ tác động một phần đến các vết chàm ở trẻ sơ sinh. Nếu quá trình chăm sóc không đúng cách, chàm sữa có thể biến thành chàm thể tạng. Bên cạnh đó, khi tình hình này càng kéo dài, dù sau này có khỏi bệnh, các vết chàm có thể in lại và để lại sẹo. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến da bé gây mất thẩm mỹ, bé sẽ bị tự ti, bị trêu chọc về sau.

Nguyên nhân gây chàm ở trẻ sơ sinh

Tình trạng trẻ sơ sinh bị chàm sữa là bệnh xảy ra trên bề mặt da bé chứ không lan vào trong cơ thể. Tuy nhiên, nguồn gốc gây nên bệnh có thể xuất phát từ bên trong cơ thể của bé. Qua các cuộc nghiên cứu, các chuyên gia đã phát hiện ra những khả năng làm cho trẻ sơ sinh bị chàm chính là:

  • Cơ địa của từng bé: vì có cơ địa, thể trạng sức khỏe khác nhau nên sẽ có trẻ sẽ bị chàm sữa nhưng cũng có trẻ sẽ không mắc phải. Cũng do có cơ địa đặc biệt như vậy nên da của bé thường sẽ nhạy cảm hơn so với những đứa bé khác. Do đó, bé thường dễ mắc các bệnh dị ứng.
  • Người thân trong gia đình từng bị bệnh: nguyên nhân thứ hai phải kể đến là sự ảnh hưởng từ những người trong gia đình. Nếu gia đình của bé từng có người bị các bệnh như hen suyễn, mề đay hay da bị dị ứng mỗi khi thời tiết thay đổi thì khả năng cao bé sẽ mắc phải bệnh chàm sữa.
  • Chế độ ăn của mẹ: thức ăn chủ yếu của các bé sơ sinh luôn là sữa mẹ. Hơn nữa, trong sữa mẹ cũng sẽ chứa những chất có từ việc ăn uống hằng ngày của mẹ. Vì thế, nếu mẹ ăn uống lung tung, không chú ý thì khi trẻ bú sữa có thể sẽ bị mắc bệnh. Cho nên, việc trẻ bị chàm sữa sẽ có một phần nguyên do từ những món ăn như đồ tanh, hải sản, thực phẩm giàu đạm mà mẹ hay ăn. Bởi cơ thể của bé chưa cứng cáp và hoàn thiện nên sẽ có những chất bé không thể hấp thu và tiêu hóa được hết theo đường sữa mẹ. Chính điều này đã làm tích tụ và gây nên bệnh dị ứng và khiến cho cơ thể bé nổi chàm.
  • Các tác nhân từ bên ngoài: không chỉ bị ảnh hưởng từ những yếu tố bên trong như đường ăn uống mà chàm sữa còn bắt nguồn từ các tác nhân gây hại từ bên ngoài môi trường. Khi môi trường quá ô nhiễm thì cũng đồng nghĩa là khói bụi nhiều thêm và chính thứ này đã làm cho cơ thể non nớt của bé nhiễm phải gây ra chàm. Ngoài ra, nếu bé có làn da nhạy cảm, hay bị dị ứng thì càng dễ bị chàm sữa khi thời tiết thay đổi. Thêm nữa, lông từ các con vật nuôi trong nhà như chó, mèo hay việc không giữ gìn sạch sẽ nơi ở, đồ chơi của bé cũng có thể gây ra chàm sữa ở trẻ sơ sinh.

Biểu hiện chàm ở trẻ sơ sinh

Bệnh chàm sữa cũng có biểu hiện là những hạt li ti ở những vùng có chàm nên thường có thể làm cho cha mẹ nhầm lẫn mà không phát hiện ra. Chính vì thế, cha mẹ muốn nhận biết được dấu hiệu trẻ đang mắc bệnh chàm để có phương pháp chăm sóc hợp lý thì hãy đọc qua những biểu hiện thường gặp sau:

