Updated at: 06-05-2020 - By: admin

Bệnh uốn ván là một bệnh nguy hiểm bởi khả năng mắc bệnh rất nhanh. Chỉ cần bé bị một vết thương dù nhỏ hay to trong khi vẫn chưa được tiêm phòng đầy đủ thì con của bạn có khả năng cao sẽ bị uốn ván. Vì thế đối với vấn đề này, bố mẹ sẽ cần tìm hiểu lịch tiêm phòng để đưa bé đi chích đủ hết số mũi cần thiết. Nhưng nhiều người vẫn thắc mắc rằng khi đã tiêm đủ số mũi như vậy thì sẽ phòng bệnh trong bao lâu, chích ngừa uốn ván rồi có cần chích lại không, bao lâu thì chích lại một lần. Để giải đáp toàn bộ vấn đề này, cha mẹ hãy đọc hết bài viết này nhé.

Chỉ với một vết thương vô tình trong khi đang chạy nhảy vui chơi, bé của bạn đã có thể bị trực khuẩn gây ra bệnh uốn ván xâm nhập

Uốn ván có gây nguy hiểm không?

Không ai trong chúng ta là chưa từng nghe nói tới bệnh uốn ván. Bệnh này gặp nhiều ở trẻ nhỏ và được xem là căn bệnh nguy hiểm vì nó làm tăng tỷ lệ tử vong cho những ai mắc phải. Bệnh uốn ván này được tạo ra từ một loại độc tố có tên clostridium tetani và thường lợi dụng các vết thương trong điều kiện yếm khí để xâm nhập. Khi đã vào được cơ thể vật chủ, trực khuẩn này bắt đầu hành trình gây hại.

Trước tiên, nó sẽ phóng độc tố vào dòng máu và tấn công các bản vận động thần kinh – cơ. Khi đó, cơ thể người bệnh trở nên co cứng lại cùng với các cơn co giật. Một điều nữa là cơn co giật này có thể do tác động nào đó kích thích khiến nó xảy ra hoặc có một cách tự nhiên. Dựa vào những yếu tố như vị trí vết thương, vết thương rộng hẹp cỡ nào, điều kiện yếm khí ở đó ra sao, mức độ bị nhiễm độc mà gây ra kiểu uốn ván khác nhau. Có thể là uốn ván khu trú (uốn ván thể đầu, co giật một chi… ) hoặc là uốn ván toàn thể.

Sau khi bị trực khuẩn làm cho hư hại cơ thể, phải mất 7-10 ngày thì người bị bệnh này mới phát hiện được thông qua các triệu chứng cứng người, co giật nói trên. Bên cạnh đó, những người xung quanh có thể thấy người mắc bệnh khó thở, tiếng thở càng ngày càng yếu, ngay sau đó là tim ngừng đập và tử vong. Lúc này, khi đưa đi khám sẽ nhận được chẩn đoán người bệnh bị bệnh uốn ván. Tuy ở nước ta, bệnh này có thể gặp nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng ở các nước phát triển thì bệnh này lại xảy ra ở người cao tuổi.

Làm sao để biết trẻ đang có dấu hiệu của bệnh uốn ván?

Bệnh uốn ván này có thời gian ủ bệnh là 3-10 ngày hoặc 3 tuần. Thường thì sau một tuần, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

  • Cảm giác đau đầu khó chịu

Chích Uốn Ván Có Tiêm LạiHiện tượng đau đầu cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ có thể bị bệnh uốn ván

  • Cảm thấy các bắp thịt như bị đông cứng lại. Người mắc bệnh sẽ thấy được quá trình cứng cơ bắt đầu từ trong xương hàm, sau đó lan đến cổ, cánh tay, chân và bụng.
  • Khi ăn uống, hay thậm chí là nuốt nước miếng cũng cảm thấy rất khó khăn
  • Trong người luôn tồn tại cảm giác bồn chồn, lo lắng khó tả
  • Họng bị đau giống như bị bệnh cảm sốt bình thường
  • Ra mồ hôi liên tục và có hiện tượng bị sốt
  • Thường xuyên bị đánh trống ngực
  • Có thể bị huyết áp cao hoặc huyết áp thấp tùy từng người
  • Cảm thấy các cơ ở mặt đang co thắt lại

Nếu các triệu chứng trên không được nhận ra kịp thời có thể sẽ dẫn đến tử vong do ngạt thở, tim ngừng đập. Vì vậy, khi thấy một trong dấu hiệu kể trên cần đưa ngay người bệnh đi bệnh viện. Khi được điều trị và hồi sức cấp cứu kịp thời, tính mạng có thể vẫn được bảo toàn.

