Updated at: 09-05-2020 - By: admin

Tình trạng đa ối xảy ra có liên quan nhiều đến lượng nước cung cấp hằng ngày cùng lượng nước ối bị dư ra trong tử cung. Nên vấn đề như đa ối nên ăn gì hay uống nước với lượng bao nhiêu là hợp lý khi bị đa ối được rất nhiều mẹ quan tâm. Bởi vì nếu không chú ý vấn đề dư ối này có thể chuyển biến nghiêm trọng gây hại cho cả mẹ và bé. Vì thế, với bài viết lần này, chúng tôi sẽ đưa ra những lưu ý để mẹ có thể ăn uống đầy đủ mà không lo dư nước ối.

Đa ối nên ăn gìMẹ bầu bị đa ối thì nên ăn gì?

Như thế nào gọi là đa ối?

Đa ối này có thể hiểu là tình trạng nước ối bị dư thừa sau một thời gian tích tụ trong tử cung. Về căn bản, nước ối được tạo ra phần lớn là từ thai nhi. Đóng vai trò bảo vệ thai nhi khỏi sự tiếp xúc các vi khuẩn gây hại và các chấn thương có thể xảy ra. Bên cạnh đó, nước ối còn giúp thai nhi phát triển phổi và học cách hô hấp từ trong bụng mẹ.

Thêm nữa, không ăn uống trực tiếp như khi ở ngoài bụng mẹ, thai nhi sống bằng môi trường được tạo ra từ nước ối cùng nguồn dưỡng chất khi mẹ ăn uống và được nước ối giữ cho thân nhiệt luôn ở mức ổn định. Lượng nước ối bình thường có ở một người phụ nữ mang thai là khoảng 1 lít ở tuần thai 37. Khi gần tới ngày sinh ở tuần thứ 40, nước ối sẽ giảm xuống, chỉ còn 0,5 lít.

Nước ối thường được thai nhi nuốt vào và thải ra theo dạng nước tiểu. Đến khi chào đời, lượng nước này cũng sẽ thai nhi ra ngoài cơ thể của mẹ. Tuy nhiên, khi cơ chế này bị đảo lộn khiến cơ thể không thể kiểm soát được lượng nước ối như trước. Thể tích nước ối lúc này bị tăng nhanh đột ngột tạo cảm giác nặng nề và khó chịu cho các mẹ bầu.

Khi thực hiện chẩn đoán, kết quả đưa ra thường là 2 lít hoặc hơn 2 lít nước ối được sản sinh ra. Nghiêm trọng nhất, nước ối có thể tăng lên đến 3 lít, nhiều gấp 3 lần bình thường. Để có thể đo được lượng nước ối, bác sĩ sẽ dựa vào siêu âm và kết quả ước lượng gián tiếp. Nếu kết quả cho thấy chỉ số AFI của mẹ vượt quá 25cm, mẹ đã bị đa ối.

Điều gì gây nên tình trạng đa ối ở mẹ bầu?

Nước ối trong tử cung của người mẹ là được tạo ra từ thận của thai nhi. Nước ối này thường xuyên diễn ra quá trình tái tạo. Quá trình tái tạo này từ lúc bắt đầu thai nhi nuốt chất lỏng vào đường tiêu hóa, sau đó thận sẽ bài tiết đẩy ra ngoài. Chu trình này cứ thực hiện liên tiếp như vậy trong suốt thời gian mang thai của mẹ. Nhờ đó, lượng ối sẽ luôn được duy trì ổn định không để nó quá nhiều hay quá ít. Cho nên, khi mẹ bị đa ối, lượng ối trở nên cao hơn và mất kiểm soát, gây nên những biến chứng nghiêm trọng. Nguyên nhân khiến mẹ bị đa ối có thể là vì:

  • Mẹ bị bệnh đái tháo đường: khi bị đái tháo đường, lượng đường máu trong cơ thể mẹ không thể điều chỉnh cho phù hợp. Điều này làm cho bé tạo ra nước tiểu nhiều hơn.
  • Tuy lý do này ít gặp nhưng vẫn có khả năng có, chính là tình trạng mẹ bị loạn tăng trương lực cơ trong quá trình mang thai.
  • Trường hợp đa ối xảy ra cũng có thể vì mẹ đang mang song thai hoặc đa thai. Khi mang thai nhiều bé, sự trao đổi chất của các bé có thể bị chênh lệch, không bằng nhau. Vì vậy, lượng nước ối ở bào thai này thì ít bào thai kia thì nhiều dẫn tới hiện tượng đa ối.