  • Vào thời gian đầu lúc mới bị chàm, trên cơ thể bé thường sẽ nổi lên các nốt mẩn đỏ cùng những vảy nhỏ li ti rất bé. Khi mẹ sờ vào những nốt này sẽ cảm giác thấy chúng khô và ráp.
  • Không chỉ vậy, những nốt này xuất hiện sẽ mang tới cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho bé nên nếu để ý mẹ có thể thấy tay bé hay quơ lên hoặc bé chà đầu, mặt chính mình xuống gối vì muốn gãi. Nếu không ngăn lại các nốt mẩn sẽ vỡ nước ra.
  • Trong trường hợp các mụn nước đã bị vỡ, mẹ sẽ cần lau nhẹ nhàng và vệ sinh sạch sẽ để da bé sau này không để sẹo hay bị ảnh hưởng gì khác. Tuy nhiên, vẫn có một số cha mẹ lại không chú ý đến điều này nên không chăm sóc cẩn thận những chỗ mụn bị vỡ. Cho nên, về sau những chỗ bị chàm sẽ trở thành lớp hóa sừng bì cứng làm cho da bé bị xấu đi.
  • Bình thường, các vết chàm ở trên người bé thường sẽ khô lại sau khoảng một tuần. Và các lớp da non sẽ bắt đầu hình thành còn những lớp khô cứng sẽ từ từ bong ra. Việc tái tạo lớp da mới có thể gây cảm giác ngứa và khiến bé khó chịu trong suốt thời gian này. Không chỉ thế, đôi khi các vết nứt nẻ lớn có thể xuất hiện ở những chỗ có chàm gây rỉ máu. Nếu không cẩn thận vệ sinh sạch sẽ và chữa trị ngay, bé có thể bị nhiễm trùng và còn để lại sẹo.
  • Với những bé bị chàm sữa, các giấc ngủ của bé sẽ luôn diễn ra tình trạng ngủ không sâu, khó ngủ, thậm chí là mất ngủ. Việc ăn uống, bú sữa hằng ngày cũng sẽ giảm đi và khóc nhiều hơn do vết chàm làm bé ngứa và khó chịu.

Chàm Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Điều Trị 'Lác Sữa' Hiệu Quả 1Quấy khóc là một trong những biểu hiện khi bé bị chàm sữa

Các kiểu chàm sữa thường gặp ở trẻ

  • Trẻ sơ sinh bị chàm sữa ở mặt

Tình trạng trẻ sơ sinh bị chàm sữa ở mặt là khi mẹ thấy các nốt mẩn đỏ nhỏ li ti như những mụn nước nổi đầy trên mặt bé. Lúc mẹ sờ vào đều luôn cảm thấy khô ráp. Bình thường, những bé bị chàm sữa ở mặt sẽ tự khỏi khi đã được 1 tuổi. Tuy vậy, cũng có những bé lâu hết hơn. Điều này là tùy thuộc vào cơ thể và cách chăm sóc hằng ngày của mẹ.

  • Vết chàm đen ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có vết chàm đen là điều không hiếm, ngay cả người lớn chúng ta cũng có. Những vết chàm này thực chất là những bớt sắc tố lành tính có từ khi sinh ra. Tùy từng trẻ mà lúc nhỏ đã có thể thấy vết chàm đen này nhưng cũng có bé phải đến lúc lớn chúng mới hiện ra rõ.

Độ phát triển của các vết chàm đen thường diễn ra chậm và cố định lại khi đến tuổi dậy thì. Kích thước của các vết chàm cũng sẽ khác nhau, có vết chàm thì nhỏ như đầu ngón tay, có vết chàm lại lớn tạo thành một mảng rộng trên cơ thể. Vết chàm đen này không hề gây nguy hại đến sức khỏe nhưng nó lại ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ trên da.

  • Trẻ sơ sinh bị chàm đỏ

Chàm đỏ còn có một tên khác là bớt đỏ hay bớt rượu vang. Hiện tượng chàm đỏ xuất hiện là do các tế bào sinh sắc tố ở da tập trung quá nhiều vào một điểm. Cũng như vết chàm đen, chàm đỏ cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà chỉ gây mất thẩm mỹ cho bé.

  • Chàm xanh ở trẻ sơ sinh

Không chỉ có các vết chàm màu đen hay đỏ, bệnh chàm còn có thể xuất hiện dưới dạng những mảng màu xanh. Chúng đều là những đốm có các kích thước khác nhau và có nhiều ở phần mông, lưng dưới , cánh tay hay chân của bé. Thời điểm có mặt của vết chàm xanh có thể là vào lúc mới sinh hay sau này khi bé lớn hơn.

  • Trẻ sơ sinh bị chàm ở cổ

Cũng giống với tình trạng chàm ở mặt, trẻ sơ sinh bị chàm ở cổ cũng có các hạt li ti rất nhỏ như mụn nước nổi đỏ lên. Chúng cũng gây ra ngứa ngáy và rất dễ bị vỡ nếu bé thường xuyên gãi. Chỉ cần mẹ chăm sóc bé đúng cách, bệnh này một thời gian chắc chắn sẽ khỏi.

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa phải làm sao?

Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh nguy hiểm và hoàn toàn có thể chữa khỏi. Muốn được như vậy, cha mẹ cần chú ý tới bé hơn và bản thân phải biết cách chăm trẻ sơ sinh sao cho đúng để bệnh không biến chuyển nặng hơn.