Chích ngừa uốn ván thế nào?

Việc chích ngừa uốn ván để phòng bệnh sẽ được chia làm 4 đợt tiêm:

  • Đợt 1 sẽ được chích 2 mũi 1 lúc. Với mũi thứ nhất, y tá sẽ tiêm cho bé mũi huyết thanh uốn ván Tetanus 1500DV và chích trong vòng 24 tiếng kể từ thời điểm bị thương trầy xước. Còn mũi thứ 2 là mũi VAT và được chích cùng lúc với mũi thứ nhất. Lý do cho việc phải tiêm cả hai mũi này trong một lần là vì mũi huyết thanh chỉ có tác dụng trong 10 ngày còn mũi vắc xin thì phải đợi khoảng nửa tháng thì mới có kháng thể để ngừa bệnh. Nên nếu chỉ tiêm vắc xin mà không tiêm huyết thanh thì cơ thể người được tiêm sẽ vẫn có khả năng bị uốn ván vì thời gian để kháng bệnh là quá lâu. Ngược lại cũng vậy, nếu chỉ tiêm huyết thanh mà không tiêm vắc xin thì sau thời hạn 10 ngày, bé cũng có thể bị uốn ván vì thời điểm này thuốc đã hết tác dụng.
  • Sau khi đã chích đợt một, bạn chờ một tháng sau lại đưa bé đi chích đợt hai. Đợt này sẽ là tiêm mũi thứ 3.
  • Sau đó 6 tháng, bạn lại đưa bé đi chích đợt 3 để tiêm mũi thứ 4.
  • Và mũi cuối cùng là mũi thứ 5 sẽ được tiêm sau đó 12 tháng.

Chích Uốn Ván Có Tiêm LạiCha mẹ cần nắm rõ lịch trình tiêm phòng uốn ván để đưa trẻ đi chích

Vacxin uốn ván có tác dụng trong bao lâu?

Loại vắc xin uốn ván phòng bệnh cứ sau 4 đợt chích là trẻ không cần phải chích thêm nữa cho đến 10 năm sau. Và trong khoảng thời gian này bạn có thể yên tâm bé sẽ không mắc bệnh uốn ván. Sau 10 năm đó, bé sẽ cần đi tiêm phòng lại lần nữa và cũng tiêm trong 4 đợt vì khi đã qua 10 năm thuốc không còn tác dụng để tạo kháng thể chống bệnh nữa.

Vì vậy, cứ sau 10 năm trẻ sẽ đi tiêm như vậy một lần. Điều đặc biệt ở đây là sau nhiều lần tiêm cách 10 năm như vậy và đảm bảo được mỗi lần đều tiêm đủ số mũi thì cơ thể lúc này sẽ có khả năng miễn dịch với bệnh uốn ván cả đời. Cho nên, mọi người khi đi tiêm uốn ván cần tiêm đủ số mũi cả huyết thanh lẫn vắc xin và nên tiêm thêm globulin nếu người bệnh bị vết thương nặng và sâu, bị nhiễm bẩn nghiêm trọng.

Chích ngừa uốn ván rồi có cần chích lại không?

Trong mỗi lần tiêm bạn sẽ cần tiêm hết trong 4 đợt, mỗi đợt chỉ cách nhau vài tháng. Sau khi chích hết các mũi cần thiết như vậy. Người được tiêm mới có thể an tâm mình sẽ không bị uốn ván trong một thời gian dài. Nên nếu chỉ thực hiện chích ngừa một trong bốn đợt hay đợt chích đợt không và không theo lịch trình thì bệnh vẫn có thể tự nhiên tìm đến. Tuy nhiên, loại kháng thể được tạo ra từ huyết thanh và vắc xin không phải là mãi mãi mà nó chỉ tối đa trong thời hạn 10 năm.