Đa ối nên ăn gìNhững mẹ bầu mang song thai có thể bị hiện tượng đa ối

  • Một nguyên nhân khác cũng gây nên tình trạng đa ối, đó là khi trẻ có các dấu hiệu bất thường trong quá trình lọc và thay ối. Trẻ bỗng nhiên “đình công” không làm công việc uống nước ối và đào thải nước tiểu qua thận nữa. Vì công việc bị hoãn lại nên trẻ sinh ra có thể bị dị tật.
  • Bên cạnh đó, nếu như bào thai bị thiếu máu, bị nhiễm trùng hay có sự bất đồng về nhóm máu giữa hai mẹ con, mẹ bầu đều có thể bị đa ối.

Đa ối có gây nguy hiểm cho mẹ bầu không?

Tình trạng đa ối này dù diễn ra ở thời điểm nào của thai kỳ cũng đều có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Tuy nhiên, hiện tượng này càng xuất hiện sớm và mức nước ối bị dư thừa ra càng nhiều thì cả mẹ và bé sẽ gặp nguy hiểm càng cao. Khi bị đa ối, mẹ sẽ phải gặp các vấn đề như bị vỡ màng ối sớm vì chất lỏng trong tử cung quá nhiều, sinh ngôi mông, bong nhau thai, sa dây rốn, trẻ sẽ gặp khó khăn trong quá trình phát triển và tăng trưởng, khung xương gặp vấn đề.

Thêm nữa, việc sinh mổ khi bị đa ối là điều cần thiết để bảo toàn tính mạng cho mẹ và bé. Cũng vì vậy mà những rủi ro có thể gặp phải khi sinh mổ cũng dễ xảy ra hơn như nhiễm trùng hậu sản. Các trường hợp bị chảy máu, băng huyết sau sinh càng dễ xảy ra hơn khi mẹ bị đa ối. Và hậu quả nghiêm trọng nhất chính là thai nhi không giữ được và bị chết ngay trong bụng mẹ.

Tuy nói rằng đa ối gây nguy hiểm cao nhưng trong thực tế vẫn hiếm xảy ra những điều kể trên. Nhưng mẹ bầu vẫn cần cẩn thận bởi điều này có thể thay đổi tùy vào nguyên nhân khiến mẹ bị đa ối cùng mức độ nặng nhẹ của nó. Nếu em bé vẫn có thể được sinh ra an toàn và khỏe mạnh, lượng nước ối này cũng theo đó mà đi ra. Nên sau khi sinh mẹ sẽ có thể thấy thoải mái và nhẹ nhàng hơn.

Mẹ bầu cần làm gì khi bị đa ối?

Nếu mẹ chỉ bị đa ối nhẹ, nghĩa là lượng ối dư ra không quá cao thì mẹ bầu sẽ được bác sĩ dặn đi khám thai thường xuyên hơn để theo dõi lượng ối. Ngoài ra, bà bầu còn có thể được cho uống một số thuốc giúp khả năng lợi tiểu. Còn trong trường hợp, bác sĩ xác định được nguyên nhân khiến bạn bị đa ối là do nhiễm khuẩn thì mẹ sẽ chỉ cần sử dụng thuốc kháng sinh an toàn cho bé.

Khi mẹ gặp tình trạng đa ối nặng với mực nước ối có trong tử cung là quá nhiều, bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi kỹ hơn. Nếu phát hiện thấy tốc độ nước ối bị dư thừa tăng lên là quá nhanh, mẹ bầu có thể được chỉ định phẫu thuật để thực hiện chọc ối, rút bớt nước ối ra ngoài.

Bên cạnh hai trường hợp này, vẫn có khả năng mẹ sẽ bị khó thở, tức ngực nhiều, bụng to lên nhanh và ngày càng rõ hơn, cảm thấy đau tức đột ngột. Khi bị như vậy, mẹ sẽ cần phải nhập viện để được các bác sĩ quan sát tiến trình sát sao.

Còn trong trường hợp mẹ bầu chưa gặp phải tình trạng này, mẹ vẫn cần lưu tâm đến các vấn đề như khám thai định kỳ, quan sát cơ thể, có chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, tránh lo lắng, căng thẳng, nghỉ ngơi đầy đủ hợp lý. Việc thực hiện theo những điều này sẽ giúp cho bà bầu không bị đa ối.