  • Không cho bé ăn các món ăn lên men, hải sản, trứng, đậu phộng, cà chua… vì chúng có thể khiến bé bị dị ứng và bị chàm
  • Cho trẻ sơ sinh bú thật nhiều sữa trong thời gian dài còn với những bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể cho ăn những món lành, không gây dị ứng khác
  • Vì chàm là một bệnh ngoài da nên cũng có thể dùng loại thuốc bôi. Nhưng trẻ sơ sinh bị chàm bôi thuốc gì cho hiệu quả? Câu trả lời là sẽ tùy vào mức độ bị chàm của bé. Nếu các vết chàm của bé bị nổi đỏ, chảy dịch, các loại thuốc như Milian, Eosin… sẽ tốt cho trẻ để sát trùng lên chỗ bị thương tổn. Khi chàm đã chuyển sang khô, đỏ và trong giai đoạn tróc vẩy từ từ, mẹ có thể cho bé dùng Eumovate, một loại kem trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh có chứa corticosteroid trong 7 đến 10 ngày. Còn khi phần da chỗ bị chàm khô và nhiều lớp sừng dày, thuốc mỡ có corticosteroid và chất tiêu sừng salicylic acid sẽ phù hợp với bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý tránh cho bé dùng liều kháng sinh cao, không tiêm phòng, không tự quyết định mua thuốc bôi hay sử dụng các mẹo chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh trong dân gian khi mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ vì chúng có thể khiến bé bị sốc phản vệ, bệnh trở nặng và gây nguy hiểm.
  • Với việc tắm rửa thì tốt nhất nên chó bé tắm bằng nước ấm và không tắm quá lâu. Nếu có muốn dùng sữa tắm thì nên dùng đúng loại phù hợp với bé.
  • Thường xuyên bấm móng tay để bé không gãi mỗi khi ngứa
  • Chọn cho bé những bộ đồ mềm, không gây xây xước da như đồ bằng bông. Các đồ bằng len và sợi tổng hợp không nên dùng vào thời điểm này vì có thể làm bé bức bối, khó chịu.
  • Đảm bảo da dẻ của bé luôn khô ráo, không bị đổ nhiều mồ hôi
  • Thường xuyên thay tã lót cho bé 3 lần mỗi ngày và đổi sang quần áo mới sau khi tắm
  • Cho trẻ tránh xa những ai vừa mới tiêm phòng và cũng không nên cho bé nhập viện trừ trường hợp cấp bách vì bệnh có thể  nghiêm trọng hơn
  • Giữ gìn môi trường sạch sẽ, gọn gàng, thoáng mát. Khi ngủ trong phòng máy lạnh thì nên bỏ vào một thau nước để giữ độ ẩm.

Làm gì để bé không bị chàm sữa?

  • Luôn vệ sinh nhà cửa, chăn, gối đệm thường xuyên để tránh ẩm thấp, các loại vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập

Chàm SữaThường xuyên giặt giũ sạch sẽ chăn gối để tránh vi khuẩn gây hại phát triển

  • Nếu nhà bạn có nuôi chó mèo thì nên nhốt chúng lại hoặc gửi nhờ người thân nuôi cho đến khi bé khỏi bệnh hoàn toàn vì khi tiếp xúc phải với vật nuôi, bệnh chàm của bé sẽ nặng hơn.
  • Mẹ nên bổ sung cho cơ thể chất ARA bằng cách ăn các loại cá biển để khi trẻ bú mẹ sẽ có được dưỡng chất chống dị ứng. Không chỉ vậy, các thức ăn từ trứng, trứng cá, nội tạng động vật, mỡ động vật, trứng vịt lộn… mẹ không nên ăn vì bé có thể bị dị ứng sau khi bú sữa mẹ.

Kết luận

Các mảng chàm sữa ở trẻ sơ sinh thường gây ngứa và khó chịu. Vì thế, bé thường sẽ hay gãi và làm cho các vết chàm nặng hơn. Cho nên, bố mẹ cần biết cách chăm sóc giúp bé giảm ngứa để bệnh không bị nhiễm trùng và nhanh khỏi hơn.

Xem thêm:

Mẹ Đã Biết 9 Cách Trị Hăm Cho Trẻ Sơ Sinh Theo Dân Gian Và Tây Y Chưa

Nguồn tham khảo

  • https://mayduavong.biz/nguyen-nhan-va-cach-chua-tri-benh-cham-sua-o-tre-so-sinh-hieu-qua.html
  • https://www.marrybaby.vn/benh-tre-em/tre-so-sinh-bi-cham-sua
  • https://www.webmd.com/parenting/baby/baby-eczema-questions-answers#1

 

Rate this post