Sau 10 năm, các kháng thể đã từng bảo vệ người bệnh đã không còn nữa. Do đó, lúc này người từng tiêm phòng phải đi tiêm lại lần nữa. Cứ thực hiện tiêm phòng cách 10 năm như vậy vài lần thì tự nhiên trong cơ thể sẽ được sản sinh ra một loại kháng thể miễn dịch uốn ván suốt đời. Khi đó, dù bạn không tiêm phòng thêm nữa thì bạn vẫn không bị bệnh. Nhưng điều này chỉ có thể xảy ra khi người bệnh tiêm phòng đầy đủ. Cho nên với vấn đề có phải chích ngừa uốn ván lại khi đã từng chích ngừa uốn ván trước rồi không thì câu trả lời rõ ràng là có rồi.Chích Uốn Ván Có Tiêm Lại

Tiêm phòng uốn ván sau chấn thương

Nếu có thể bạn nên đưa bé đi uốn ván ngay khi có đợt. Như vậy, sẽ giúp trẻ được phòng bệnh sớm dù chẳng may có bị vết thương nào đó trên người. Tuy nhiên vẫn có trường hợp chưa thể đi chích được ngay hoặc chưa tiêm đủ mũi. Nên với những trường hợp như vậy, bố mẹ cần lưu ý trên người con.

Khi thấy có bất kỳ vết thương nào xuất hiện thì nên đưa bé đi tiêm phòng càng sớm càng tốt vì loại trực khuẩn gây nên bệnh uốn ván thường sẽ dựa vào các vết thương này để làm lối vào và gây hại cho sức khỏe con người. Thêm nữa, ngoài các vắc xin kháng bệnh và huyết thanh ra, người bị thương cần được tiêm thêm globulin miễn dịch uốn ván. Vì trường hợp này rất khẩn cấp nên nếu không nhanh chóng tiêm phòng sẽ rất nhanh mắc bệnh và ảnh hưởng tới tính mạng.

Phòng bệnh uốn ván như thế nào?

  • Vì bệnh uốn ván có thể xảy đến với bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào nên mọi người đều cần đi tiêm phòng uốn ván từ sớm, nhất là trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
  • Khi bị các vết trầy xước hay bị thương, cần vệ sinh sạch sẽ rồi đến ngay bệnh viện khám và tiêm phòng vắc xin kịp thời.
  • Đối với các vết thương, luôn giữ cho chúng sạch sẽ, thay băng thường xuyên, tối thiểu ngày một lần và không để chỗ bị thương tiếp xúc với nước ẩm, nước bẩn để tránh tình trạng nhiễm trùng, hoại tử.

Chích Uốn Ván Có Tiêm LạiXử lý vết thương thường xuyên để tránh nhiễm trùng gây hoại tử

  • Ngoài ra, cần chú ý bôi lớp kem hoặc mỡ kháng sinh sau mỗi lần xử lý vết thương. Làm vậy vừa giúp vết thương nhanh khỏi vừa ngăn chặn vi khuẩn tấn công, đặc biệt là vi khuẩn uốn ván.

Kết luận

Với những thông tin đã được chia sẻ ở trên, mọi người đã hiểu bệnh uốn ván nguy hiểm đến mức nào, tiêm phòng thế nào, thuốc có tác dụng bao lâu và có được câu trả lời cho chích ngừa uốn ván rồi có cần chích lại không. Chính vì thế, các ông bố bà mẹ cần có kiến thức đầy đủ về bệnh uốn ván cùng cách phòng tránh để giúp cho con mình luôn được khỏe mạnh và phát triển thật tốt.

Xem thêm:

Lưu Ý Gì Khi Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu

Nguồn tham khảo

  • https://vicare.vn/bai-viet/tiem-chich-ngua-uon-van-roi-co-phai-tiem-lai-khong/
  • https://vnvc.vn/tiem-phong-uon-van-doi-den-khi-co-vet-thuong-moi-di-tiem-thi-da-muon/
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tetanus/symptoms-causes/syc-20351625
  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/163063.php

 

Rate this post