Đa ối nên ăn gì?

Dù bị dư ối nhưng bà bầu vẫn cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển thai nhi. Vì vậy, việc cung cấp đủ lượng đạm vẫn cần được mẹ bầu chú trọng. Để có được chất đạm tốt nhất, mẹ bầu có thể ăn các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ… , thịt động vật như bò, trâu, heo, gà… Những loại thực phẩm này mẹ nên ăn những đồ tươi sống, không để đông lạnh và phải luôn nấu chín trước khi ăn. Hơn nữa, khi nấu nên hạn chế muối vì muối có thể ngậm nước và làm cho chứng dư ối trở nên nghiêm trọng.

Với việc cung cấp chất xơ, mẹ bầu cũng không nên quá kiêng khem mà vẫn có thể ăn uống như bình thường. Chỉ có một điều cần lưu ý chính là không ăn rau cải vì trong rau cải có chứa nhiều nước. Khi chế biến, bà bầu nên ăn theo kiểu xào chín hoặc ăn sống, việc nấu thành canh để ăn không nên thực hiện nhiều vì nó cũng cung cấp nhiều nước.

Đa ối nên ăn gìRau cải có nhiều nước nên mẹ bầu bị đa ối không nên dùng loại thực phẩm này

Để đảm bảo vitamin, chất xơ cùng các khoáng chất khác, các mẹ vẫn nên bổ sung nhiều trái cây như đu đủ, táo, lê, chuối… Nhưng những trái như cam, bưởi, quýt, dưa hấu, thanh long, dứa cùng một số trái cây chứa nhiều nước khác đều không nên ăn. Vì nếu ăn vào khi đang dư ối sẽ khiến mẹ gặp nguy hiểm hơn.

Bên cạnh việc bổ sung đạm, vitamin, chất xơ bằng các thực phẩm này, bà bầu có thể sử dụng nước râu ngô tươi hoặc khô. Vì nước râu ngô có thể giúp bà bầu dư ối hạ hỏa, dễ đi tiểu nhiều. Tuy loại thức uống này rất tốt nhưng không vì thế mà mẹ lạm dụng. Mỗi ngày mẹ chỉ nên uống khoảng 1 ly một ngày, không nên uống nhiều hơn. Nói chung, chế độ ăn uống hằng ngày của mẹ vẫn có thể ăn như bình thường nhưng chỉ cần chú ý không ăn các loại thực phẩm chứa nhiều nước để tránh tình trạng đa ối trở nặng.

Đa ối có nên uống nhiều nước?

Vì tình trạng đa ối vốn dĩ là đã dư thừa rất nhiều nước ối trong tử cung nên việc uống nhiều nước có thể khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, những phụ nữ mang thai nào mà bị đa ối thì cần hạn chế lượng nước uống vào cơ thể hằng ngày. Mỗi ngày chỉ nên cung cấp một lượng 1,5-2 lít bao gồm việc uống nước lọc, ăn trái cây, ăn canh, ăn súp. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng không nên vì bị đa ối mà uống quá ít nước vì có thể chuyển thành cạn ối, thiếu nước ối. Tình trạng này còn gây nguy hiểm hơn nhiều so với đa ối.

Đa ối nên ăn gìKhi bị đa ối, mẹ bầu không nên uống quá nhiều nước

Kết luận

Dù rằng ở tình trạng nước ối như thế nào cũng đều gây ra những hiểm họa khôn lường. Nếu mẹ bầu không biết được chúng từ sớm đều có thể ảnh hưởng đến tính mạng thai nhi. Tuy nhiên, những tình trạng này căn bản vẫn có thể xử lý được nếu mẹ biết cách và khi tình trạng của mẹ chưa quá nghiêm trọng. Bên cạnh đó, một số lưu ý trong việc ăn uống hằng ngày cũng sẽ giúp mẹ trả lời được vấn đề đa ối nên ăn gì và tránh bị đa ối nặng.

Xem thêm:

Đa Ối Và Dư Ối Có Khác Nhau Không? Mẹ Cần Làm Gì

Nguồn tham khảo

  • https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/da-oi-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong/
  • https://zcare.vn/ba-bau-du-oi-nen-an-gi.html
  • https://www.parent24.com/Pregnant/Foetal_development/Amniotic-fluid-facts-20080806

 

3/5 - (1 vote)